Hướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gân
Bong gân là chấn thương phổ biến nhưng nếu không được xử trí đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Xử trí bong gân đúng cách giúp hạn chế để lại di chứng lâu dài. Ảnh: Shutterstock.
Bong gân là một dạng tổn thương dây chằng, xảy ra khi dây chằng bị kéo giãn quá mức hoặc rách do chấn thương. Tình trạng này thường gặp ở các khớp cổ chân, đầu gối, cổ tay, gây đau, sưng, bầm tím và hạn chế cử động.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Lâm Nguyễn Thùy An, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, việc xử lý đúng cách ngay từ đầu có vai trò quan trọng trong giảm tổn thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Trong tình huống này, phương pháp RICE được khuyến nghị sử dụng để hỗ trợ người bệnh phục hồi hiệu quả:
Rest (Nghỉ ngơi): Tránh hoạt động gây áp lực lên khu vực bị bong gân để ngăn ngừa tổn thương thêm.
Ice (Chườm đá): Chườm túi đá lên vùng bị thương trong 15-20 phút mỗi 2-3 giờ trong 48 giờ đầu để giảm sưng và đau.
Compression (Băng ép): Sử dụng băng thun để băng khu vực bị thương, giúp giảm sưng.
Elevation (Nâng cao): Nâng cao vùng bị thương cao hơn mức tim (mỗi khi có thể) để giảm sưng.
Các mức độ bong gân
Bong gân là chấn thương phổ biến, nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động. Do đó, việc nhận biết mức độ tổn thương và có hướng xử trí phù hợp là điều quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.
Video đang HOT
Bong gân độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất, dây chằng chỉ bị kéo giãn mà không bị rách, khớp vẫn giữ được sự ổn định.
Triệu chứng: Người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ, khớp bị sưng nhưng không đáng kể, có thể xuất hiện bầm tím ít hoặc không có. Khả năng vận động khớp gần như bình thường, dù có thể gây khó chịu khi cử động.
Điều trị: Áp dụng phương pháp R.I.C.E để giảm đau và sưng. Thông thường, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 1-2 tuần.
Bong gân độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dẫn đến tình trạng khớp kém ổn định hơn so với bình thường.
Triệu chứng: Sưng nhiều hơn, cơn đau rõ rệt, xuất hiện bầm tím nhanh và lan rộng. Người bệnh có thể bị hạn chế vận động, đặc biệt là khi di chuyển khớp.
Điều trị: Ngoài phương pháp R.I.C.E, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm. Trong một số trường hợp, nẹp khớp hoặc bó bột có thể cần thiết để hạn chế cử động, giúp dây chằng hồi phục. Thời gian hồi phục thường kéo dài từ 3-6 tuần.
Bong gân độ 3: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất, khi dây chằng bị rách hoặc đứt hoàn toàn, làm khớp mất ổn định đáng kể.
Triệu chứng: Người bệnh có thể bị sưng to, đau dữ dội, bầm tím lan rộng và có nguy cơ biến dạng khớp. Việc vận động khớp gần như không thể thực hiện được.
Điều trị: Các trường hợp bong gân độ 3 có thể cần can thiệp phẫu thuật để tái tạo dây chằng. Sau phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng với vật lý trị liệu là bắt buộc để lấy lại sự linh hoạt và sức mạnh cho khớp. Thời gian hồi phục có thể kéo dài từ vài tháng đến hơn một năm, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và quá trình tập phục hồi.
Bị bong gân khi nào cần đi khám bác sĩ?
Việc phân độ bong gân chỉ mang tính chất đánh giá ban đầu. Để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như X-quang, MRI hoặc siêu âm khớp để đánh giá mức độ tổn thương.
Người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
Cơn đau nghiêm trọng, không thể chịu đựng được.
Không thể đặt trọng lượng lên vùng bị thương.
Khớp có biến dạng rõ ràng hoặc nghi ngờ gãy xương.
Xuất hiện tình trạng tê bì hoặc mất cảm giác tại khu vực bị tổn thương.
Các phương pháp điều trị bong gân
Trong y học hiện đại, điều trị bong gân chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát cơn đau, giảm viêm và phục hồi chức năng khớp. Các phương pháp phổ biến bao gồm:
Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như ibuprofen hoặc paracetamol giúp kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Vật lý trị liệu: Khi cơn đau giảm, các bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp khôi phục phạm vi vận động và tăng cường sức cơ, tránh tình trạng cứng khớp hay teo cơ do bất động lâu ngày.
Phẫu thuật: Trong các trường hợp dây chằng bị rách hoàn toàn, đứt hoàn toàn hoặc không đáp ứng với điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để tái tạo dây chằng, giúp phục hồi khả năng vận động của khớp.
Dấu hiệu bị bong gân, sai khớp
Bong gân, sai khớp là bệnh lý tổn thương dây chằng bị kéo dãn quá mức, xảy ra sau một động tác quá mạnh làm chấn thương các dây chằng quanh khớp.
Đau nhói là biểu hiện điển hình khi bị bong gân. Ảnh: Pexels.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), bao khớp che phủ khớp xương và liên kết các mặt khớp tiếp xúc nhau, giúp vận động khớp được dể dàng. Trong khi đó, dây chằng là những cấu trúc gia tăng cho bao khớp giúp khớp xương vận động vững vàng.
Một người có hoạt động kéo dãn quá mức, có thể làm rách hoặc đứt dây chằng hoàn toàn nhưng không ảnh hưởng đến gân cơ, thường không có di lệch vĩnh viễn các mặt khớp. Bệnh lý bong gân, sai khớp còn được gọi là tổn thương dây chằng.
Bong gân, sai khớp thường xãy ra ở các vị trí như cổ chân, khớp gối, bàn chân, cổ tay, ngón tay, ít gặp hơn trong các khớp khuỷu cánh tay, khớp vai. Bong gân, sai khớp thường gặp ở người trẻ, do các nguyên nhân chấn thương hoặc trật khớp gây nên.
Dựa theo mức độ tổn thương của cấu trúc các bó collagene dây chằng mà bệnh lý dây chằng hay bong gân, được phân thành ba loại. Thứ nhất là bong gân độ 1, xảy ra khi sức kéo căng vượt quá 4 %, dây chằng bị dãn dài ra không tự co lại được, có một số ít sợi collagene bị đứt.
Bong gân độ 2 sẽ xảy ra khi sức kéo mạnh hơn 4 % và nhỏ hơn 20 %, người bệnh bị đứt nhiều sợi collagene, khớp xương vẫn còn vững chắc nhưng chưa bị chênh lệch.
Ở độ 3 của bong gân, toàn bộ dây chằng bị đứt hoàn toàn khi người bệnh dùng sức kéo căng vượt quá 20 % mức biến dạng. Khớp xương của người bệnh chênh vênh lỏng lẻo ở nhiều mức độ, có thể kèm theo thương tổn của bao khớp và cơ xung quanh.
Người bị bong gân sẽ có cảm giác đau nhói ngay khi chấn thương, đau ở chỗ bám của dây chằng hoặc trên đường đi của dây chằng.
Cảm giác tê nặng nhức nhối tại chổ tổn thương, dù người bệnh không vận động.
Đau tăng khi người bệnh vận động khớp hoặc sờ ấn vào vùng tổn thương, khi kéo căng dây chằng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có biểu hiện bầm và sưng tại chổ tổn thương. Bong gân nhẹ, người bệnh sẽ đau ít, sưng quanh khớp, hạn chế cơ năng. Khi bị bong gân nặng, người bệnh bị đau nhiều, sưng nhanh và to quanh khớp, cơ năng hoạt động giảm nhiều, cử động khớp rất đau, có những động tác bất thường và khớp không vững.
72 giờ sau khi chấn thương, người bệnh sẽ có biểu hiện viêm tấy, nước hoạt dịch ngấm vào các mô dây chằng , khối máu tụ do mạch máu bị thương tổn ngấm vào mô và đông thành máu cục, có khi tràn vào khe khớp. Viêm tấy được xem như tình trạng viêm vô trùng của bao khớp.
Sau chấn thương 4-6 tuần, là giai đoạn đại thực bào tiêu hũy mô giập nát và máu tụ, xuất hiện các chồi máu để tạo ra mạch máu mới.
Thời điểm này, tình trạng bong gân đang dần phục hồi, nguyên bào sợi được huy động đến vùng bong gân để tạo các sợi colagene non.
Bác sĩ Vũ khuyến cáo khi có biểu hiện bong gân, sai khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám. Người bệnh không tự ý điều trị tại nhà, có thể để lại di chứng suốt đời.
Những chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh Pickleball hiện đang trở thành một trong những môn thể thao phổ biến, không chỉ mang lại niềm vui mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được tập luyện đúng cách, người chơi có thể đối mặt với nguy cơ chấn thương, làm gián đoạn niềm vui và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sarcoma mạch máu: Ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng Seckel

Sau 2 tháng bị chó cắn, người đàn ông mất mạng

Những loại rau quả giá rẻ nhưng giàu Omega-3, có nhiều ở Việt Nam

Chạy bộ có gây phình mạch não và vỡ phình mạch?

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả

Cảnh báo nguy cơ tử vong do ăn nấm lạ

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?
Có thể bạn quan tâm

Nếu thuế giảm còn 0%, giá ô tô nhập Mỹ về Việt Nam có thể rẻ hơn cả tỷ đồng
Ôtô
07:23:33 16/04/2025
Tức điên vì chồng ngoại tình nhưng khi nhìn bức ảnh của "tiểu tam", tôi buông tay
Góc tâm tình
07:21:10 16/04/2025
Bùng nổ khi ra mắt trên Steam, tựa game này bất ngờ tụt dốc không phanh, mất 85% người chơi sau hơn tuần
Mọt game
07:19:57 16/04/2025
Người dân có cần làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?
Tin nổi bật
07:17:27 16/04/2025
Cho vay lãi nặng 360%/năm, gã đàn ông bị bắt khi ép 'con nợ' ký giấy
Pháp luật
07:12:24 16/04/2025
Bé 8 tuổi viết tâm thư "giá như tôi bị ung thư thì tốt biết mấy", nhiều người hoảng hốt: Cha mẹ đã làm gì con vậy?
Netizen
07:05:04 16/04/2025
Loạt nghệ sĩ, hoa hậu quảng cáo "lố": Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng
Sao việt
06:52:16 16/04/2025
Quyền Linh và Mái ấm gia đình Việt: 2 năm đồng hành kết thúc bằng tranh cãi
Tv show
06:49:15 16/04/2025
Sốc: Nam rapper nổi tiếng đột ngột qua đời ở tuổi 36
Sao châu á
06:44:34 16/04/2025
Xe máy điện VinFast: Giải pháp di chuyển "2 trong 1" cho học sinh, sinh viên
Xe máy
06:40:21 16/04/2025