Hướng dẫn công thức làm bánh Trung thu ngọt nhẹ cho người tiểu đường
Với các loại công thức làm bánh dưới đây, những người mắc tiểu đường có thể ăn vô tư mà không lo đường huyết tăng.
Bánh trung thu vị trà xanh sẽ là gợi ý tuyệt vời nhất dành cho những người mắc bệnh tiểu đường mà thèm bánh trung thu.
Công thức Bánh trung thu vị trà xanh
Bước 1: Đậu xanh rửa sạch, đãi vỏ, thêm 45ml nước đường trộn đều rồi hấp chín. Trộn đều bột mì với bột matcha. Tiếp theo, cho 45ml nước đường, 30ml sữa tươi không đường vào cùng, trộn đều. Bọc hỗn hợp lại bằng 1 lớp màng bọc thực phẩm, ủ khoảng 30 phút.
Bước 2: Cán mỏng vỏ bánh, cho nhân đậu xanh không vỏ vào, vo tròn lại. Quết dầu ăn vào bên trong khuôn bánh, cho bánh vào, ấn thật chặt.
Bước 3: Lấy bánh ra khỏi khuôn bánh, xếp lên khay nướng có lót sẵn 1 lớp giấy nến. Nướng bánh khoảng 8-10 phút ở nhiệt độ 180 độ C.
Bánh trung thu rau câu đậu nành
Đậu nành có chứa Cellulose có tác dụng ngăn ngừa sự hấp thụ đường, rất tốt trong ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Công thức Bánh trung thu rau câu đậu nành
Bước 1: Đun sôi 250ml nước trong nồi, cho 50gr đường trắng, 5gr bột rau câu và lá dứa vào, đun ở lửa vừa khoảng 5-10 phút.
Video đang HOT
Vớt lá dứa ra, cho sương sáo vào. Vừa đun vừa khuấy đến khi hỗn hợp hơi sệt lại. Cho hỗn hợp vào khuôn nhỏ, đặt trong tủ lạnh khoảng 15 phút.
Bước 2: Cho 5gr bột rau câu, sữa đậu nành, 45gr đường trắng và 125 ml sữa tươi không đường vào nồi, bắc lên bếp, khuấy đều khoảng 5 phút đến khi hỗn hợp hơi sệt lại.
Tắt bếp, để nguội. Đổ 1/2 hỗn hợp rau câu, sữa đậu nành vào khuôn rau câu, cho vào tủ lạnh để đông.
Bước 3: Cuối cùng, cho miếng rau câu sương sáo vào, đổ thêm 1 lớp hỗn hợp rau câu sữa đậu nành lên trên, cho lại vào tủ lạnh để đông là được.
Bánh trung thu nhân mè đen
Đây cũng được xem là một trong những món bánh thơm ngon và bổ dưỡng nhất dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
Công thức Bánh trung thu nhân mè đen:
Nhân bánh: Đậu đỏ ngâm vài tiếng, sau đó vo sạch, nấu chín. Cho đậu đỏ, đường trắng, mè đen vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Cho nhân đã xay vào chảo không dính cùng với 55ml dầu ăn, bột nếp rang, khuấy đều. Khi thấy nhân hơi sền sệt thì cho 1/4 muỗng cà phê muối vào, sên đến khi hỗn hợp sệt, không dính chảo.
5 lòng đỏ trứng vịt muối ngâm rượu trắng và gừng giã nhuyễn. Vớt lòng đỏ trứng vịt muối ra khay nướng, nướng khoảng 5 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Phần nhân nguội, chia ra thành từng phần nhỏ, cho lòng đỏ trứng vịt muối vào, vo tròn lại.
Vỏ bánh: Cho nước đường, 40ml dầu ăn, 1/4 muỗng cà phê muối nở vào 1 cái tô, trộn đều. Cho bột mì ra tô, tạo thành 1 hố ở giữa. Đổ từ từ hỗn hợp nước đường vào, trộn đều. Đeo bao tay nilon, nhồi hỗn hợp thêm 5-7 phút tạo độ mềm, mịn cho bột.
Ấn dẹp vỏ bánh, cho nhân mè đen vào, vo tròn lại sao cho phần vỏ bánh bao phủ hết phần nhân.
Phủ 1 lớp bột mỏng vào khuôn bánh, cho viên bột bánh đã nhồi nhân vào, ấn mạnh và dàn đều. Lấy bánh ra khỏi khuôn. Cho bánh vào khay và đem đi nướng.
Bánh hoàn thành, nóng hổi, thơm ngon đã ra lò. Bảo quản trong hộp kín, túi nilon, dùng ngay.
Chúc các bạn thành công!
Theo phununews.vn
Những cách làm bánh trung thu ngon, mới mẻ, hấp dẫn cho con trẻ
Năm nay, ngoài những loại bánh trung thu quen thuộc như bánh trung thu nhân đậu xanh, nhân trứng muối... vốn đã trở nên có phần nhàm chán, bạn hãy trổ tài làm bánh trung thu trái cây cho cỗ trông trăng thêm mới lạ.
Nguyên liệu làm bánh trung thu trái cây
Phần vỏ bánh
Bột nếp: 45gr
Bột gạo: 35gr
Bột mỳ đa dụng: 20gr
Xoài xay nhuyễn: 130ml
Dâu tây xay nhuyễn: 130ml
Đường: 50gr
Dầu ăn: 20ml
Phần nhân bánh
Bánh bông lan: 200gr
Mứt dâu: 2 muỗng canh
Mứt mơ: 2 muỗng canh
Cách làm bánh trung thu trái cây
- Bước 1: Bạn cho 45gr bột nếp 35gr bột gạo 20gr bột mỳ đa dụng vào một chiếc âu to, rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau, sau đó chia bột thành hai phần bằng nhau vào riêng 2 bát tô.
Đổ xoài xay nhuyễn và dâu tây xay nhuyễn ra 2 chiếc bát, rồi chia đôi lượng đường và dầu ăn lần lượt cho vào từng bát đựng xoài và dâu xay nhuyễn rồi trộn thật đều đến khi thấy đường tan hết.
Tiếp theo lần lượt đổ riêng xoài, dâu tây xay nhuyễn vừa trộn cùng đường vào 2 chiếc bát tô đựng bột lúc đầu, dùng phới dẹt trộn thật đều đến khi các nguyên liệu hòa quyện với nhau thành một hỗn hợp đồng màu, như vậy chúng ta sẽ được 1 tô hỗn hợp bột màu vàng của xoài và 1 tô hỗn hợp bột màu hồng của dâu tây. Sau đó các bạn cho 2 tô này vào nồi hấp cách thủy, hấp với lửa lớn trong khoảng 10 phút.
- Bước 2: Trong thời gian đợi vỏ bánh được hấp chín, bạn tranh thủ làm nhân bánh. Các bạn nghiền nhuyễn bánh bông lan rồi trộn đều với mứt mơ và mứt dâu, các bạn trộn riêng hai loại mứt này nhé.
- Bước 3: Lấy bột ra khỏi nồi hấp, sử dụng bột nếp khô rồi nhanh tay nhồi bột rồi chia thành thành từng phần bằng nhau sao cho lượng bột vừa với khuôn bánh. Bột bánh chia xong các bạn nhớ lăn qua bột bánh dẻo khô, sau đó phủi hết bột bánh thừa, dùng chày cán dẹt cục bột, cho nhân vào giữa rồi vo tròn lại, sao cho lớp bột bao kín phần nhân. Lưu ý, đối với lớp vỏ bánh vàng các bạn dùng nhân mứt mơ, còn vỏ bánh màu hồng các bạn dùng nhân mứt dâu nhé.
- Bước 4: Rắc 1 lớp bột nếp khô vào khuôn (công đoạn này sẽ giúp bánh không bị dính vào khuôn, khi lấy ra sẽ dễ dàng hơn), sau đó cho bột có nhân vào khuôn, dùng lòng bàn tay ấn mạnh xung quanh. Sau đó lấy bánh ra khỏi khuôn, rồi xếp bánh ra đĩa là món bánh trung thu trái cây đã hoàn thành rồi.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh trung thu trái cây này nhé !
Theo Khỏe Plus
Bánh Trung thu trà sữa lại còn có cả trân châu, kem mặn... thì ăn vào sẽ như thế nào? Cứ tưởng làm được bánh Trung thu trà sữa đã gây "sốc" lắm rồi, giờ còn có cả "bộ sậu" trân chân, kem mặn... Có gì là không thể làm được nữa đâu? Nói đến bánh Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh nhân thập cẩm truyền thống, những chiếc bánh nhân đậu xanh, khoai môn, lá dứa... cũng dần trở nên quen...