Hướng dẫn làm ba rọi sốt tỏi cay đậm đà ai cũng có thể làm
Ba rọi hay gọi là thịt ba chỉ là nguyên liệu thường thấy trong các mâm ăn gia đình người Việt. Dưới đây là cách làm ba rọi sốt tỏi cay vừa lạ miệng vừa dinh dưỡng.
Công thức làm ba rọi sốt tỏi cay đậm đà, hấp dẫn ai cũng có thể thực hiện
Nguyên liệu làm ba rọi sốt tỏi cay
500g ba chỉ
2 quả dưa leo
Hành lá
Tiêu
Gừng, tỏi
Sa tế
Nước tương
Giấm, đường
Muối
Video đang HOT
Hướng dẫn làm ba rọi sốt tỏi cay đậm đà hương vị (Ảnh: Cooky)
Cách làm ba rọi sốt tỏi cay
Bước 1: Thịt ba chỉ bạn rửa sạch, để ráo. Hành lá rửa sạch cắt khúc, gừng cạo vỏ rửa sạch cắt lát. Tỏi băm nhỏ. Dưa leo gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát.
Bước 2: Thịt ba chỉ bạn chỉ luộc trong lửa nhỏ trong 30 phút với ít hành lá, gừng, ít hạt tiêu.
Bước 3: Trong lúc chờ thịt sôi bạn làm nước sốt tỏi. Lấy phần gừng còn lại cùng tỏi băm nhuyễn, cho ít hành lá cắt nhỏ, ít muối và chén nước ấm ngâm trong 5-10 phút.
Bước 4: Thịt ba chỉ chín, bạn vớt ra, cắt lát mỏng, sắp dưa len đã cắt lên dĩa, xếp thịt lên trên.
Bước 5: Rưới nước sốt tỏi lên trên bề mặt các miếng thịt, khoảng 30s sau rưới thêm phần nước sốt dầu gồm ( 3 thìa sa tế, 1 thìa nước tương, 1 thìa giấm, 1 thìa đường) đợi 5 phút thịt thấm thì thưởng thức món ba rọi sốt tỏi cay.
Theo Giadinhvietnam
Bánh 'bảy lửa' nức tiếng: Đặc sản tên kỳ lạ, không phải ai cũng biết
Bánh khô mè từ trước tới nay vẫn giữ được hương vị giòn, ngon, thơm ngọt như thuở ban đầu, vẫn là món bánh Tết không thể thiếu của người Đà Nẵng. Đồng thời, đây cũng là đặc sản mà ai đến Đà Thành cũng muốn tìm mua để làm quà.
Khô mè loại bánh "bảy lửa"
Tìm về thôn Quang Châu, xã Hòa Châu vào một ngày tháng 7. Nhìn hai bên đường dẫn vào thôn, Quang Châu bây giờ đã thay đổi nhiều, không khí trở nên thoáng đãng, những ngôi nhà mới rộng rãi và khang trang hơn. Rất ít người Đà Nẵng biết rằng, cách đây nhiều năm, tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang có một làng sản xuất bánh khô mè Quang Châu có tiếng gần xa, được những bà con người Viêt xa quê hương nhớ tới với hương vị thơm ngon, đậm đà của xứ Quảng.
Bánh khô mè là sản phẩm không thể thiếu được ở mỗi gia đình, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, Tết của người Đà Nẵng...
Đến nhà chị Nguyễn Thị Nghĩ - một trong những gia đình con giữ được nghề làm bánh khô me gần bốn mươi năm, không khi san xuât bắt đầu nhộn nhịp. Mẹ truyền con nối, bánh khô mè cứ thế gắn bó với gia đình chị trong suốt năm tháng. Bánh do gia đình chị sản xuất rất được ưa chuộng bởi vị bánh ngọt thanh, mềm, thường dùng làm quà cho du khách mỗi khi ghé thăm làng.
Bánh khô mè được làm hoàn toàn bằng thủ công và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Để làm được một chiếc bánh khô mè ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước đây, bánh khô mè còn có tên gọi là bánh bảy lửa, vì khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần, còn ngày nay công đoạn đã được cải tiến đơn giản hơn.
Để làm được một chiếc bánh khô mè ngon, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn.
"Bắt đầu từ việc lựa chọn loại gạo quê thật ngon, vo đãi sạch sẽ rồi xay nhuyễn, sau đó dùng khuôn đóng bột gạo thành những chiếc bánh vuông vức rồi mang đi hấp chín. Bánh gạo vừa chín tới, lập tức mang ra xếp lên lò nướng cho những chiếc bánh săn lại, khô ráo hoàn toàn, giòn tan..." - chị Nguyễn Thị Nghĩ chia sẻ.
Công đoạn tiếp theo là thắng đường (bỏ đường vào nước nấu). Đường vàng thắng kéo tơ thì nhắc xuống, cho gừng giã nhuyễn vào, để nồi nóng ấm thường xuyên. Dùng đũa nhúng chiếc bánh gạo đã nướng vào nồi đường kéo tơ bám quanh chiếc bánh rồi nhanh tay lấy ra. Công đoạn hoàn thiện chiếc bánh là lúc cho chiếc bánh đã nhúng đường vào thau mè rang, áo cho chiếc bánh bám kín mè. Khi ấy, chiếc bánh đã là thành phẩm, nhưng cần phải để thật nguội mới đóng gói nếu không muốn bánh mất đi độ giòn tan.
Với hương vị đặc trưng của mè vừng, loại bánh này không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn làm thương nhớ đến từng du khách đặt chân đến đây.
Chị Nghĩ cho biết thêm, để đáp ứng nhu cầu đặt mua bánh của khách hàng, gia đình chị phải thuê thêm 8 nhân công để tăng sản lượng bánh. Với thu nhập trung bình 5 triệu đồng một tháng, cũng đủ để gia đình chị trang trải.
"Điều đặc biệt ở làng bánh khô mè là phương pháp làm bằng thủ công, bởi chỉ có chính tay người làm ra, mới biết độ tới của chiếc bánh khô mè, để bánh ngon đúng điệu. Làm được bánh ngon, bên cạnh việc chăm chút cho từng công đoạn như xay bột gạo, chần mè... thì quan trọng nhất vẫn là kỹ thuật thắng nước đường vừa chín tới để tẩm bánh. Bởi, chỉ cần nước đường chín quá sẽ có mùi khét của bánh, còn thăng chưa tới sẽ làm bánh không dẻo, thơm và rất dễ bị bể..."- Chị Nghĩ nói.
Thành sản phẩm OCOP đặc trưng
Thấy được tiềm năng phát triển của làng bánh khô mè truyền thống ở Quang Châu, cách đây hơn 5 năm, một tổ hợp sản xuất bánh khô mè Quang Châu được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí xây dựng. Ban đầu, tổ hợp này do Hội LHPN xã Hòa Châu đứng ra huy động các gia đình tham gia.
Trước đây, bánh khô mè còn có tên gọi là bánh bảy lửa, vì khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần.
Tuy nhiên, sau khoảng một năm duy trì sản xuất, tổ hợp này đành đóng cửa vì nhiều lý do khách quan. Kể từ đó, các gia đình tùy theo năng lực sản xuất của mình bắt đầu trở về nhà mở lò sản xuất trở lại. Hiện nay, có khoảng 7 gia đình sản xuất bánh khô mè quanh năm và cung ứng ra thị trường số lượng lớn. Còn lại, gần 50% hộ gia đình tại thôn Quang Châu làm bánh khô mè trong dịp lễ, Tết để ăn và làm quà biếu cho người thân.
"Bây giời tôi chỉ mong có được một nơi để các hộ gia đình cùng nhau sản xuất bánh khô mè rồi từ đó xây dựng lại thương hiệu "bánh khô mè Quang Châu" đến được gần hơn với người tiêu dùng, vừa tạo được nguồn thu nhập cho chị em vừa gìn giữ làng nghề truyền thống của thôn Quang Châu, xã Hòa Châu..." - Chị Nghĩ chia sẻ.
Bánh khô mè Quang Châu đã được chính quyền địa phương chọn tham gia xây dựng thành sản phẩm OCOP đặc trưng của Hòa Vang nói riêng và TP.Đà Nẵng nói chung.
Trở về cùng nỗi trăn trở của chị Nghĩ hòa cùng mùi gừng và mè rang từ mẻ bánh đầu tiên trong ngày. Chúng tôi nghĩ rằng, sớm thôi, bánh khô mè Quang Châu sẽ trở thành thứ quà của làng quê, một sản phẩm độc đáo góp phần làm đa dạng nét văn hóa ẩm thực dân gian tinh tế mà sâu sắc của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng và hơn thế những chiếc bánh nhỏ ấy còn giữ lửa cho một làng nghề mãi mãi lưu truyền.
"Hiện nay, bánh khô mè Quang Châu đã được chính quyền địa phương chọn tham gia xây dựng thành sản phẩm OCOP đặc trưng của Hòa Vang nói riêng và TP.Đà Nẵng nói chung. Trong thời gian tới, sản phẩm bánh khô mè sẽ được đầu tư và phát triển mạnh..."
Theo Danviet
Bữa cơm ngon, đậm đà bày lên mâm ai cũng phải thốt lên "quá hợp ngày mưa" Ngày mưa mát mẻ thế này chắc chắn những món ăn đậm đà, nóng hổi sẽ khiến cả nhà cảm thấy ngon miệng. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Sườn rim mặn - Canh rau ngót nấu mọc - Rau su su xào tỏi - Sung muối SƯỜN RIM MẶN Cho sườn vào tô cùng với muối, tiêu,...