Hướng dẫn chọn chuột chuẩn nhất cho game thủ PC
Làm thế nào để chọn cho mình được con chuột vừa ý? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải nhé.
Với game thủ PC, chuột máy tính là đồ vật không thể thiếu mỗi khi “tác nghiệp”. Thậm chí, nhiều game thủ còn khó tính đến nỗi chỉ dùng duy nhất một loại chuột mà nhất định không chịu thay đổi sang dòng khác. Vậy, làm thế nào để chọn cho mình được con chuột vừa ý? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải nhé.
Lựa chọn theo kích thước và thiết kế
Về phương thức kết nối, cả hai loại không dây và có dây đều được bày bán phổ biến tại các cửa hàng bán đồ điện tử. Chuột có dây là loại truyền thống, ưu điểm của nó nằm ở sự ổn định, tuổi thọ cao và giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, có đôi lúc chúng làm các game thủ phát điên vì phải gỡ rối đống dây hỗn độn. Sự xuất hiện của chuột không dây đã dẹp bỏ những rắc rối này, mang lại độ tiện dụng và tốc độ tốt hơn rất nhiều. Nhưng những vấn đề khác cũng lại phát sinh từ chính cách vận hành đó.
Không ít game thủ cười ra nước mắt khi trận đấu đang điễn ra nảy lửa thì vũ khí trong tay họ bỗng nhiên dở chứng, đình chỉ xuất chiêu do… kết nối chậm (lag) hay bị nhiễu sóng với các thiết bị khác có cùng tần số. Chưa kể đến việc hàng tháng bạn phải tốn thêm một số tiền mua pin duy trì hoạt động cho chuột chơi game không dây khi chúng không được gắn nguồn năng lượng của máy tính. Như vậy, không thể trông chờ vào sự hoàn hảo tuyệt đối, bạn yêu thích những phẩm chất, tính năng gì và có thể làm quen, chấp nhận những mặt hạn chế nào thì hãy lựa chọn loại chuột tương ứng phù hợp với bản thân mình.
Về các nút bấm phụ, đây chính là điểm làm nên khác biệt giữa chuột thường và chuột dành cho game thủ. Yếu tố hàng đầu để tạo nên một game thủ bất bại là tốc độ và sự chính xác. Để tiết kiệm từng giây khi lâm trận, mọi người thường gán chiêu thức cho các phím tắt trên bàn phím. Bạn nghĩ sao nếu các nút bấm này cũng xuất hiện trên thân chuột? Một ý tưởng quả là tuyệt vời. Vậy nhưng, nhiều nhất chưa chắc đã là tốt nhất. Với những game thủ ưa thích và quen thao tác trên bàn phím, hoặc trong trường hợp nó không mang lại hiệu suất cao nhưng lại khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn khi chơi thì các nút bấm này không chỉ dư thừa mà còn là tác nhân gây hại. Tóm lại, chuột chơi game ngoài 2 nút chính, phím cuộn lên xuống thì chỉ cần lắp thêm cụm phím thay đổi nhanh độ nhạy đã là khá ổn.
Về kích cỡ, mỗi con chuột nên phù hợp với bàn tay của từng game thủ. Không có một tiêu chí cụ thể nào để đánh giá yếu tố này bởi tất cả đều phụ thuộc vào sở thích của người dùng. Để có câu trả lời chính xác chỉ có một cách duy nhất là bạn tự tìm đến cửa hàng bán linh kiện điện tử, trải nghiệm để cảm nhận và đưa ra quyết định. Và nhớ là đừng tiêu tốn thời gian cho các mẫu có kích cỡ nhỏ, đó chưa bao giờ là một lựa chọn tốt dành cho game thủ.
Video đang HOT
Lựa chọn theo tuổi thọ chuột
Một trong những chi tiết vô cùng cơ bản nhưng lại chẳng mấy game thủ để ý tới khi mua hoặc dùng một chú chuột để chơi game, đó chính là mouse của bạn chịu được bao nhiêu lần click? Và với số lần bấm như ‘máy khâu’ của mọi người khi chơi game thì sản phẩm ‘trụ’ được bao lâu?
Thực tế thì các thông số của các nút bấm chuột, hay thường được gọi theo tiếng Anh là switch luôn được các nhà sản xuất in ngay trên vỏ hộp! Với các sản phẩm gaming mouse thì con số này rơi vào khoảng 20 triệu lần bấm. Đặc biệt với những loại cao cấp thì có thể lên tới 50 triệu lần bấm (mỗi nút). Còn với những loại chuột văn phòng có giá rẻ thì NSX sẽ sử dụng loại switch ‘lởm’ hơn, chỉ chịu được khoảng 3 – 5 triệu lần bấm mà thôi.
Thông số về độ bền phím bấm được in trên vỏ hộp chuột.
Đến đây, chắc hẳn các bạn sẽ muốn biết rằng mình click khoảng bao nhiêu lần mỗi ngày? Theo một số thống kê của các game thủ chơi thể loại MOBA như DOTA 2 hay Liên Minh Huyền Thoại thì mỗi ngày họ bấm trung bình khoảng 15.000 lần, tức là một năm bấm được 5,5 triệu phát. Và như vậy một chú chuột gaming chịu được trong vòng hơn 3 năm thì có thể sẽ hỏng switch, gây ra hiện tượng double click hoặc tệ hơn là không dùng được nữa.
Ngoài ra, các game thủ yêu thích thể loại FPS thì đỡ ‘ăn’ chuột hơn rất nhiều khi chỉ bấm khoảng 1 triệu lần mà thôi, những người chơi game online thậm chí còn ít hơn nữa, chỉ vài trăm ngàn lần bấm, và chú chuột gaming có thể sẽ chẳng bao giờ hỏng nổi switch nều không bị ‘hành hạ’ như đập, ném hoặc bụi lọt vào…
Lựa chọn theo giá tiền
Theo một khảo sát trực tuyến, có đến gần 41% game thủ Việt chỉ muốn sử dụng chuột chơi game giá rẻ dưới 200.000 đồng; 25,58% chấp nhận mức giá 500.000 đồng cho mục đích chơi game giải trí; 22,92% game thủ chấp nhận chi 1 triệu đồng mua chuột để luyện các thể loại eSport và chỉ có khoảng 11% các tay chơi thực thụ sẵn sàng đầu tư trên 1 triệu đồng cho những sản phẩm chất lượng phục vụ các trận huyết chiến nảy lửa.
Điều này không khó lý giải khi đối tượng chơi game chủ yếu ở Việt Nam là tầng lớp học sinh, sinh viên chưa có điều kiện kinh tế. Hơn nữa, các bạn đến với game cũng không với định hướng đi theo con đường chuyên nghiệp mà nhằm mục đích giải trí là chủ yếu. Đối với những trường hợp này, người chơi chỉ cần các mẫu chuột thông thường dùng cho học tập, làm việc là được. Song với các game thủ thực thụ, chuột chơi game phải đảm bảo được cả về “chất” và “lượng”.
Như vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng của bản thân, các bạn có thể chọn cho mình một con chuột phù hợp túi tiền nhất có thể.
Real Madrid
Điều gì khiến game thủ console Việt ngại mua game digital?
Khác với các game thủ PC, những người dùng console tại VIệt Nam tỏ ra khá thờ ơ với việc mua game dạng digital. Nguyên nhân của việc này sẽ được chỏ rõ trong bài viết sau.
1.Dễ sử dụng
Sẽ có nhiều bạn cho rằng nguyên nhân này là sai vì trên cơ bản, việc đăng ký một tài khoản PSN hoặc Microsoft khá dễ dàng. Chỉ cần bật máy lên, truy cập trang chủ đăng ký một tài khoản bất kỳ rồi vào Store nạp tiền tải tựa game yêu thích về thế là xong việc rồi. Nhưng các bạn đừng quên rằng game thủ console đa dạng hơn game thủ PC rất nhiều từ độ tuổi cho tới ngành nghề, có thể đối với các bạn đang đọc bài viết này việc đăng ký một tài khoản trên store rất dễ dàng nhưng đối với nhiều người thì đó là cả một thử thách vô cùng khó khăn. Đặc biệt là những người tìm tới một chiếc máy có khả năng giải trí gia đình như PS4 và Switch.
2.Tiết kiệm thời gian
Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc XBox One thất bại thảm hại, là việc máy bắt game thủ đợi một khoản thời gian khá lâu để cài đặt những bản nâng cấp cho game. Mà các bạn đã biết mạng Việt Nam như một cọng bún ngày còn, ngày đứt thì làm sao tải được game trong thời gian ngắn (Nhớ tới cái game Call Of Duty Modern Warfare mới cần tải 60GB làm đợi nguyên cả ngày). Cái những game thủ console thích nhất khi mua đĩa là việc chỉ cần bỏ đĩa vào máy rồi đợi khoản 30 phút đến 2 tiếng (cái này là game Red Dead Redemtion 2 cần tới 100GB) là có thể tận hưởng tựa game, mặc dù sẽ còn vài lỗi vụn vặt do bản chơi là bản 1.00.
3.Tiết kiệm tiền
Nhiều bạn cũng sẽ thắc mắc tại sao lại tiết kiệm tiền? Không phải nhiều đợt Sale game bản digital rẻ hơn bản đĩa sao? Có hai nguyên nhân chính dẫn tới việc bạn mua bản đĩa sẽ tiết kiệm tiền hơn. Thứ nhất, với bản đĩa bạn chỉ cần chơi xong là có thể đem đi trao đổi, bán lại để kiếm vốn nuôi thêm đam mê khác (với tài khoản thì một lần là bán hết đống game luôn chứ không có vụ lựa đâu). Thứ hai, hiện việc nap tiền vào các store game console tại Việt Nam còn khá khó khăn (đặc biệt là store PS4) khi nhiều thẻ tín dụng của nước ta không được chấp nhận khi thanh toán trên store ở các quốc gia khác (với PS4 thì mới chỉ có Hong Kong, Indo, Thái Lan mà không phải thẻ nào cũng được). Nên việc bạn cần tìm đến những người mua bán thẻ nạp tiền, tất nhiên lúc này tỷ giá sẽ bị đội lên khá cao.
4.Không mang lại nhiều cảm giác như đĩa
Tương tự như việc đọc sách trên máy tính bảng với sách truyền thống, nhiều game thủ Việt vẫn thích cảm giác giữ trên tay những chiếc đĩa game rồi chưng nó trong phòng hơn là nhìn vào danh sách những tựa game dài trong hệ thống thư viện. Mới đây thậm chí còn có những trường hợp dở khóc dở cười diễn ra, gần đây nhất có thể kể đến hai tựa game trên Switch là Wolfentein: Young Blood và Overwatch (trước đó là PUBG). Khi hai tựa game này ra mắt bản vật lý nhưng bên trong chiếc hộp lại trống trơn chỉ có một đoạn code để các bạn vào eshop tải tựa game về. Tất cả những việc này chỉ để phục vụ cho nhu cầu sưu tầm của các game thủ mà thôi.
Theo Game4V
Game thủ PC hãy chuẩn bị đi, "ông trùm sát phần cứng" nhất lịch sử sắp quay lại Crysis Remastered sẽ phát hành song song trên cả PC và Console, thậm chí có cả phiên bản dành riêng cho Nintendo Switch. Không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, sau khi úp mở về một phiên bản mới cho Crysis, cuối cùng nhà sản xuất Crytek đã chính thức xác nhận thông tin. Theo đó, trò chơi này có tên Crysis...