Hướng dẫn đặt lịch khám online ở TP.HCM
Nếu cần đi viện khám, để tránh việc phải xếp hàng chờ đợi, bạn có thể đặt trước lịch hẹn online qua các ứng dụng như của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
Để không mất công mất sức chỗ bệnh viện đông người, mọi người có thể đăng ký khám tại nhà với các bệnh viện hoặc với nền tảng liên kết như eDoctor. Bên cạnh đó nếu cần đi khám, bạn cũng có thể đặt trước lịch hẹn qua nền tảng CNTT, tránh việc phải xếp hàng chờ đợi.
Hiện nay ở TP.HCM, nền tảng đặt lịch online MEDPRO (medpro.com.vn) đang được triển khai cho khá nhiều nơi như Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM, Bệnh viện quận Thủ Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện quốc tế Minh Anh.
Ứng dụng được biết đến nhiều nhất trên nền tảng này là của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Bên dưới đây sẽ là hướng dẫn qua về cách sử dụng ứng dụng của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM làm mẫu.
Hướng dẫn đặt lịch khám bệnh online Đại học Y Dược TP.HCM
Trên các kho ứng dụng, hãy tải về ứng dụng UMC của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Sau đó, chúng ta đăng ký tài khoản bằng số điện thoại và điền thêm một số thông tin tài khoản…
Trên các kho ứng dụng, hãy tải về ứng dụng UMC của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Sau đó, chúng ta đăng ký tài khoản bằng số điện thoại và điền thêm một số thông tin tài khoản…
Sau khi đăng ký xong, chúng ta đã có thể đặt lịch khám theo ngày, theo bác sỹ, và chọn giờ…
Tiếp đến, chúng ta lựa chọn thanh toán bằng hình thức phù hợp với mình.
Tiếp đến, chúng ta lựa chọn thanh toán bằng hình thức phù hợp với mình.
Sau đó mã số phiếu khám sẽ được nhắn về điện thoại người dùng, lúc này chúng ta chỉ cần ra quầy tự động ở bệnh viện để in phiếu khám.
Sau đó mã số phiếu khám sẽ được nhắn về điện thoại người dùng.
Lúc này chúng ta chỉ cần ra quầy tự động ở bệnh viện để in phiếu khám.
Nếu cần hướng dẫn cụ thể hơn chúng ta có thể xem clip dưới đây:
Anh Hào
Căn bệnh khiến diễn viên Phương Trang tử vong nguy hiểm như thế nào?
Ngày 12/02, diễn viên Phương Trang qua đời ở tuổi 24 vì di chứng của căn bệnh lupus ban đỏ khiến không ít người bàng hoàng, đau xót.
Đạo diễn Thanh Hiệp - người từng dạy nữ diễn viên tại lớp kịch của sân khấu Hồng Vân cho biết: Phương Trang mắc nhiều bệnh sau khi sinh con, trong đó có Lupus ban đỏ. Cô phải uống thuốc suốt 1 năm qua, sức khỏe cứ yếu dần.
Tết 2020, Phương Trang được truyền máu, các bác sĩ Đại học Y dược đã chẩn đoán để tìm ra phương cách chữa bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sau khi chụp chiếu, tiến hành xét nghiệm thì cô không qua khỏi. Những ngày cuối đời, nữ diễn viên lộ rõ sự mệt mỏi, đuối sức.
Diễn viên Phương Trang
Theo Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh Lupus ban đỏ có 2 thể chính: Lupus ban đỏ dạng đĩa (thể nhẹ) và Lupus ban đỏ hệ thống (thể nặng).
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống mà Phương Trang mắc phải một trong các bệnh tự miễn rất hay gặp ở phụ nữ trẻ tuổi. Bệnh gây thương tổn nhiều cơ quan nội tạng như: da, niêm mạc, gan, thận, khớp, tim, phổi, thần kinh...
Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ hệ tthống rất phức tạp, do nhiều yếu tố tham gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hai yếu tố chính, quan trọng nhất được cho là có liên quan trực tiếp đến bệnh là di truyền và rối loạn miễn dịch.
Các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má là biểu hiện thường thấy của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Khi mắc Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, sốt vừa phải trong giai đoạn bệnh tiến triển. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt trên khắp các bộ phận của cơ thể.
- Da: thương tổn da thường biểu hiện đầu tiên với các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má. Các ban này rất nhạy cảm với ánh nắng. Sau một thời gian tiến triển, các thương tổn lan ra tay, chân, thân mình. Ngoài ra, các bọng nước, dát xuất huyết cũng có thể xuất hiện.
- Niêm mạc: niêm mạc miệng, hầu, họng loét nhưng không đau.
- Tóc: tóc vàng, dễ gẫy và rụng nhiều. Tuy nhiên, tóc có thể mọc lại khi khỏi bệnh.
- Thương tổn nội tạng: rối loạn chức năng gan, thận, tiêu hoá. Bệnh nhân có thể mắc viêm cơ tim, màng tim gây suy tim. Viêm phổi, màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.
- Viêm khớp: đây là một biểu hiện rất hay gặp, làm cho bệnh nhân khó vận động và đi lại.
- Thiếu máu: Đa số người bệnh đều có thiếu máu, từ mức độ nhẹ đến nặng với biểu hiện da xanh, niêm nhạt, môi tái, hạn chế khả năng gắng sức. Xét nghiệm huyết đồ thấy có thể giảm cả ba dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Tâm thần kinh: Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phương hướng, tri giác, trí nhớ. Đôi khi có đau đầu dữ dội. Các triệu chứng tâm thần kinh có thể nặng thêm trong trường hợp dùng Cocticoid liều cao kéo dài.
Các bọng nước, dát xuất huyết trên cơ thể xuất hiện khi mắc lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp,...
Trong trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Nếu bệnh không được điều trị kiểm soát, bệnh có thể gây ra những tổn thương nặng nề ở hầu hết các cơ quan nội tạng theo các hệ cơ quan, tương xứng với các triệu chứng biểu hiện.
- Tại phổi: Bệnh nhân có thể khó thở, suy hô hấp cấp do tràn dịch màng phổi, viêm phổi.
- Tại tim: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây viêm cơ tim, tràn dịch màng tim. Tình trạng kéo dài có thể gây suy tim mạn. Ngược lại, một số trường hợp diễn tiến tối cấp, viêm cơ tim cấp, gây suy tim cấp, người bệnh đột ngột tử vong do trụy mạch.
- Tại thận: Tổn thương lupus gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm cầu thận, tiến triển đến suy thận.
- Tại hệ thần kinh: Bệnh nhân có thể bị co giật, rối loạn tâm thần.
- Tại hệ tạo máu: Bệnh có thể gây thiếu máu, xuất huyết. Thiếu máu diễn tiến kéo dài cũng gây ảnh hưởng hoạt động các hệ cơ quan. Đồng thời, tình trạng xuất huyết lại làm nặng thêm vấn đề thiếu máu và nguy hiểm đến tính mạng nếu gây xuất huyết trong não, chèn ép não.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng do điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Hệ thống miễn dịch không còn đảm bảo chức năng vốn dĩ của nó, cơ thể dễ mắc các tác nhân lây nhiễm mà không thể chống cự lại được. Tình trạng nhiễm trùng diễn tiến nhanh, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân dễ rơi vào sốc và tử vong.
Theo vietnamnet
Làm gì khi da bị cháy nắng? Quãng đường dài trở về quê dưới thời tiết nắng gay gắt khiến làn da nhiều người bị ửng đỏ do cháy nắng. Làm gì để khắc phục tình trạng này? TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết khi da phải tiếp xúc trực tiếp với tia cực...