Hướng dẫn chơi Xerath phiên bản mới trong Liên Minh Huyền Thoại
Cùng tìm hiểu cách sử dụng Xerath ở vị trí pháp sư đường giữa Liên Minh Huyền Thoại sao cho thật hiệu quả.
Xerath là 1 trong 2 vị tướng được làm lại ở phiên bản Liên Minh Huyền Thoại 4.2. Với bộ kĩ năng mới, lối chơi của Xerath vẫn không thay đổi là giữ khoảng cách và tấn công đối phương từ 1 cự li an toàn; tuy nhiên trong quá trình trụ đường, trao đổi chiêu thức và tham gia giao tranh, combo của vị tướng này đã có những thay đổi nhất định. Hãy cùng tìm hiểu cách chơi Xerath mới qua bài viết sau đây.
Ngọc bổ trợ, bảng bổ trợ và phép bổ trợ
Với bộ kĩ năng mới, đôi khi Xerath sẽ phải sử dụng những đòn đánh tay lên đối phương để đạt tối đa hiệu quả hồi năng lượng. Do vậy lựa chọn hợp lí nhất ở ngọc đỏ sẽ là 8 viên xuyên giáp kháng phép và 1 viên tỉ lệ chí mạng. Ngọc vàng cũng không có nhiều lựa chọn ngoài giáp, đặc biệt là nếu phải đối đầu với những tướng gây sát thương vật lí ở đường giữa như Zed, Kha’Zix.
Về ngọc xanh tím, các bạn có thể lựa chọn ngọc xanh tăng sức mạnh phép thuật theo cấp ngọc tím tăng 15 sức mạnh phép thuật. Xerath có lối chơi khá an toàn do có thể tung kĩ năng từ khoảng cách xa nên ngọc xanh kháng phép cũng không thực sự cần thiết; tuy nhiên nếu là 1 người chơi theo chủ nghĩa ăn chắc mặc bền, các bạn có thể sử dụng ngọc kháng phép ở vị trí này.
Bảng ngọc gợi ý cho Xerath.
Ở bảng bổ trợ, 21/0/9 vẫn sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho Xerath để tối ưu hóa khả năng tấn công và mang lại những lợi ích cần thiết. Các bạn có thể tùy biến 9 điểm ở nhánh Đa Dụng tùy theo sở thích của mình. Dưới đây là bảng bổ trợ để các bạn tham khảo.
Xerath có thể lựa chọn phép bổ trợ Tốc Biến Thiêu Đốt để tăng tính cơ động và khả năng giao tranh/kết liễu mục tiêu. Nếu xác định theo lối chơi tấn công từ xa, các bạn có thể thay thế Thiêu Đốt bằng Dịch Chuyển để có thể hỗ trợ đồng đội trong những trường hợp cần thiết.
Thứ tự học kĩ năng & trang bị
- Xung Kích Năng Lượng: học ở cấp 1, 3, 5, 7, 9.
- Vụ Nổ Năng Lượng: học ở cấp 2, 8, 10, 12, 13.
- Điện Tích Cầu: học ở cấp 4, 14, 15, 17, 18.
- Nghi Thức Ma Pháp: học ở cấp 6, 11, 16.
Video đang HOT
Xung Kích Năng Lượng là kĩ năng chính trong việc dọn lính/quấy rối/gây sát thương trong các cuộc giao tranh. Với thời gian hồi chiêu ngắn và phạm vi sử dụng rất xa, kĩ năng này nên được học tối đa đầu tiên. Vụ Nổ Năng Lượng và Điện Tích Cầu đều có khả năng vô hiệu hóa đối phương (làm chậm & làm choáng), tuy nhiên Vụ Nổ Năng Lượng sẽ mang lại nhiều sát thương hơn trong những pha giao tranh cũng như sử dụng dễ hơn, nên được ưu tiên trước Điện Tích Cầu. Chiêu cuối Nghi Thức Ma Pháp là 1 trong những kĩ năng làm nên tên tuổi của Xerath nên cần học đúng cấp 6, 11 và 16.
Về trang bị, các bạn có thể sử dụng bộ trang bị gợi ý phía dưới đây.
Là 1 pháp sư, Xerath cần các chỉ số sức mạnh phép thuật, khả năng xuyên kháng phép, thời gian hồi chiêu và một chút khả năng phòng ngự trong trường hợp bị đối phương áp sát. Bộ trang bị hoàn chỉnh khi kết thúc trận đấu sẽ bao gồm Giày Pháp Sư – Cốc Quỷ Athena/Quỷ Thư Morello – Mũ Phù Thủy Rabadon – Trượng Hư Vô – Đồng Hồ Cát Zhonya – cuối cùng là 1 trang bị tùy chọn, có thể là Trượng Pha Lê Rylai hoặc Mặt Nạ Đọa Đày Liandry.
Hướng dẫn chơi cơ bản
Ở giai đoạn trụ đường, hãy sử dụng Xung Kích Năng Lượng và Vụ Nổ Năng Lượng để ăn lính từ khoảng cách an toàn cũng như quấy rối đối phương nếu có thể. Trường hợp lí tưởng nhất là sử dụng Xung Kích Năng Lượng sao cho bạn vừa có thể kết liễu quân lính, vừa có thể kết hợp rút máu đối phương hoặc sử dụng Vụ Nổ Năng Lượng khi những kẻ địch tay ngắn có ý đồ mon men tiến lên ăn lính. Hãy nhớ rằng ở tâm Vụ Nổ Năng Lượng, kẻ địch sẽ nhận thêm sát thương và bị làm chậm nhiều hơn, do vậy hãy luyện tập cách sử dụng kĩ năng này thật nhuần nguyễn.
Điện Tích Cầu mang lại cho Xerath khả năng cầm chân đối phương để truy đuổi/rút lui cũng như kết hợp với 2 kĩ năng nói trên để tạo thành 1 combo rút máu rất kinh khủng. Nếu bị làm choáng với Điện Tích Cầu, kẻ địch chắc chắn sẽ dính thêm 1 chưởng Vụ Nổ Năng Lượng vào giữa mồm và sau đó chúng ta tiếp tục bồi thêm 1 cú Xung Kích Năng Lượng cho đỡ ngứa tay. Mặc dù có khả năng rút máu đối phương rất tốt song Xerath lại không thực sự vượt trội khi phải kết liễu kẻ địch. Hầu hết kĩ năng của vị tướng này đều có thể né được nếu đối phương di chuyển khéo léo.
Chiêu cuối là 1 kĩ năng đa tác dụng bậc nhất trong Liên Minh Huyền Thoại. Ở cấp độ 16, kĩ năng này có phạm vi sử dụng lớn hơn cả Siêu Bom Địa Ngục của Ziggs và bạn có thể sử dụng Nghi Thức Ma Pháp để kết liễu kẻ địch từ xa, thăm dò các vị trí mạo hiểm như rồng, Baron hoặc các bùa của đối phương. Khi cần thiết, sử dụng Nghi Thức Ma Pháp trước giao tranh để rút máu đối phương cũng là 1 lựa chọn không tồi; tuy nhiên hãy nhớ rằng kĩ năng này có thời gian hồi chiêu khá lâu. Ngoài ra, 1 điểm khác cần ghi nhớ là tốc độ bay của đường đạn từ kĩ năng Nghi Thức Ma Pháp rất nhanh nên bạn chỉ cần tính toán hướng di chuyển của đối phương 1 chút là được. Chúc may mắn!
Theo VNE
Fizz Sức mạnh tiềm ẩn ở vị trí đường giữa LMHT
Trong thời gian gần đây, chú cá tinh nghịch Fizz đang liên tục trở lại vị trí đường giữa trong LMHT và có thể cho đối phương lên bảng trong chớp mắt.
League of Legends Championship Series (LCS) ở thời điểm hiện tại chứng kiến sự nổi lên của các sát thủ trong LMHT. Anivia hay Karthus - những pháp sư mạnh mẽ nhưng cần phải farm nhiều nay đã được thay thế bằng Zed và Ahri (có tỷ lệ thắng lần lượt là 56% và 58%). Với sự phổ biến của chiến thuật đẩy trụ nhanh (những trụ đầu tiên thường bị hạ vào khoảng phút thứ 4 của trận đấu) thì khả năng ám sát các mục tiêu đi lẻ trên bản đồ càng trở nên dễ dàng hơn và Zed cùng Ahri là những sự lựa chọn hoàn hảo cho vị trí này.
Những lựa chọn hàng đầu cho vị trí sát thủ.
Ở LCS khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, hai vị tướng này đã bị cấm 17-18 lần trong tổng số 35 trận. Ngay tại Vòng chung kết đang diễn ra ở Los Angeles thì các đội cũng thường xuyên đưa Zed vào danh sách cấm (41/51 trận) hoặc lấy ngay cho mình nếu có thể. Hồ li tinh Ahri cũng không kém cạnh khi có số lượt cấm còn nhiều hơn cả Zed (47 trận).
Fizz - Chú Cá Tinh Nghịch.
Trong bối cảnh đó, một vị tướng hiếm khi xuất hiện là Fizz bỗng nổi lên như một sự lựa chọn hoàn hảo cho vị trí sát thủ. Ở châu Âu, Nukeduck của đội Lemondogs đã có màn trình diễn siêu hạng với Fizz khi kết thúc mùa giải với thành tích thắng 8 thua 3. Còn nhớ trong 8 tuần đầu tiên của LCS, người cá chỉ bị cấm 4 lần, quá ít so với con số 25 ở những tuần kế tiếp. Sức hút của Fizz cũng không hề giảm tại chung kết thế giới khi có mặt trong danh sách cấm và chọn của một nửa số trận đã đấu (26/51). Vậy điều gì đã khiến Quái Ngư trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu ở vị trí đường giữa?
Sức mạnh tiềm ẩn
Fizz có khả năng đối đầu trực tiếp với các sát thủ khác khi có thể né những chiêu quan trọng như Hôn Gió của Ahri với Nhảy Múa/Tung Tăng (E). Một người chơi kinh nghiệm nếu biết cách dùng kỹ năng này vào đúng thời điểm hoàn toàn có thể thoát khỏi những tình huống ngặt nghèo nhất. Trường hợp đối phương do dự trong việc tấn công, Fizz sẽ bắt họ phải trả giá khi sát thương của Đâm Lao (Q) và Đinh Ba Hải Thạch (W) thực sự rất đáng kể. Bên cạnh đó, nội tại giảm sát thương vật lý nhận vào khiến cho không nhiều sát thủ có thể đánh ngang cơ với Fizz nếu không sử dụng kỹ năng một cách chính xác.
Bộ trang bị lý tưởng dành cho Fizz.
Một khi đã có cho mình trang bị Song Kiếm Tai Ương, sức mạnh của Quái Ngư còn được nhân lên gấp bội. Với lượng sát thương khổng lồ cộng thêm vào mỗi đòn đánh thường, Fizz hoàn toàn có thể dứt điểm những mục tiêu yếu máu trong chớp mắt. Tuy nhiên vẫn còn đó những lựa chọn có khả năng khắc chế được chú cá này, Ryze với độ trâu bò của mình là một ví dụ. Vì lý do đó, Fizz thường được các đội lựa chọn cuối cùng như một con bài bí mật nhằm phát huy tối đa sức mạnh của mình.
Hãy cùng phân tích pha giao tranh giữa Fnatic.xPeke và NIP.Bjergsen để thấy được khả năng tay đôi của Fizz và những sát thủ khác (trong trường hợp này là Ahri) tuyệt vời đến mức nào.
31:34: Ahri mở giao tranh với Quả Cầu Ma Thuật, Lửa Hồ Li, Phi Hồ và kích hoạt Bùa Đầu Lâu. Fizz tránh tất cả những kỹ năng trên với một thao tác đơn giản là sử dụng Nhảy Múa. Ahri rơi vào tình thế buộc phải tấn công bởi nếu không, Fizz sẽ trừng phạt cô với một lượng sát thương khổng lồ.
31:36: Sau khi tránh được hầu hết các kỹ năng của Ahri, Fizz chỉ dính phải một lượng sát thương không đáng kể từ một pha Phi Hồ cùng Lửa Hồ Li.
31:38: Khi mà các kỹ năng của Ahri đang trong thời gian hồi, Fizz ngay lập tức dùng Đâm Lao và Triệu Hồi Thủy Quái khiến cho Ahri không kịp trở tay. Cùng lúc đó, Shen dùng Nhất Thống vào Fizz để gia tăng lợi thế trong pha giao tranh.
31:40: Nội tại của Song Kiếm Tai Ương khiến cho đòn đánh thường của Fizz cực kỳ thấm. Điều đó cho thấy khả năng giao tranh cự ly gần cũng như né tránh của Quái Ngư tốt đến mức nào.
31:42: Fizz dùng Nhảy Múa một lần nữa đề phòng việc bị dính Hôn Gió, chiêu quan trọng thứ hai sau Bùa Đầu Lâu của Ahri.
31:44: Fizz hoàn toàn chơi trên cơ Ahri khi dùng Tung Tăng tránh được Hôn Gió và kết liễu Hồ Li Chín Đuôi với Đâm Lao.
Làm thế nào để khắc chế được Fizz?
Sử dụng Nhảy Múa hiệu quả là điều kiện tiên quyết với những người đi đường giữa, khi mà khả năng đối đầu của Fizz với những sát thủ như Ahri hay Zed phụ thuộc hoàn toàn vào việc né tránh các kỹ năng một cách chuẩn xác. Khi phải phòng thủ trong trụ, Fizz không có nhiều lựa chọn cho việc dọn dẹp đợt lính ngoại trừ việc sử dụng Tung Tăng. Chính vì thế, cách tốt nhất để hạn chế sức mạnh của chú cá này là chơi chiến thuật đẩy đường nhanh. Khi rơi vào hoàn cảnh đó, Fizz và đồng đội chỉ có một lựa chọn là mở giao tranh nhanh nhất có thể bằng không sẽ bị rỉa máu đến chết.
Hai vị tướng có khả năng đẩy đường mạnh: Jayce và Varus.
Jayce và Varus, hai vị tướng có khả năng dọn dẹp quái với bộ kỹ năng của mình là những lựa chọn hoàn hảo cho chiến thuật đẩy trụ nhanh. Việc kiểm soát Bùa xanh cũng rất quan trọng trong việc khắc chế Fizz. Nếu Jayce có thể cướp được bùa từ bên phía đối phương thì mọi việc còn trở nên tồi tệ hơn khi hắn ta sẽ liên tục bắn những pha Cầu Sấm rỉa máu trong khi Nhảy múa/Tung Tăng thì thường xuyên trong tình trạng chờ hồi chiêu.
Hãy cùng xem một vài tình huống trong trận đấu giữa Evil Geniuses và Fnatic khi mà Fizz và đồng đội bị ép phải phòng thủ trong trụ.
34:12: Mặc dù sở hữu đội hình giao tranh mạnh nhưng vị trí của các thành viên EG không cho phép họ ngăn chặn được đợt đẩy của Fnatic, đặc biệt là khi những lựa chọn của EG không có nhiều kỹ năng dọn dọn quái nhanh. Ở bên kia chiến tuyến, chỉ với một chiêu Lửa Tâm Linh của Nasus cùng vài phát bắn thường, Fnatic đã nhanh chóng xóa sổ quái vật để tiếp cận với trụ.
44:58: EG không thể mãi co cụm phòng thủ, họ buộc phải mở giao tranh và không được phép mắc bất cứ sai lầm nào. Tuy nhiên Fizz của Froggen đã để trúng Hôn Gió và nhanh chóng nằm xuống, trận đấu kết thúc chỉ ít phút sau đó.
Một sát thủ với bộ kỹ năng hoàn hảo nhưng vẫn còn đó những cách khắc chế, hãy cùng chờ xem liệu Fizz có một lần nữa tỏa sáng tại chung kết thế giới mùa 3 không nhé.
Theo VNE
Stick figure Liên Minh Huyền Thoại phần 3 - Phim hoạt hình hành động cực vui Hiện Stick figure Liên Minh Huyền Thoại đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Nếu đã từng mê mẩn các clip "Cuộc chiến người que" (Stick figure spotlight) của Liên Minh Huyền Thoại, các bạn chắc hẳn sẽ hài lòng với clip mới nhất, được tung ra ngày 26/5 vừa qua với nội dung là cuộc chiến ở bản...