Hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc chiến tranh Việt Nam trên công cụ chat
Cửa hàng Cao su Aotes (trên đường Nguyễn Hữu Thọ – Lê Đại Hành, TP. Đà Nẵng) vừa lập một nhóm riêng trên trang mạng xã hội WeChat với mục đích thông báo ngày giờ khách du lịch đến với cửa hàng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhiều thành viên tham gia trang của cửa hàng Cao su Aotes này đã có những lời lẽ hận thù, kích động, xuyên tạc cuộc chiến tranh biên giới của Việt Nam.
Ngày 1.8, PV nhận được phản ánh của nhóm hướng dẫn viên (HDV) người Việt nói tiếng Trung Quốc tại Đà Nẵng về thông tin có số người Trung Quốc đã lập nhóm trên trang mạng xã hội We Chat có tên là Cao su Aotes để thông tin về thời gian khách đi và đến cửa hàng.
Trong quá trình nhóm này hoạt động, các cuộc trò chuyện giữa các HDV và nhân viên cửa hàng với nhau, họ đã có những thông tin sai lệch về cuộc chiến tranh Biên giới của quân tình nguyện Việt Nam, họ còn có những lời lẽ cổ súy hận thù dân tộc giữa 2 nước.
Theo chị H. (HDV tiếng Trung tại Đà Nẵng), vì mục đích chính đáng ban đầu của các thành viên nhóm này, chị và nhiều anh em HDV cũng tham gia để theo dõi các hoạt động của du khách nguời Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thành viên trong nhóm này thường xuyên đề cập đến lịch sử, chủ quyền biển đảo không khách quan, thiếu chính xác khiến nhiều anh em HDV nguời Việt tỏ ra bất bình.
“Trong các cuộc nói chuyện với nhau, nhiều HDV người Trung Quốc hoạt động “chui” và cả nhân viên người Trung Quốc trong cửa hàng Aotes thường xuyên đề cập đến những thông tin không khách quan về lịch sử và văn hóa của Việt Nam.
Cụ thể, thành viên tên Hao Qing xuyên tạc: “Ngày 25.12.1978, Việt Nam phát động cuộc xâm lược toàn diện Campuchia. Đến 8.1990, tổng cộng là 11 năm 8 tháng. Nước này (Campuchia – PV) là đối tượng của nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện dã tâm thành lập “Liên bang Đông Dương”, bá quyền Đông Nam Á.
Với sự dung túng và chi viện của Liên Xô, Việt Nam đã điên cuồng phát động tiến công xâm lược Campuchia. Đối mặt với sự xâm lược này, quân dân Campuchia đã anh dũng kiên trì đấu tranh, tổ chức chiến tranh du kích ở nông thôn. Cuộc kháng chiến lâu dài này làm cho Việt Nam bị sa vào vũng lầy. Cuối cùng không thể rút quân”.
Video đang HOT
Trong một đoạn trò chuyện khác, một người có tên tài khoản Zhong Li Ming (HDV du lịch “chui” đã về nước) ngang ngược nói: “Từ trước đến nay, tôi vẫn nói với người Trung Quốc là đừng bao giờ đến Việt Nam, Việt Nam là quốc gia không an toàn”.
Người có tên Zhong Li Ming lại lệch lạc cho rằng, Việt Nam là quốc gia không an toàn. Ảnh: NVCC
Hay một tài khoản có tên Candy (người đang làm tại cửa hàng Aotes) lại nói: Các người (HDV người Việt nói tiếng Trung) hướng dẫn nguời Trung Quốc, dùng tiền Trung Quốc, bọn mày vào tiệm (tại Đà Nẵng – PV) cũng là của người Trung Quốc, lúc dẫn đoàn chúng mày cũng nói tiếng Trung Quốc vậy sao còn ghét người Trung Quốc. Biết như vậy tại sao chúng mày còn học tiếng Trung làm gì”.
Sáng cùng ngày, PV có mặt tại trụ sở cửa hàng Cao su Aotes, nhìn từ bên ngoài, đây là một cửa hàng gần như khép kín. Bên ngoài có 2 bảo vệ thường xuyên trông coi, khi PV vào cửa hàng, 2 bảo vệ này liên ngăn cấm.
Ông C. (người lái xe ôm gần đó) thông tin: “Cửa hàng này tôi biết được xây dựng lên cách đây khoảng 1 năm, trong quá trình hoạt động, tôi chỉ thấy toàn khách Trung Quốc và Hàn Quốc vào đó. Họ vào đó làm gì thì tôi không biết nhưng đối với khách Việt Nam thì họ không tiếp”.
Trao đổi với ông Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Đà Nẵng, chúng tôi được biết, vừa qua Sở cũng đã xử lý thông tin sai lệch về biển đảo trên tờ rơi và trên website của công ty Jeep Tours.
“Thông tin điện tử với môi trường mạng không biên giới hiện nay rất phức tạp và khó xử lý. Muốn làm một sớm một chiều cũng không thể giải quyết ngay nhưng chúng ta vẫn phải kiên trì và quyết liệt. Đặc biệt, việc nắm bắt thông tin rất cần đến sự giúp đỡ của người dân” – ông Thanh cho biết.
Ông Thanh khẳng định, ngay khi tiếp nhận thông tin phản ánh của Báo Lao Động, Sở sẽ có phương án giải quyết, phối hợp với các cấp, ban ngành khác để vào cuộc kiểm tra.
Người có tên Candy (hiện đang làm tại cửa hàng Aotes) lại cho rằng, HDV người Việt ghét nguời Trung Quốc. Ảnh: NVCC
Theo Lao Động
Đà Nẵng tước giấy phép công ty tiếp tay người Trung Quốc
Thanh tra Sở Du lịch phối hợp với công an Đà Nẵng xử phạt hành chính Công ty Nature Love 12,5 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động lữ hành quốc tế 24 tháng.
Một đoàn khách Trung Quốc không có hướng dẫn viên Việt Nam đi kèm (Ảnh do hướng dẫn viên cung cấp)
Chiều 20-7, Sở du lịch TP Đà Nẵng báo cáo về tình hình kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch từ ngày 11-7 đến ngày 18-7.
Theo ông Trần Chí Cường-phó giám đốc Sở du lịch TP Đà Nẵng, Thanh tra Sở Du lịch phối hợp với công an thành phố tiến hành thanh kiểm tra tại các khu điểm du lịch và công ty lữ hành, qua đó phát hiện và xử lý hàng loạt trường hợp.
Qua thanh tra, tại Chùa Linh ứng, Sơn Trà (Đà Nẵng) ngày 6-7, Thanh tra Sở phát hiện và lập biên bản bà Phạm Thị Thu Hiền đang thực hiện hướng dẫn cho đoàn khách Trung Quốc của Công ty TNHH MTV dịch vụ và du lịch Lead Step (địa chỉ 116, đường Xuân Thủy, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) không có thẻ hướng dẫn viên.
Thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính Công ty Lead Step 12,5 triệu đồng. Ngày 14-7, Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra Công ty TNHH MTV dịch vụ và du lịch Nature Love (43 Nguyễn Công Sáu, Sơn Trà, Đà Nẵng).
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện 5 người quốc tịch Trung Quốc đang có mặt tại trụ sở. Công ty này có các vi phạm: cho người nước ngoài sử dụng tư cách pháp nhân của công ty để hoạt động kinh doanh lữ hành; Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam; Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam có hoạt động khác mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Thanh tra lập biên bản vi phạm, xử phạt hành chính Công ty Nature Love 12,5 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động lữ hành quốc tế 24 tháng.
Đồng thời, Phòng quản lý xuất nhập cảnh (công an Đà Nẵng) làm việc với 05 người Trung Quốc, lập biên bản vi phạm hành chính và dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trình Chủ tịch UBND thành phố ban hành với tổng mức tiền phạt là 94,4 triệu đồng, yêu cầu xuất cảnh trước thời hạn 4 người Trung Quốc.
Theo ông Cường, Sở Du lịch Đà Nẵng đang hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xem xét xử lý trách nhiệm của người đại diện pháp luật của công ty vi phạm đối với hành vi cho người nước ngoài sử dụng tư cách pháp nhân của Công ty để hoạt động không đúng quy định pháp luật để xử lý nghiêm theo quy định.
Theo Tuổi Trẻ
Bí thư Đà Nẵng: Không kỳ thị khách Trung Quốc Khi nói về những vấn đề tồn tại liên quan đến khách du lịch Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Xuân Anh nói: "Quan điểm Đà Nẵng là không phân biệt, kỳ thị khách Tàu hay khách Tây..." Bí thư Đà Nẵng cho rằng: "Chính vì mình không nghiêm nên người ta mới coi thường". Sáng ngày 12/7, tại Hội nghị...