Hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán: Cần bỏ quy định về giới hạn số lượng người đại diện theo pháp luật
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ( VCCI) vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến DN đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, với nhiều góp ý sát thực cho Dự thảo này.
Theo Dự thảo, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán yêu cầu phải có Lý lịch tư pháp của cổ đông, thành viên góp vốn và Phương án kinh doanh.
VCCI cho rằng, Luật Chứng khoán chỉ yêu cầu cầu điều kiện “không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ” đối với TGĐ, chứ không phải là tất cả các cổ đông, thành viên góp vốn. Vì vậy yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn dự kiến trên 5% vốn điều lệ là chưa phù hợp.
Dự thảo quy định Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ có không quá 2 người đại diện theo pháp luật tại một thời điểm. Quy định này cũng chưa phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Bộ luật dân sự năm 2015 về việc một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Vì vậy, VCCI cho rằng, cần bỏ quy định về giới hạn số lượng người đại diện theo pháp luật tại một thời điểm của Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ.
Theo Dự thảo thì “địa điểm đặt văn phòng đại diện không nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, TP nơi Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh”. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “DN có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính”.
Do đó, VCCI cho rằng, quy định trên chưa phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020. Mặt khác, văn phòng đại diện có các chức năng đã được quy định tại Dự thảo, việc đặt văn phòng đại diện tại đâu, với số lượng bao nhiêu nên để DN tự quyết định dựa trên yêu cầu thực tế hoạt động của mình. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định này.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính phải “được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu Cty thông qua việc chào bán sản phẩm tài chính, chấp thuận quyền của người sở hữu sản phẩm tài chính”.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, đại hội đồng cổ đông chỉ quyết định những giao dịch bán tài sản có giá trị rất lớn, sản phẩm tài chính đa dạng và phong phú, trong nhiều trường hợp không có giá trị lớn, vì vậy yêu cầu đại hội đông cổ đông – đa số họp mỗi năm một lần, quyết định việc bán sản phẩm này sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các DN. Do đó, VCCI cho rằng, cần điều chỉnh lại quy định cho phép hội đồng quản trị được quyền quyết định chào bán sản phẩm tài chính.
Theo VCCI, Dự thảo hướng dẫn chi tiết các điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, trong đó về chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, Dự thảo quy định phải “có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng”. Quy định này, theo VCCI, là chưa phù hợp với khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán, nên cần loại bỏ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng, một số tài liệu trong Hồ sơ xin cấp phép chưa đảm bảo tính minh bạch và hợp lý. Cụ thể như hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của Cty đại chúng. Theo đó, trong Hồ sơ phải có “văn bản cam kết tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích”.
VCCI cho rằng, việc yêu cầu DN phải có tài liệu này là không cần thiết, bởi vì đây là thông tin cơ quan cấp phép có thể kiểm tra thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước khác và văn bản cam kết của DN không có giá trị pháp lý chứng minh DN thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
“Để đảm bảo tính hợp lý và giảm thiểu hồ sơ trong thủ tục hành chính, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định phải có văn bản trên trong hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của Cty đại chúng”, VCCI góp ý.
Dự thảo quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả chào bán chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm “thông báo bằng văn bản cho tổ chức phát hành về việc nhận được báo cáo kết quả chào bán hoặc có quyết định hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành”, sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Theo phản ánh của DN, trên thực tế việc chậm ra thông báo của Ủy ban Chứng khoán đã xảy ra mặc dù DN đã nộp báo cáo đầy đủ. Điều này gây khó khăn cho DN khi không được giải tỏa số tiền thu được sớm và khiến DN không nhận biết được sẽ phải chờ phản hồi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đến bao giờ.
Do đó, để tạo thuận lợi về mặt thủ tục hành chính, đề nghị quy định, trường hợp sau thời hạn 3 ngày mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không ra văn bản đã nhận được đầy đủ tài liệu hoặc yêu cầu bổ sung thêm tài liệu thì DN được tự động giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Thiếu hướng dẫn, doanh nghiệp khó đại hội trực tuyến
Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) trực tuyến, nhưng văn bản hướng dẫn đang khiến doanh nghiệp lúng túng.
Từ điểm vướng của văn bản hướng dẫn...
Theo iểm c, Khoản 2 iều 140 - Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13, "cổ đông tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác" thì được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp HC.
Như vậy, căn cứ vào quy định này, cổ đông dự họp, biểu quyết, bầu cử thông qua HC trực tuyến là hợp pháp, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có quyền tổ chức đại hội trực tuyến.
Tuy nhiên, công văn số 1916/UBCK-GSC ngày 20/3/2020 của Vụ Giám sát công ty đại chúng (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) gửi các công ty đại chúng yêu cầu, "trường hợp iều lệ và Quy chế nội bộ về quản trị công ty của doanh nghiệp chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp HC, bao gồm hướng dẫn cổ đông biểu quyết thông qua họp HC trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác, đề nghị Hội đồng quản trị công ty xây dựng Quy chế tổ chức HC trực tuyến chi tiết, hoặc bổ sung nội dung này vào Quy chế nội bộ về quản trị công ty để xin ý kiến HC thông qua (Quy chế này có thể xin ý kiến cổ đông bằng văn bản theo thẩm quyền) để có cơ sở tổ chức HC trực tuyến".
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tính tới việc tổ chức HC trực tuyến để đảm bảo cho một trong những hoạt động quan trọng nhất trong năm này được diễn ra bình thường, nhưng hiện gặp vướng mắc bởi quy định mới.
"Quy chế tổ chức HC trực tuyến chi tiết là như thế nào? Hơn nữa, nếu trước khi họp, doanh nghiệp còn phải xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để được tổ chức đại hội trực tuyến thì sẽ gây phiền hà cho cổ đông, cũng như tốn kém chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp nhỏ thì có thể dễ dàng, nhưng với doanh nghiệp quy mô với hàng nghìn, thậm chí cả chục nghìn cổ đông, thì việc lấy ý kiến sẽ vô cùng phức tạp", lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết nêu vấn đề.
... Đến khúc mắc thực tế của doanh nghiệp
Ở trong tình huống tương tự, đại diện Công ty ADG mới đây đã chuyển tới Báo ầu tư Chứng khoán tình huống của doanh nghiệp để mong được gỡ rối.
Cụ thể, iều lệ của Công ty có quy định: "Trong trường hợp có những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Công ty chưa được đề cập trong bản điều lệ này, hoặc trong trường hợp có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong điều lệ này, thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp dụng và điều chỉnh hoạt động của Công ty" .
Lãnh đạo Công ty ADG thắc mắc, doanh nghiệp có thể áp dụng quy định này cho kỳ HC thường niên năm 2020 tới đây được không?
Hoặc Công ty thực hiện thông qua Quy chế HC năm 2020 ngay sau khi khai mạc đại hội và áp dụng ngay cho chính đại hội được không? (Quy chế đại hội có nội dung về họp/biểu quyết trực tuyến).
Theo bà Hoàng Như Huyền, Trưởng nhóm phụ trách Tư vấn Quản trị doanh nghiệp, phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp - Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), để làm rõ cách thức tổ chức HC, cần xác định rõ doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần đại chúng hay công ty cổ phần chưa đại chúng.
Nếu ADG là công ty cổ phần đại chúng, thì theo Khoản 3, iều 8 - Nghị định 71/2017/N-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng: "Công ty đại chúng quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty về việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp HC tốt nhất, bao gồm hướng dẫn cổ đông biểu quyết thông qua HC trực tuyến, bỏ phiếu điện tử, hoặc hình thức điện tử khác theo quy định tại iều 140 - Luật doanh nghiệp và iều lệ công ty."
iểm c, Khoản 2, iều 13 và iểm b, Khoản 10, iều 20 iều lệ mẫu ban hành kèm Thông tư 95/2017/TT-BTC quy định về cách thức tổ chức HC trực tuyến của công ty cổ phần đại chúng: "Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ tham dự cuộc họp HC và thực hiện quyền biểu quyết thông qua hình thức trực tuyến. Người triệu tập họp HC khi xác định địa điểm đại hội có thể bố trí, tổ chức để những cổ đông hoặc đại diện được ủy quyền không dự họp được theo điều khoản này, hoặc những người muốn tham gia ở địa điểm khác với địa điểm chính của đại hội có thể đồng thời tham dự đại hội".
ồng thời, công văn số 1916/UBCK-GSC gửi các công ty đại chúng có yêu cầu, trong trường hợp công ty cổ phần đại chúng lựa chọn tổ chức HC theo hình thức trực tuyến, cần rà soát để đảm bảo tại iều lệ và Quy chế nội bộ về quản trị công ty đã có quy định chi tiết, rõ ràng về việc tham dự online, biểu quyết online của cổ đông.
Như vậy, trường hợp iều lệ, Quy chế nội bộ của Công ty ADG chưa có quy định cụ thể, Hội đồng quản trị Công ty cần xây dựng Quy chế tổ chức HC trực tuyến, hoặc bổ sung vào Quy chế quản trị nội bộ hướng dẫn về cách thức tham dự/biểu quyết/bầu cử online cho cổ đông, cách thức kiểm phiếu và ghi nhận ý kiến của Ban tổ chức đối với các phiếu online.
Quy chế này cần được thông qua bởi HC và ban hành trước khi chính thức tổ chức HC trực tuyến. Việc lựa chọn hình thức HC bất thường hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua Quy chế này do Hội đồng quản trị Công ty chịu trách nhiệm thực hiện.
ại diện FPTS cho rằng, tuy điều lệ của Công ty ADG có đề cập việc áp dụng "những quy định của pháp luật có liên quan", nhưng cũng chưa đủ căn cứ pháp lý để tổ chức HC trực tuyến theo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Do hạn chế về mặt thời gian và trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, FPTS khuyến nghị Công ty ADG nên lùi thời hạn tổ chức HC, đồng thời Hội đồng quản trị Công ty cần nhanh chóng hoàn thiện Quy chế tổ chức HC trực tuyến hoặc bổ sung quy định này tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty để trình HC thông qua, tạo điều kiện cho việc tổ chức HC trực tuyến trước ngày 30/6/2020 theo quy định (tính theo năm tài chính kết thúc 31/12/2019).
Trường hợp Công ty ADG là công ty cổ phần chưa đại chúng, quy định tại iểm c, Khoản 2, iều 140 - Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13 và iều lệ hoạt động/Quy chế quản trị nội bộ của công ty cổ phần đã được HC thông qua là căn cứ để Hội đồng quản trị Công ty tổ chức thực hiện HC trực tuyến.
Mặt khác, mặc dù các công ty cổ phần chưa đại chúng chưa nhận được hướng dẫn chi tiết từ cơ quan quản lý đối với việc tổ chức HC trực tuyến, nhưng việc ban hành quy chế tổ chức HC trực tuyến là cần thiết để đảm bảo hình thức tổ chức họp online được phổ biến đến toàn bộ cổ đông trước khi đưa vào triển khai thực tế, tránh khiếu kiện và xung đột không đáng có liên quan đến quyền và lợi ích của cổ đông.
Theo Khoản 1, Điều 25 - Luật Chứng khoán 62/2010/QH12, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc 3 trong 3 loại hình: a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; hoặc b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán; hoặc c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên.
Hà Vy - Thủy Anh
Tập đoàn CIC có tân Tổng giám đốc Bà Phạm Thị Như Phượng - Phó tổng giám đốc thường trực được HĐQT bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc Tập đoàn CIC kể từ ngày 1/9/2020. . Ngày 31/7/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn đầu đầu tư xây dựng Kiên Giang (Tập đoàn CIC) vừa có buổi họp HĐQT và thống nhất bổ nhiệm bà Phạm Thị...