Hướng dẫn DotA: Movement Speed Thủ thuật về tốc độ di chuyển
Garena Việt Nam xin gửi đến bạn đọc bài viết hướng dẫn trong DotA về tìm hiểu và các thủ thuật của “ movement speed” – tốc độ di chuyển. Sau khi nghiền ngẫm xong, hãy cùng trả lời các câu hỏi ở bài viết để có cơ hội nhận Premium nhé!
sau khi đọc hết bài viết Hãy theo dõi đến cuối cùng để thấy được sự thú vị của MS và dựa vào đó trả lời những câu hỏi cuối bài để mang về những phần thưởng hấp dẫn nhé!
Giới thiệu về Movement Speed
Hẳn không ai “chơi” DotA mà không biết về Movement Speed (MS)! MS trong DotA cho bạn biết về tốc độ di chuyển của hero mình đang sử dụng, chẳng hạn như: Mirana có MS là 300 nghĩa là cứ mỗi giây hero này có thể di chuyển tối đa được khoảng cách bằng 300 range (ở địa hình bằng phẳng). Đây cũng là một đặc điểm cơ bản của bất kì hero nào trong DotA. Dựa vào đó bạn có thể lên một món đồ nào đó thích hợp để gia tăng lượng MS cho mình tiện vào việc gank hoặc truy đuổi.
Các nguồn cung cấp MS cơ bản
1. Từ item
Đầu tiên chắc chắn phải kể đến các loại giày!
Boots of Speed ( 55 MS)
Arcane Boots ( 65 MS)
Phase Boots ( 60 MS và 16% MS bonus nếu active Phase)
Power Treads ( 60 MS)
Boots of Travel ( 95 MS)
Về bài phân tích cơ bản cách lựa chọn giày phù hợp cho từng hero, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Những item khác cũng có khả năng gia tăng MS của bạn như:
Eul’s Scepter of Divinity ( 25 MS)
Các item chỉ cho MS khi kích hoạt:
Ancient Janggo of Endurance (5% MS passive và 10% MS khi active)
Necronomicon (3/6/9% MS từ Necronomicon Archer)
Ngoài ra còn có item khá đặc biệt là Force Staff tuy không cho bất kì MS nào nhưng có khả năng đẩy MS lên rất cao (cụ thể là 2000) trong một khoảng thời gian ngắn.
Dĩ nhiên đã có bonus MS thì cũng sẽ có item làm giảm đi MS của hero như:
Shiva’s Guard (Giảm 40% MS trong 4s khi “nhận” phải Arctic Blast)
Guinsoo’s Scythe of Vyse (MS trở về 100 khi “ăn” phải Hex)
Orb of Venom (Giảm 4% MS với Range và 12% MS với Melee hero)
Video đang HOT
Eye of Skadi (Giảm 30% MS khi bị tấn công bởi Cold Attack)
Diffusal Blade (MS bị trở về 100 và trả lại dần trong 4s)
Sange and Yasha (Giảm 30% MS trong 4s)
Ethereal Blade (Giảm 60% MS trong 3s)
2. Từ skill của hero
Vì hầu hết các skill trong DotA được chia làm 5 dạng chính là: Active Skill – Target, Active Skill – AoE, Active Skill – Autocast, Active Skill – Slam và Passive Skill!
Từ đó chúng ta có thể chia ra các dạng skill tăng MS cơ bản như sau:
– Skill tăng/giảm MS dạng Target (sử dụng bằng cách click con trỏ vào đối phương hoặc một vùng trên mặt đất, hầu hết các skill tăng/giảm MS thuộc vào loại này)
Tether ( 20% MS bonus trong 12s)
Viscous Nasal Goo (Slow 20% và bonus 3/6/9/12% mỗi lần cast tiếp theo, tối đa 4 lần)
Time Walk (Tăng MS lên 700/900/1100/1300 trong 1s, giảm MS đối phương tương ứng 25/30/35/40% trong 3s)
Và một số skill khác như: Life Break, Spirit Lance…
– Skill tăng/giảm MS dạng AoE (khi sử dụng sẽ cho một vòng tròn thể hiện tầm ảnh hưởng của skill)
Ice Vortex (Giảm 18/22/26/30% MS)
Upheaval (MS giảm tối đa là 84%)
Và một số skill khác như: Reflection, Sticky Napalm…
– Skill tăng/giảm MS dạng Autocast (Có thể tự động sử dụng bằng cách click chuột phải)
Bloodlust ( 6/9/12/15% MS trong 30s)
Frost Arrows (Giảm 11/24/37/50% MS)
Và một số skill khác như: Poison Attack, Enchant…
– Skill tăng/giảm MS dạng Slam (Skill có tác dụng ngay khi click vào biểu tượng)
Thunder Clap (Giảm 25/35/45/55% MS trong 4.25s với hero)
Wex (Tăng 1/2/3/4/5/6/7% MS cho một Wex)
Và một số skill khác như: Rot, Sprint…
- Skill tăng/giảm MS dạng Passive (Skill hỗ trợ)
Empowering Haste (Tăng 6/8/10/12% MS)
Incapacitating Bite (Giảm 10/20/30/40% MS)
Và một số skill khác như: Witchcraft, Unstable Current…
Phải đặc biệt lưu ý rằng, các dạng skill Ensnare như: Ensnare, Earthbind, Pit of Malice… cũng là một dạng slow vì nó đẩy ms của unit lúc cast xuống 0!
3. Từ một số nguồn khác:
Chẳng hạn như Haste Rune. Đây là một biến thể của MS bởi khi có được Haste Rune MS của bạn được “ấn định” ở mức 522!
Một biến thể của MS!
Hoặc từ Speed Aura của Kobold Taskmaster (creep lv 2 ở trong rừng).
Đa số các item/skill cộng/giảm MS đều stack tốt với nhau. Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ sau.
1. Giữa item và item:
Chẳng hạn như các bạn lên những item cùng loại với nhau (các loại Boots là một ví dụ điển hình). Trong DotA có tổng cộng 5 loại Boots: Boots of Speed, Arcane Boots, Phase Boots, Power Treads, Boots of Travel. Giả sử bạn sử dụng Mirana và lên đồng thời 5 loại Boots thì MS được cộng vào chỉ tính cho loại cho MS cao nhất (ở đây là BoT) nên MS của bạn chỉ có thể là từ 300 lên 395. Tuy nhiên với những chỉ số khác như: attack damage, attack speed, stats và MS từ Phase (khi active) vẫn được tính bình thường! Tương tự với các item khác cũng vậy.
Với 5 Boots MS của “cọp” cũng chỉ là 395!
Ngược lại, đối với những item làm slow MS của đối phương thì vẫn tính stack một cách bình thường nhưng vẫn có một trường hợp ngoại lệ đó là Diffusal Blade! Vì Diff cho khả năng slow dạng Purge cho nên có thể xóa đi một số buff trên người unit bị cast và cho MS về 100! Ví dụ như Invoke có 1 BoT (không dùng Wex) MS sẽ là 375, bạn đồng thời cast EB và Diff vào Invo thì MS bị giảm ở đây sẽ tính cho Diff, tức là Invo có MS vào thời điểm cast là 100!
Slow dạng Purge luôn được ưu tiên!
2. Giữa skill và item:
Chắc chắn trường hợp được nghĩ đến đầu tiên luôn là Mask of Madness và Sprint của Slardar!
MoM cho 20% MS và 100 attack speed khi active nhưng đổi lại bạn phải nhận them 30% damage cho mỗi đòn đánh. Tương tự Sprint cũng vậy, cho Slardar 20/27/33/40% MS nhưng đổi lại Slardar phải nhận thêm 15% damage cho mỗi đòn đánh! Như trên các bạn có thể thấy được, sở dĩ MoM và Sprint không stack được với nhau bởi nó được làm dựa trên cùng một skill, cho nên khi sử dụng cái active sau sẽ “đè” lên cái active trước nên tác dụng chỉ được tính cho cái kích hoạt sau!
“Kẻ” đến sau lại có lợi?
3. Ngoài ra còn một số ví dụ cụ thể để các bạn có thể hiểu rõ hơn:
Giả sử, bạn sử dụng Ogre Magi với PhaseBoots MS của bạn là 355. Khi active đồng thời Phase và Bloodlust thì MS được cộng vào 355 sẽ tính chung MS bonus từ Phase và Bloodlust là 31% nên MS lúc này sẽ là 465.
Tương tự, khi sử dụng những skill/item giảm MS chồng lên nhau thì vẫn stack bình thường.
Ví dụ: Mirana có MS tối đa là 522, khi đồng thời bị cast Grave Chill và Enchant (lv 4) MS bị trừ sẽ tính cho cả 2 skill là 82% nên MS từ 522 sẽ giảm xuống 94. Tuy nhiên MS nhỏ nhất giới hạn là 100, nên khi -ms các bạn sẽ thấy MS ở thời điểm đó của Mirana là 100!
Trong phần Gameplay Constants có quy định rõ về tốc độ di chuyển tối đa và tối thiểu của unit và building (khi dùng root chẳng hạn). MS trong DotA luôn được giới hạn ở mức thấp nhất là 100, còn cao nhất là 522. Có nhiều cách để đưa MS về 2 mức giới hạn “min” và “max” này như các loại slow dạng Purge như: Diffusal Blade, Demonic Purge… hay Windrunner, Haste Rune…
Dễ dàng Max speed với Windrunner
Đấy là những trường hợp đặc biệt. Còn lại đa số MS của các unit đều nằm trong khoảng từ 100 cho đến 522! Dựa vào những phần trên chúng ta có thể đưa ra một số kết luận cụ thể sau:
Đối với MS thì nếu lên cùng loại một item thì sẽ lấy MS của item cho cao nhất cộng vào base MS, nhưng những công dụng khác vẫn được cộng bình thường.
Đối với những item/skill làm tăng/giảm MS thì luôn stack với nhau! (Ngoại trừ các skill/item dạng Purge)
Đối với các skill/item dạng Purge thì luôn được ưu tiên, nghĩa là khi bị cast vào thì tại thời điểm đó MS luôn là 100 (nếu các skill/item này cast sau). Còn nếu cast trước rồi tiếp tục cast một skill/item bất kì liên quan đến MS thì vẫn sẽ stack với base MS là 100!
Những MS có ghi cụ thể thì được add trực tiếp vào base MS, còn những MS ghi % thì được tính theo công thức:
(Base MS)*(Số %) Base MS
MS nếu tính ra có phần thập phân từ 5 trở lên thì phần nguyên lấy lên một “nút” (quy tắc làm tròn). Base MS ở đây là MS thấy được khi -ms, số phần trăm nếu chịu tác dụng từ 2 skill/item trở lên thì % sẽ là tổng của các skill/item đó!
Tương tự MS bị giảm cũng sẽ được tính theo công thức:
Base MS – (Base MS)*(Số %)
Mọi unit đều có một MS nhất định, ngay cả các skill cũng có MS chẳng hạn như MS của Storm Bolt là 1000, khi Pounce MS của Slark được đẩy lên 933.333…
Ngoài ra vẫn có một số trường hợp đặc biệt vượt qua 2 mốc “min” và “max” trên! Cụ thể vẫn có một số unit có ms bằng 0 hoặc ms vượt quá 522
Theo Bưu Điện Việt Nam
Boulder Dash XL - Tái xuất sau 20 năm vẫn hấp dẫn như xưa
Không gì có thể phủ nhận một sự thật rằng chỉ những tựa game thực sự thú vị mới có thể giữ chân những fan hâm mộ trung thành của mình.
Bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Boulder Dash phiên bản đầu tiên đã xuất hiện, yêu cầu người chơi điều khiển nhân vật của mình đi thu thập kim cương trong các hang động được thiết kế đặc biệt trong game.
Giờ đây, phiên bản nâng cấp Boulder Dash XL đã trở lại với nhiệm vụ chẳng hề thay đổi, có điều giờ bạn sẽ được điều khiển các nhân vật mới là 2 chú robot ngô nghĩnh Rockford và Crystal, trong khi giao diện và lối chơi của game đã được cải thiện một cách đáng kể.
Như mọi tựa game tìm kim cương khác, Boulder Dash XL tương đối dễ chơi. Người chơi chỉ việc điều khiển nhân vật của mình đi lại, đào bới và đẩy những phiến đá. Mục tiêu của game cũng đơn giản như việc điều khiển vậy, chỉ đơn giản là thu thập kim cương hay những đồ vật giá trị. Tuy vậy, phải thực sự bước vào thế giới game, người chơi mới nhận ra rằng trò chơi không "ngon ăn" như cái vẻ ngoài của nó.
Toàn bộ thế giới trong Boulder Dash XL gói gọn trên một mặt phẳng, với sự góp mặt của yếu tố trọng lực để kéo các tảng đá từ phía trên màn hình rơi xuống. Logic thiết kế game nhìn chung khá đơn giản và dễ hiểu, thế nhưng kết quả mà nó mang lại quả đáng bất ngờ.
Với công việc thường nhật là đào bới, tìm kiếm kim cương trong các khu mỏ cũ, mối lo thường nhật của hai chú robot Rockford và Crystal trong game là bị những khối đá to lớn "đè bẹp".
Bạn vô tình đào bới đống đất dưới chân một tảng đá, tảng đá sẽ rơi xuống đè bẹp nạn nhân xấu số. Hay như bạn tác động vào khối đá A, nó sẽ lăn vào khối đá B, C, D ... và kết quả là một vụ lở đá quy mô lớn theo một quy luật rất khó đoán định. Liên tục đào bới và cẩn thận quan sát môi trường xung quanh, đó chính là những gì bạn cần để sống sót trong một hầm mỏ cũ.
Nhưng "đá rơi" chưa phải là tất cả, trong những khu hầm mỏ cũ kĩ còn có vô số sinh vật kỳ lạ sinh sống. Đó có thể là zombie, hồn ma, hay những sinh vật mà người viết chẳng rõ phải gọi tên là gì. Thậm chí bạn còn bắt gặp cả xe tăng chạy băng băng trong khu mỏ cũ (?!). Logic chẳng phải vấn đề quan trọng ở đây, miễn là những sinh vật này đem đến niềm vui thì nhà sản xuất rất sẵn lòng đem chúng vào thế giới game trong Boulder Dash XL.
Chạy chốn khỏi sự truy đuổi của kẻ thù, đào bới tìm kiếm kim cương trong khi phải để mắt đến những tảng đá có thể rơi xuống đầu bạn bất cứ lúc nào. Nhìn chung việc mất mạng trong thế giới này xảy ra như "cơm bữa". Nhưng dù phải chơi lại nhiều lần thì người chơi cũng chẳng hề cảm thấy nhàm chán, bạn sẽ luôn bị cuối hút bởi những thử thách hấp dẫn trong game. Và đó cũng chính là điểm mạnh của một tựa game thuần túy mang tính giải trí.
Bên cạnh mục chơi arcade thông thường, Boulder Dash XL còn cung cấp thêm 3 chế độ chơi: Puzzle mode, Zen mode và Score attack. Trong phần chơi Score attack, nhiệm vụ của người chơi là thu thập càng nhiều kim cương càng tốt trong một khoảng thời gian được giới hạn nhất định.
Trên màn hình của game luôn hiển thị một thanh điểm số. Với mỗi màn chơi đã hoàn thành, số điểm đạt được càng cao cũng đồng nghĩa với việc kỹ năng của bạn đã tiến bộ lên đáng kể. Ngoài ra, game cũng cung cấp cho bạn hàng trăm mẫu hang động được thiết kế khác nhau, để người chơi có thể thỏa sức đào bới và tìm kiếm kho báu.
Nếu có điều gì đáng để phàn nàn về gameplay của trò chơi thì đó có lẽ là những cái chết "nhạt nhẽo" trong game. Sẽ có không ít lần bạn phải thực hiện lại từ đầu cả một màn chơi dài lê thê chỉ vì lỡ tay bị đè bẹp bởi một tảng đá, hay vô tình chạm phải một sinh vật kỳ cục nào đó. Tất nhiên, đó là lỗi của người chơi, nhưng với những level khó nhằn thì điều này đôi lúc sẽ khiến bạn cảm thấy bực mình.
Nhìn chung, Boulder Dash XL là một tựa game đơn giản và lý thú. Người chơi sẽ phải tập trung và dành nhiều tâm trí để có thể "phá đảo" trò chơi. Dù phần nghe của game còn chưa tương xứng với những gì người ta mong đợi nhưng tựa game vẫn xứng đáng có mặt trong danh sách những tựa game đáng chơi trong mùa hè này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Điểm mặt 10 hero full-action nhất DotA (Phần I) Full-action herong hero cu active skillng khi thựn cc skill c khng lật ngưc tình thế cao. Herong nhtể tạo nênt trậnu DotA nng mang lại sự thú v caDotAi vi người chi. Tuyn, vi hn 100 hero mỗi heroều cng phong cch chi rt riêng nên không lạ khit s hero rtưc ưa thích saui lần chi thì lại cng hero rt...