Hướng dẫn chơi Eredar – The Shadow Demon
Giới thiệu chung:
Thông tin chung của Shadow Demon.
Các chỉ số khác
Skill:
Eredar dùng sức mạnh ma thuật bóng đêm đẩy đối tượng vào một vùng không gian ảo trong 2.5 giây, và khi Hero đó trở lại sẽ tạo ra thêm 2 ảo ảnh của chính mình dưới sự điều khiển của Eredar.
- Mana 120.
- Thời gian bóng tồn tại 5/ 6/ 7/ 8 giây.
- Damage của bóng 30%/ 40%/ 50%/ 60%.
- Cooldown 25/ 22/ 19/ 16 giây.
- Có thể gõ lệnh -Disablehelp để không bị đồng đội cast skill này lên.
Eredar tạo ra một lời nguyền trong một phạm vi rộng, một Unit “xui xẻo” sẽ ngẫu nhiên dính phải lời nguyền này, nhận thêm Damage từ các đòn tấn công trong 12 giây.
- Mana 50/ 60/ 70/ 80.
- Cast range 600.
- Phạm vi AOE 450.
- Tăng 20%/ 30%/ 40%/ 50% damage cho đối tượng bị nguyền rủa.
- Cooldown 13 giây.
- Loại Damage: Pure.
- Unit vẫn chịu tác dụng của Soul Catcher khi bị Disruption.
SD tung ra một loại chất độc theo đường thẳng, bất cứ Unit nào dính phải loại độc này sẽ chịu damage tùy theo level của Shadow Poison. Trong vòng 10 giây sau đó, nếu đối phương lại nhận thêm skill này ( Stack ) thì lượng Damage gây ra (từ skill phụ Release Poison [E]) sẽ thay đổi và tăng lên theo cấp số nhân (gấp đôi lượng damage nhận lần trước) và Bonus 50 damage. Khi Unit bị dính độc ta sẽ có 1 vùng sight nhỏ xung quanh.
- Mana 50.
- Cooldown 2.75 giây.
- Cast range 1500.
Video đang HOT
- AOE tác dụng 180.
- Thời gian tồn tại 10 giây.
- Damage Level 1: 20/40/60/120 sau mỗi lần stack 50 Bonus.
- Damage Level 2: 35/70/140/280 sau mỗi lần stack 50 Bonus.
- Damage Level 3: 50/100/200/400 sau mỗi lần stack 50 Bonus.
- Damage Level 4: 65/130/260/520 sau mỗi lần stack 50 Bonus.
- Unit vẫn chịu tác dụng của Shadow Poison khi bị Disruption.
- Có thể gây damage từ skill phụ [E] bất cứ lúc nào.
Eredar sử dụng năng lượng bóng tối nguyền rủa kẻ thù, khiến hắn mất đi các buff có lợi, thay vào đó là sự chậm chạp và đau đớn. Sau khi thời gian slow kết thúc (5 giây), Unit bị cast skill sẽ nhận thêm một lượng Damage.
- Mana 200.
- Cast range 800.
- Cooldown 50 giây.
- Thời gian tác dụng 5 giây.
- Gây damage 200/ 300/ 400.
- Skill vẫn có tác dụng khi đối tượng bị Disruption.
Ưu điểm:
- Tay dài, đánh xa khoảng cách 500, Animation khá tốt, Damage khá, last hit dễ.
- Lượng Int tăng thêm mỗi level cao, bù đắp sự thiếu hụt về mana.
- Bộ skill thiên về Harass/ Ganking.
- Hỗ trợ team hiệu quả trong việc gank, combat.
- Bộ skill gây lượng damage lớn lên đối tượng “xui xẻo”.
- Skill cooldown nhanh và tốn ít mana .
- Armor cơ bản khá .
Nhược điểm:
- Tốc độ di chuyển hơi thấp.
- Không có skill chạy trốn.
- Lượng máu ít ỏi.
- Cần APM cao và cần tính toán hợp lý khi sử dụng skill để tránh trường hợp “cứu địch”.
Bộ skill rất hay, trị được cả những Hard Tanker như Centaur.
Nhận xét chung: Eredar có khả năng hỗ trợ đồng đội Gank ngay từ những phút đầu game và thể hiện sức mạnh của mình trong cả trận đấu, đến Late Game hero này vẫn đóng vai trò hỗ trợ rất tốt trong những pha Combat của Team.
Build Skill:
- Level 1: Disruption
- Level 2-3: Shadow Poison
- Level 4: Soul Catcher
- Level 5: Shadow Poison
- Level 6: Demonic Purge
- Level 7: Shadow Poison
- Level 8-10: Soul Catcher
- Level 11: Demonic Purge
- Level 12-14: Disruption
- Level 15: Stats
- Level 16: Demonic Purge
- Level 17 : Stats
Level 1 lấy Disruption để Harrass đối phương, giúp team gank nếu có điều kiện, hoặc đơn giản là Disable để giúp SD chạy trốn. Max Shadow Poison sớm vì đây là skill chính để Gank, Harrass, giúp SD control lane tốt hơn trong giai đoạn early game. Skill tiếp theo cần Max đó là Soul Catcher để tăng lượng damage đối phương phải nhận, tiêu diệt đối phương hiệu quả hơn. Ultimate lấy đúng level vì đây là chìa khóa giúp tiêu diệt mọi “con mồi” ngây thơ đi lẻ.
Ngoài ra SD còn có hướng tăng thiên về Support, đó là lên max Disruption và Soul Catcher sớm nếu trong team có những Nuker khỏe. Và bạn có thể có những hướng đi riêng bởi lẽ không có một công thức nhất định khi sử dụng tướng trong DotA.
Hướng dẫn chơi:
- Giai đoạn Early Game:
Những item xanh nhất thiết phải lên để SD có thể trụ lane, những item đỏ có thể cân nhắc khi team thiếu supporter thì SD có thể mua gà hoặc mắt để hỗ trợ. Tuy nhiên khi cảm thấy có khả năng đụng độ những hero có nhiều skill thì nên mua ngay Magic Stick bởi sự hữu dụng của nó.
Khả năng Control Lane của SD là cực tốt nên có thể đi solo hoặc đi cùng đồng đội đều được. Trong quá trình farm, bởi hero này khá “mỏng manh” do đó việc cắm mắt và nhìn Mini-Map là tối quan trọng để tránh việc chết không đáng có khi đối phương đi gank.
Ở giai đoạn đầu có thể lợi dụng lượng Damage khá và Animation tốt của SD để Farm/Harass bằng tay rất ổn. Sau khi Shadow Poison đạt đến level 2-3 thì có thể “spam” với Soul Ring để gây khó khăn cho đối thủ, cũng như làm giảm đáng kể lượng HP của họ. Sẵn sàng rình rập “úp” Disruption và dứt điểm Hero địch bất cứ khi nào có cơ hội. Đạt đến level 6 cũng chính là lúc SD “đã chín”, có thể “khai thác” ngay vào công cuộc đi gank cùng đồng đội.
Lưu ý khi sử dụng Combo của SD: Lựa chọn vị trí để Disruption, sao cho xung quanh đối tượng “được chọn” có càng ít Creep và Hero địch càng tốt (hạn chế việc dùng ngay khi địch vẫn đứng chung với nhiều Creep). Trong khoảng 2.5 giây đối tượng bị biến mất, bạn có thể cast Soul Catcher và Poison đi qua điểm nhốt bởi những skill này vẫn có tác dụng. Khi đối phương hiện lên cũng là lúc Cast tiếp Ultimate khiến hắn bị slow và nhận damage, việc lúc này là vừa Attack (hit&run) vừa spam Poison. Không nhiều cơ hội để đối phương có thể chạy thoát khi nhận đủ Combo như trên (kể cả Tanker “cứng” như Centaur hay Tide…)
Kết thúc Early, SD nên có những item sau:
Lựa chọn 1 trong 3: Ring Basilius hoặc Soul Ring hoặc Urn.
- Giai đoạn Mid Game:
Những item phù hợp với SD:
Acane Boot gần như là chiếc giày không thể thiếu của SD để bổ sung lượng Mana khi thực hiện Combo và Spam Poison.
Những item tiếp theo tùy thuộc vào bạn sẽ theo hướng nào, giữ vai trò gì trong Team.
- Theo hướng hỗ trợ cả team trong Combat thì lên Ancient Janggo of Endurance và Mekansm.
- Theo hướng hỗ trợ bản thân, sống sót lâu hơn trong trường hợp luôn bị Focus đầu tiên: Force Staff, Eul, Blink và Ghost Scepter.
- Teo hướng tăng cường khả năng Gank, có thể lên trong trường hợp diễn biễn trận đấu đang có lợi, có khả năng rush nhanh các item: Orchid, Book, Dagon. (tuy nhiên hướng này không khuyên dùng)
Soul Catcher chuẩn xác góp phần tiêu diệt địch nhanh hơn.
Trong giai đoạn Mid-Game, khi đã sở hữu level trên 7, SD đã có khả năng phối hợp tốt với đồng đội để đi Gank lẻ cũng như tham gia các pha Combat ăn trự. Do đó, hãy bỏ qua việc farm và nhanh chóng triển khai combat cùng đồng đội để có được những lợi thế nhất định cho team mình trong giai đoạn mid-game này.
Việc cắm mắt để nắm rõ tình hình, diễn biến trận đấu là rất quan trọng, khi mà việc Gank của SD gần như quyết định rất lớn tới vai trò của nó trong Late Game (nếu bị chết quá nhiều, out-item thì nguy cơ vô dụng ở cuối game rất cao). Ở giai đoạn này, Combo của SD là cực kỳ mạnh bởi Soul Catcher sẽ phát huy hết hiệu quả của nó với hàng loạt skill và Damage vật lý gây ra cùng đồng đội. Do đó đối tượng ưu tiên cho bộ Combo này là các Carrier, thậm chí các Tanker của đối thủ.
Cần rất lưu ý đối với Disruption, bạn hãy sử dụng thật hợp lý, có thể dùng nó để cứu đồng đội khỏi bị Focus hoặc loại bỏ các Support địch khỏi Combat trong vòng 2.5 giây quý giá – Tuy ngắn nhưng thực sự rất hiệu quả. Tuyệt-đối-không Cast lên các Hero mà đồng đội đang Focus, rất có thể nó sẽ phá vỡ thế trận của team và thua ngược.
Lợi dụng Cooldown thấp của tất cả các skill, Shadow Demon nên “lòng vòng” ở ngoài rìa Combat để spam Poison và sử dụng Combo. Tránh né tất cả các vị trí khiến nó bị Focus, bởi chỉ cần sơ sảy vài giây là khiến bạn “lên bảng đếm số” mà chưa kịp hiểu tại sao. Với 4 skill đều phải bẩm và một số item cần Active, SD nên được sử dụng bởi game thủ có APM khá và khả năng quan sát combat nhanh.
Giai đoạn Late ame:
Nếu có điều kiện để lên các item đắt tiền thì nên ưu tiên Shiva Guard và Hex.
Trong giai đoạn Late-Game, SD vẫn rất hữu dụng bởi Soul Catcher sẽ cho Pure Damage và Ultimate cho Slow khá Imba. Ở những phút cuối cùng này, các pha Combat đều quan trọng, vì vậy những sai sót đều không thể chấp nhận. Liên tục Spam Poison từ xa lấy Damage, Sight bởi Cast range cực xa của nó.
Vẫn thực hiện các bước combo như ở Mid Game, Disruption và Ultimate có thể cân nhắc Cast vào các Carrier địch để lấy lượng damage khá tốt của chúng, đồng thời “câu giờ” kết liễu các Supporter địch “trong chớp mắt”. SD lúc này phải luôn “sát cánh” bên đồng đội để hỗ trợ liên tục, tránh các trường hợp đi lẻ thiệt mạng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới toàn đội. Với việc đảm nhận tốt vai trò của 1 Hero Support ở Late Game, cơ hội chiến thắng của đội sẽ được nâng lên rất nhiều.
Kết luận: Đóng vai trò khá quan trọng trong team, Shadow Demon được sử dụng hợp lý sẽ giúp diễn biến trận đấu đi theo hướng có lợi. Bộ skill thiên về Gank của nó khiến cho Team địch luôn phải dè chừng và khá khó để đối phó. Bởi vậy SD hiện nay đang được xuất hiện ngày một thường xuyên hơn tại các trận đấu DotA đỉnh cao.
Theo GameK