Hướng dẫn chọn chuột và bàn phím máy tính cho người mới
Công nghệ màn hình cảm ứng đã trở nên phổ biến đến mức Microsoft quyết định phát triển một hệ điều hành riêng cho các sản phẩm này. Nhưng cho dù công nghệ này đang ngày càng trở nên quen thuộc, phần lớn người dùng vẫn trung thành với chuột và bàn phím khi phải làm việc với máy vi tính. Đã ra đời cách đây hàng thế kỉ, các thiết bị ngoại vi này được dự đoán là sẽ tiếp tục thống trị trong ít nhất 10 năm nữa.
Việc lựa chọn một chiếc bàn phím hay chuột dưới 200 nghìn thì không phải việc khó, thậm chí nhiều loại desktop còn bán kèm các thiết bị này. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy là trên thị trường có vô số loại chuột và bàn phím khác nhau, nhiều loại còn có giá cả triệu đồng. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt đó?
Chuột và bàn phím không dây – “đắt xắt ra miếng”
Loại thiết bị này sẽ đứng đầu danh sách mua sắm của nhiều người. Lợi ích của việc sử dụng thiết bị không dây, rất đơn giản, chính là vì chúng…không cần dây cắm. Nếu bạn đã từng trải qua cảm giác bực bội vì bị mớ dây dợ lằng nhằng từ máy tính vướng vào người thì hẳn là bạn sẽ rất yêu thích các sản phẩm loại này. Không chỉ vậy, các thiết bị này còn rất tiện di chuyển, dễ dàng cho bạn một không gian rộng rãi ở bàn máy tính khi cần thiết.Các sản phẩm này tuy đắt hơn, nhưng cũng chẳng đáng là bao. Bạn có thể tìm mua chuột và bàn phím không dây của Microsoft và Logitech với giá khoảng từ 600 nghìn trở lên.
Tuy nhiên, có một vài nhược điểm mà bạn nên biết. Thứ nhất là các thiết bị kiểu này thường rất tốn pin và thường phải thay pin vài tháng một lần, trừ khi là chúng kèm pin có thể sạc lại (rất ít sản phẩm loại này). Thứ hai là đôi khi sẽ xảy ra lỗi kết nối. Phần lớn người dùng sẽ không quá khó chịu với vấn đề này, nhưng các game thủ thì rất cần cân nhắc trước khi quyết định mua một sản phẩm như vậy.
Bàn phím Media – Hoàn toàn không cần thiết.
Rất nhiều loại bàn phím giá từ 600 nghìn đến hơn 1 triệu có tên gọi là bàn phím Media. Đây không phải một thuật ngữ rõ ràng nên nó có thể bao hàm rất nhiều thứ. Thuật ngữ bàn phím Media nói chung sẽ ám chỉ loại bàn phím có tích hợp thêm các phím phục vụ trình chơi nhạc như play, pause, tăng giảm âm lượng và tương tự thế.
Bàn phím loại này có thể tiện lợi cho những người thường xuyên xem phim trên máy tính, nhưng thực ra chỉ dùng các phím chức năng trên phần mềm chơi nhạc thôi cũng đã đủ rồi. Hơn nữa, các phím này không phải lúc nào cũng hoạt động. Phần lớn chúng sẽ hoạt động trên các phần mềm chơi nhạc phổ biến nhưng lại bó tay khi bạn lướt YouTube. Nếu bạn mua những loại bàn phím này chỉ vì các phím chức năng đó thì sẽ là sự lựa chọn không khôn ngoan. Một phần mềm như AutoHotKey cũng có thể cho phép bạn cài đặt các phím chức năng của riêng mình mà chẳng tốn thêm đồng nào.
Bàn phím cơ (Mechanical keyboard) – sản phẩm trong mơ cho những người hay đánh máy.
Với túi tiền rủng rỉnh hơn một chút, khoảng 1.2 triệu trở lên là bạn có thể cân nhắc loại bàn phím tuyệt vời này. Những sản phẩm cao cấp nhất của dòng bàn phím này có thể có giá hàng triệu đồng mà trông cũng chỉ giống như các loại bàn phím thông thường. Điểm khác biệt nằm ở dưới các phím bấm. Các loại bàn phím thông thường có một lớp cao su dưới các lớp phím. Khi người sử dụng ấn phím, lớp cao su này lún xuống, chạm vào bộ phận tiếp xúc rồi quay lại vị trí ban đầu. Cách hoạt động như vậy cũng khá hiệu quả nhưng nó không mang lại cảm giác êm tay và nhanh chóng xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
Với một cơ cấu kim loại chắn chắn dưới lớp phím, bàn phím cơ tạo ra tiếng gõ phím lớn hơn – điều được nhiều người ưu thích. Quan trọng nhất là nó phản ứng rất nhanh với các thao tác của người dùng, vậy nên chỉ cần chạm nhẹ ngón tay là tín hiệu đã được truyền đi. Phần lớn mọi người sẽ không cần phải dùng đến một chiếc bàn phím cơ mới có được cảm giác đánh máy thoải mái. Nhưng nếu như bạn đã từng lo lắng về tốc độ đánh máy của mình thì đây có thể là giải pháp cho bạn.
Loại bàn phím này tích hợp những chiếc đèn LED nhỏ dưới lớp phím. Khi bật đèn bàn phím, các phím bấm sẽ sáng lên vừa đủ, giúp cho việc sử dụng máy tính trong bóng tối được dễ dàng. Đây là sẽ tính năng hữu hiệu cho những người thường xuyên làm việc với máy tính trong bóng tối, nhất là các game thủ.
Vấn đề của loại bàn phím này chính là giá cả. Dòng bàn phím bình dân nhất cũng phải có giá khoảng gần 1 triệu đồng. Nếu được tích hợp thêm các tính năng khác nữa thì có thể lên đến 2 triệu đồng.
Chuột máy tính nhiều phím chức năng.
Loại chuột máy tính thông dụng nhất thường gồm 2 nút bấm và một nút cuộn, may mắn hơn thì đôi khi nút cuộn cũng có thể bấm được. Nhưng tất cả chỉ có thế. Nếu bỏ ra khoảng 500 nghìn, bạn có thể có một chiếc chuột máy tính nhiều phím chức năng hơn. Phần lớn các loại chuột này có khoảng 5 phím nhưng một số loại có thể có đến 15 phím. Bạn đang tự hỏi liệu mình có cần đến ngần ấy phím không? Phần lớn trường hợp là có. Loại chuột 5 phím thường có thêm 2 phím bấm ở vị trí ngón cái, có chức năng quay lại trang và đi tiếp khi lướt web. Các loại chuột với nhiều phím hơn cũng rất hữu ích khi chơi game. Với phần lớn người dùng thì loại chuột 5 phím bấm sẽ là phù hợp.
Loại chuột máy tính thông dụng nhất hiện nay là chuột quang, sử dụng công nghệ quang học để cảm nhận chuyển động. Thế nhưng có lẽ dòng sản phẩm này sẽ sớm bị thay thế bởi chuột máy tính sử dụng tia hồng ngoại và tia laser. Cả 2 loại chuột này đều có công nghệ tương tự nhau, có điều chuột laser thì nhạy cảm hơn với các thay đổi chuyển động. Một số loại chuột laser hiện đại nhất, ví dụ như dòng chuột “Dark Field” của Logitech còn có thể hoạt động trên bề mặt kính hoặc trong suốt.
Các dòng chuột máy tính cao cấp thường nhấn mạnh đến độ phân giải, đo bằng DPI. DPI càng cao thì thiết bị càng nhạy. Tuy nhiên, tốc độ và độ nhạy của chuột không phải lúc nào cao cũng tốt. Một sản phẩm chuột máy tính với độ phân giải quá cao có thể khiến cho việc sử dụng trở nên khó khăn, bởi chỉ một chuyển động nhỏ nhất cũng có thể làm con trỏ chuột đi quá xa. Các loại chuột như thế này thường có thêm các phím điều chỉnh độ nhạy. Một sản phẩm như thế này có giá từ 600 nghìn trở lên.
Chuột máy tính có thể điều chỉnh cân nặng, kích thước.
Các chức năng này được đưa ra nhằm đem lại sự chính xác và cảm giác thoải mái cho người dùng. Tăng trọng lượng cho chuột có thể làm giảm tác động của những di chuyển nhỏ do run tay. Thay đổi kích thước giúp thiết bị hoàn toàn phù hợp với tay người dùng. Phần lớn các loại chuột này nhắm đến các game thủ nhưng cũng rất hấp dẫn với những người dùng khác. Tuy nhiên các loại chuột này cũng khá đắt, từ tầm 800 nghìn trở lên cho loại thay đổi được trọng lượng và gần 2 triệu đối với loại thay đổi được tay cầm. Đối với nhiều người dùng, hiệu quả mà dòng sản phẩm này mang lại không đáng với số tiền bỏ ra.
Với bài viết trên đây, hy vọng các bạn sẽ có được kiến thức cần thiết để chọn cho mình một thiết bị thật sự phù hợp và khả năng tài chính của bản thân.
Theo Genk
Nâng cấp driver để tương thích với Windows 8 ở đâu?
Một trong những yếu tố có thể khiến bạn phải từ bỏ Windows 8 mặc dù yêu thích HĐH đó chính là driver - trình điều khiển giúp cho các thiết bị phần cứng hoạt động tốt trên HĐH này. Bởi thế, việc tìm kiếm và nâng cấp lên các driver mới nhất là một yếu tố không thể thiếu với những ai muốn có 1 trải nghiệm Windows toàn diện.
Video đang HOT
Mặc dù về cơ bản, Windows 8 cho khả năng nhận diện driver khá tốt nhưng với quá nhiều thiết bị phần cứng như hiện nay từ ổ SSD, card đồ họa, máy in...thì việc 1 số phần cứng có thể chưa tương thích ngay với HĐH này là không thể tránh khỏi. Lúc này, chúng ta sẽ cần phải nâng cấp trình điều khiển cho thiết bị.
Để nâng cấp driver cho Windows 8 có khá nhiều cách trong đó có 2 phương pháp cơ bản sau đây.
1: Truy cập vào website Windows Compatibility Center của Microsoft. Đây là website hỗ trợ tìm kiếm driver của gã khổng lồ phần mềm giúp bạn tìm kiếm driver mới nhất cho thiết bị phần cứng của mình. Sau khi truy cập vào site, bạn đánh tên thiết bị cần tìm driver vào ô tìm kiếm và tải về, sau đó cài đặt vào máy.
2: Nếu thiết bị của bạn không nằm trong danh sách hỗ trợ của website trên, lúc này bạn cần phải update driver 1 cách thủ công. Tuy nhiên, trước khi nhúng tay vào việc này thì bạn cũng nên thử qua tính năng update của Windows 8. Nếu may mắn thì bạn cũng có thể không phải mất thời gian để làm theo các hướng dẫn dưới đây. Để thử "vận may" này, bạn truy cập vào thanh Charm sau đó chọn Settings, chọn Change PC Settings và trỏ chuột vào trình đơn Windows Update. Tại đây bạn ấn nút Check for Updates Now để hệ thống tự động kiểm tra driver và cài vào máy cho mình.
Sau các bước trên, nếu hệ thống của bạn vẫn đưa ra thông báo không tìm thấy driver cho thiết bị thì lúc này chính là lúc bạn phải thực sự vào cuộc. Công việc đầu tiên là bạn hãy truy cập vào mục Device Manager - công cụ quản lý driver trên máy tính của bạn. Có nhiều cách để mở Device Manager nhưng trên Windows 8, cách nhanh nhất cho công đoạn này là tại màn hình Start, bạn ấn tổ hợp phím Windows X (Windows là phím có hình cửa sổ trên bàn phím). Sau khi ấn tổ hợp phím này thì 1 menu các truy cập nhanh sẽ hiện ra trong đó có Device Manager để bạn truy cập.
Trên thực tế thì việc update cho driver khá đơn giản, bạn lựa chọn thiết bị mình muốn update trong list thiết bị mà Device Manager hiển thị, sau đó, bạn click chuột phải, chọn Update Driver Software. Lúc này bạn có 2 lựa chọn là để HĐH tìm kiếm driver cho mình, tuy nhiên, khi đã phải "mò" đến nước này thì có lẽ bạn sẽ chọn phương án thứ 2: cài đặt thủ công bản driver mà bạn vừa tải về cho thiết bị của mình. Lúc này, công việc của bạn là tìm kiếm để tải về driver mình cần. Dưới đây là danh sách những "địa điểm" để bạn có thể tìm kiếm driver cho các thiết bị phần cứng phổ biến nhất hiện nay, được sắp xếp theo loại sản phẩm như laptop, bo mạch chủ, thiết bị ngoại vi...Bạn cũng nên lưu ý rằng không phải tất cả các nhà sản xuất đều tạo bản driver dành riêng cho Windows 8, tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng thiết bị của bạn gặp trục trặc thì việc sử dụng bản driver mới nhất là cần thiết.
Laptop
Nếu bạn đang sử dụng laptop thì việc cần thiết với bạn là truy cập vào website của nhà sản xuất laptop mà bạn đang dùng. Tại đây, bạn tiến hành tìm kiếm driver cho từng model máy. Danh sách trang hỗ trợ driver của các nhà sản xuất laptop hiện nay.
Acer: http://support.acer.com/product/default.aspx
Asus: http://support.asus.com/download/options.aspx?SLanguage=en&type=1
Dell: http://www.dell.com/support/drivers/us/en/04/ProductSelector/Select/FamilySelection?CategoryPath=all-products/esuprt_laptop&DisplayCrumbs=Product+Type@,Notebooks&rquery=na
Gateway: http://support.gateway.com/product/default.aspx
HP: http://www8.hp.com/us/en/support-drivers.html
Lenovo: http://support.lenovo.com/en_US/downloads/default.page?selector=expand
MSi: http://www.msi.com/service/download/
Samsung: http://www.samsung.com/us/support/downloads/SGH-i907
Sony: http://esupport.sony.com/US/p/select-system.pl?model_type_group_id=10
Toshiba: http://www.csd.toshiba.com/cgi-bin/tais/support/jsp/home.jsp
Bo mạch chủ
Nếu bạn đang sử dụng máy bàn, việc nâng cấp driver cho bo mạch chủ là rất quan trọng. Driver cho chipset và driver cho các thành phần tích hợp như đồ họa và âm thanh cũng của bo mạch có thể sẽ cần phải được nâng cấp. Để tìm hiểu xem bo mạch chủ mà mình đang sử dụng, bạn có thể sử dụng các tiện ích như CPU-Z hoặc xem thông tin được ghi trên bo mạch trong case. Danh sách trang hỗ trợ driver của các nhà sản xuất bo mạch chủ hiện nay.
ASRock: http://www.asrock.com/support/download.asp
Asus: http://support.asus.com/download/options.aspx?SLanguage=en&type=1
ECS: http://www.ecs.com.tw/ECSWebSite/Downloads/Downloads_list.aspx?MenuID=61&LanID=0
Gigabyte: http://www.gigabyte.com/support-downloads/download-center.aspx?ck=2
Intel: http://downloadcenter.intel.com/
MSi: http://www.msi.com/service/download/
Zotac: http://www.zotac.com/index.php?option=com_docman_2&view=docman&Itemid=218&lang=em
Card đồ họa
Tương tự như bo mạch chủ, dưới đây là danh sách trang hỗ trợ driver của các nhà sản xuất card đồ họa hiện nay.
AMD: http://support.amd.com/us/gpudownload/Pages/index.aspx
Nvidia: http://www.nvidia.com/Download/index.aspx?lang=en-us
Để cập nhật driver cho các tính năng riêng biệt cho từng model card đồ họa, tiện ích ép xung..., bạn nên truy cập để kiểm tra trên website của nhà sản xuất card để biết thông tin chi tiết.
Sound Card
Asus: http://support.asus.com/download/options.aspx?SLanguage=en&type=1
Creative: http://support.creative.com/Products/Products.aspx?catid=1
Ổ cứng
Buffalo: http://www.buffalotech.com/support-and-downloads/downloads
HGST: http://www.hgst.com/support/downloads/
Lacie: http://www.lacie.com/support/drivers/
Toshiba: http://storage.toshiba.com/storage-services-support
Samsung: http://www.samsung.com/us/support/
Seagate: http://www.seagate.com/support/downloads/
WD: http://support.wdc.com/product/download.asp?lang=en
SSD
Crucial: http://www.crucial.com/support/
Corsair: http://www.corsair.com/en/ssd.html
Intel: http://downloadcenter.intel.com/
Kingston: http://www.kingston.com/us/support
OCZ: http://www.ocztechnology.com/drivers/
Samsung: http://www.samsung.com/us/support/
SanDisk: http://kb.sandisk.com/
Ổ đĩa quang
ASUS: http://support.asus.com/download/options.aspx?SLanguage=en&type=1
LG: http://www.lg.com/us/support
LiteOn: http://us.liteonit.com/us/service-support/download
MSi: http://www.msi.com/service/download/
Samsung: http://www.samsung.com/us/support/
Sony: http://sony.storagesupport.com/models/21
Card mạng
Realtek: http://www.realtek.com.tw/downloads/
Trendnet Drivers: http://www.trendnet.com/downloads/
Linksys: http://homesupport.cisco.com/en-us/support
Netgear: http://support.netgear.com/for_home/default.aspx
Intel: http://downloadcenter.intel.com/
Thiết bị ngoại vi (Bàn phím, chuột, Headset)
Cooler Master: http://www.cmstorm.com/en/support/downloads/
Corsair: http://www.corsair.com/en/vengeance-gaming.html
Creative: http://support.creative.com/Products/Products.aspx?catid=437
Cyborg: http://www.cyborggaming.com/download.htm
Gigabyte: http://www.gigabyte.com/support-downloads/support-downloads.aspx
HP: http://www8.hp.com/us/en/support-drivers.html
Logitech: http://www.logitech.com/support
Plantronics: http://www.plantronics.com/us/support/software-downloads/
Roccat: http://www.roccat.org/Support/
Razer: http://www.razersupport.com/index.php?_m=downloads&_a=view
SteelSeries: http://steelseries.com/support/downloads
TTEsports (ThermalTake): http://usa.ttesports.com/download_FAQ.aspx
Turtle Beach: http://www.turtlebeach.com/support/index.php?View=files&CategoryID=391
Tham khảo: PCWorld
Chip 8 nhân tiết kiệm điện giá rẻ cho desktop của AMD Theo 1 thông tin mới đây thì AMD đang lên kế hoạch ra mắt chip 8 nhân tiết kiệm điện đầu tiên của hãng có tên AMD FX-8300 vào ngày 29 tháng 12 tới. Chip "khủng" của AMD có mức tiêu thụ điện TDP 95W lý tưởng cho 1 hệ thống máy bàn chạy êm cũng như cho khả năng ép xung. FX-8300...