Hướng dẫn chơi DotA 6.72 – Những thay đổi về chiến thuật và hero (phần 2)
Như đã nói trước ở đoạn kết của Hướng dẫn chơi DotA 6.72 – Những thay đổi về chiến thuật và hero, Series bài viết phần thứ hai này sẽ cùng các bạn đi sâu hơn vào map 6.72 – nơi mà bên cạnh những kẻ bị thất sủng, vẫn còn những cái tên mới vươn lên..
I. Hướng dẫn chơi DotA 6.72 – Thời đại của Nuker lên ngôi
Hẳn các bạn vẫn còn nhớ, đã từng một thời chiến thuật bảo kê late solo mid vô cùng thịnh hành. Tại ADC 2008, với việc đưa Phantom Assassin solo mid và Chen roaming support, StarsBoba đã làm nên kì tích và vượt qua Zenith để vươn đến ngôi vương. Thế nhưng, sử dụng carrier solo mid bám lane dường như đã trở thành khái niệm chỉ tồn tại trong quá khứ. Khả năng combat nổ ra ngay ở những phút đầu tiên khiến các top team phải vắt óc trong việc tìm những siêu nuker xen lẫn các semi trong đội hình, vì họ biết rằng, cánh cửa DotA chuyên nghiệp gần như đã đóng hẳn lại với chúng – những tên nông dân chăm chỉ cần cù.
Là một trong số những hero mới được phát hiện trong phiên bản 6.71. Khả năng control lane tốt, có animation attack ổn định cùng với Dark Ritual cho Mana cũng như deny được creeps bên mình, Lich hoàn toàn có đủ điều kiện trở thành hot hero, hoặc thậm chí là solo mid để đì đọt các key hero khác khi mà Frost Nova có thời gian cooldown hợp lí cũng như gây lượng damage lớn.
Đạt được lv cần thiết sớm đồng nghĩa với việc có đủ các items cần thiết như PhaseBoots và Mekans, Lich sẽ trở thành một nhân tố không thể vắng bóng trong combat. Tạo khoảng trống cho carrier farm, tận dụng tối đa Forst Armor để counter các melee hero địch, bảo vệ đồng đội và ultimate Chain Frost cooldown nhanh kinh hoàng là những điều khiến Kel”thuzad có thể cân bằng trận đấu tại bất kì thời điểm nào.
Rattletrap – the Clockwerk Goblin
Dù ở 6.71x hay lên đến 6.72, Clockwerk vẫn luôn là một hot pick đối với các team vì mức độ linh động ở từng chiến thuật. Gain strength lớn (2.4/level), movement speed thuộc loại khá với armor thuộc loại trung bình cộng là những điểm cộng đầu tiên đối với Rattletrap.
Tuy là tướng Strength, nhưng với set skills đẹp như mơ, Clockwerk vẫn đag có một vị trí đẹp tuyệt vời bên cạnh những nuker dòng họ int khác. Rocket Flare ngốn 50 mana đồng nghĩa với việc chỉ cần Ring of Balisius là quá đủ để bám lane cũng như hỗ trợ dmg cho hai lane còn lại. Combo Hook Shot, Battery Assault và Cog khiến Clockwerk hoàn toàn có thể trở thành người mở đầu combat và làm rối loạn đội hình địch. Khả năng lăn xả vào combat hoặc đi bắt lẻ một cách nhanh nhất nhờ vào Hook Shot, có lẽ chỉ cần Vanguard, Pipe và Blademail là quá đủ với con robot này.
Kael the Invoker, Puck the Fairy Dragon và Alleria the Windrunner
Có disable, lượng skill gây damage khá đồng đều, khả năng ra vào combat cũng như đuổi/chạy tốt và cần nhiều kĩ năng để có thể làm quen là những điểm nổi bật nhất mà cả ba heroes này đều có. Thế nhưng, vấn đề khó chơi chắc chắn sẽ không trở thành rào cản và đương nhiên, bộ ba này đều luôn luôn thường trực trên khu vực draft- game.
Nếu như Kael trong Superman có khả năng bay chạy, nhìn xuyên tường cộng với sức khỏe vô địch, thì trong DotA cũng có một Kael với khả năng đốt mana, tàng hình hoặc thậm chí thả thiên thạch và gọi lốc,.. Invoker là một hero mạnh nếu không phải nói là toàn diện về cả bốn phương diện, control lane, gank, combat và def.
Tất nhiên nếu biết kết hợp tất cả 10 skills và khả năng sử dụng trong combat tốt, Invoker sẽ luôn là một kẻ vô cùng khó chịu và là mục tiêu ưu tiên số của các ganker cũng như initiator team địch. Bên cạnh đó, lượng movement speed cơ bản khá thấp (280), phải phụ thuộc nhiều vào level và hơn cả là một trong những hero khó chơi nhất DotA, thế nên nếu có thể thuần hóa “kẻ ngoài hành tinh”, phần trăm chiến thắng của team có thể sẽ lên đến 70%.
Khác với Invoker, Puck có vẻ là một hero dễ chơi hơn nhưng, nếu muốn lấy mạng nó từ tay một người chơi chắc tay sẽ là cả một vấn đề. Là một trong các hero int gây damage lớn, vô cùng cơ động khi có stun AoE và một khi đã có Blink Dagger, Puck luôn luôn giữ vững được “phong độ”, không bao giờ quá nổi bật hay cũng như quá mờ nhạt qua từng thời kì, từng phiên bản map.
Combo Illusory Orb/Warning Rift/Dream Coil có thể gây khoảng 800 damage AoE nếu sử dụng hợp lí! Nhưng cái nào cũng có mặt trái của nó, không phải lúc nào Puck cũng có điều kiện thuật lợi để có thể làm y nguyên combo như vậy. Blink Dagger sẽ là giải pháp giúp tăng khả năng di chuyển và nếu sở hữu thêm Eul’s Scepter Divinity, Puck sẽ gần như bất tử trong trận đấu. Kết hợp được hero này phù hợp với từng chiến thuật có lẽ là cách tốt nhất để đưa game đấu vào tầm kiểm soát của team mình.
Video đang HOT
Là hero mới nhất so với 2 hero còn lại, Windrunner đã may mắn tìm cho mình một vị trí “đẹp” trong competitive-game. Khả năng lasthit vô cùng tốt nhờ vào animation ổn định, đi kèm với đó là range xa(600) và lượng int nhận được theo từng level khá lớn, Windrunner hoàn toàn có thể đảm nhận nhiều vai trò: gank, push cũng như tham gia combat với tư cách là semi-carrier hoặc thậm chí là supporter
PowerShot với casting range đủ để harass cũng như farm (1800 range với 360 maximum damage), ShakleShot là một trong những stun khó chịu bậc nhất DotA với ~4s cố định 2 mục tiêu và hơn hẳn là Windrunner làm nên tên tuổi của Alleria cùngFocus Fire để push trụ. Windrunner hoàn toàn có thể build theo đường PhaseBoots, Mekans, sau đó là Pipe để hỗ trợ cho đồng đội hoặc cũng với PhaseBoots nhưng lên Orchid hoặc Force Staff, Guinsoo, Shiva và Buriza Kyanon trở thành damage dealer của team. Cũng giống như Puck và Invoke, một nhóm đi gank cùng nhau với Smoke of Deceit sẽ có thể tiêu diệt được “đứa con của gió” này. Nhưng chỉ cần sơ xẩy một chút trong việc phân phối skill, gank hụt chúng là điều tất yếu sẽ phải xảy ra.
II. Những hero đã được “nâng cấp” nhưng vẫn bị “ghẻ lạnh”
Anub’arak the Nerubian Assassin
Trong những số trước của bài phân tích về những hero mới có khả năng sẽ thống trị phiên bản 6.72. Nerubian Assassinlà một trong số những hero được dự tính sẽ làm lũng đoạn đế chế 6.72x này. Thực tế có lẽ không giống như một câu chuyện cổ tích, khi mà quyết định thả rông “con bọ sát thủ” này của IceFrog lại không được như những mong đợi trước đó. Không được chú ý nhiều đến, thậm chí còn không xuất hiện trên draft ban-pick. NA dường như đag bị cộng đồng DotA xua đuổi hay có chăng, vẫn chưa xuất hiện những chiến thuật phù hợp với NA.
Sở hữu bộ skill gank tuyệt đối nhờ vào Vendetta, Impale và Manaburn, NA luôn luôn là nỗi ác mộng vào đầu game. Điều đó không sai nhưng sẽ là không đúng với thời điểm hiện tại, với việc chú trọng hơn đến ward và smoke, ultimate của NA sẽ trở nên vô dụng cho dù có ở early hay mid game đi nữa.
Tuy là ganker melee, nhưng NA lại là hero Agi thuần túy. Nếu so sánh NA với Night Stalker hay Clock với lượng armor cũng như máu hơn hẳn, phần trăm sống sau combo của NA gần như bằng 0. Khả năng rush items cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc gank, và nếu không làm được. 4 vs 5 là điều chắc chắn sẽ xảy ra đối với các combat sau này.
Những tưởng sửa Charge of Darkness không mất cast-time sẽ giúp cuộc đời của “con bò cầm đèn lồng” này sáng sủa hơn. Mật độ xuất hiện nhiều hơn trong các trận pub-game có sẽ chỉ là niềm an ủi cuối cùng khi mà Nether Strike lại bị nerf một cách thảm hại.
Greater Bash có từ ultimate phải phụ thuộc vào skill 3 khiến Barathum khá bị động trong việc gank và cần đủ level cùng core items mới có thể phát huy tối đa sức mạnh của mình. Thế nhưng Charge of Darkness bị mất khả năng chống phép và khoảng cách bị phát hiện xa thêm, cuộc đời của Barathrum có lẽ vẫn chỉ gắn liền với các trận đấu public.
Hiện giờ vẫn chưa thể nói gì nhiều đối với Huskar, việc utlimate đã được buff lên đáng kể khiến chúng ta có thể thấy được thấp thoáng hình ảnh của nó xuất hiện trong các trận clanwar.
Nhược điểm của Huskar khiến nó chưa có điểm bật rõ ràng, có lẽ là vì thiếu disable. Khả năng gây damage dựa quá nhiều vào máu khiến việc nếu không có nhũng core items như bkb hay satanic, việc đứng trong combat đối với huskar là điều không thể. Hơn nữa, khoảng cách cast ultimate chưa xa vẫn làm Huskar bị hạn chế phần nào.
Nếu chỉ nhìn Huskar là một hero cục mịch và dễ chơi thì bạn đã nhầm. Sẽ không có gì để nói nếu cứ cầm Huskar lao thằng vào một mục tiêu, mất ½ lượng hp và bị focus đến chết. Khéo léo sử dụng kết hợp giữa Inner Vitality, thay đổi Burning Spear và Orb hút máu cùng vị trí đứng trong combat sẽ khiến Huskar có thể làm nên nhiều điều bất ngờ đối với team địch, khi mà một mình có thể đối chọi với 3, thậm chí là 4 hero đã dùng gần hết skill. Huskar cần nhiều kĩ năng hơn bạn tưởng, train và tập luyện nhiều là cách duy nhất cũng là con đường ngắn nhất để làm quen với Huskar.
Bất kì một hero nào cũng có một điểm mạnh riêng, trên đây chỉ những thống kê về những hero nổi bật nhất được đề cập đến trong series Hướng dẫn chơi DotA kì này. Garena sẽ vẫn tiếp tục có những bài viết phân tích sâu hơn những điểm nổi bật có ở custom map danh giá này, vì vậy hãy chú ý theo dõi nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hướng dẫn chơi DotA 6.72 - Những thay đổi về chiến thuật và hero (phần 1)
Series bài viết hướng dẫn chơi DotA 6.72 này sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được những sự thay đổi chủ yếu, những biến động đối với cộng đồng DotA thế giới với những cuộc cải cách của IceFrog. Đúng như vậy, cái cũ rồi cuối cùng cũng sẽ bị thanh lọc, đào thải, nhường chỗ những cái mới thích nghi, phù hợp hơn với cộng đồng.
I. Những hero biến mất trong kỉ nguyên 6.72
Con quái vật này luôn đem đến niềm cảm hứng đối với các game thủ mới chơi hay đã lên chuyên nghiệp. Những pha highligh đậm chất hành động và rất riêng chỉ có Nevermore đã đã tạo nên những huyền thoại gắn liền và thậm chí còn trở thành tên của nó như YaphetS a.k.a PIS. Vậy tại sao tại phiên bản 6.72, nó không còn được trọng dụng nữa ?
1. Sự xuất hiện của Smoke of Deceit
Phiên bản 6.70 đánh dấu sự xuất hiện của Smoke of Deceit nhưng phải cho đến 6.71b, SoD mới được áp dụng nhiều vào các trận đấu draft-game và nảy sinh lên những chiến thuật đi kèm nó. SoD khiến Observer Wards trở nên yếu đi và không còn an toàn đối với các hero solo mid, đặc biệt là những semi carry yếu đuối như Shadow Fiend. Lượng máu thấp cùng với việc không có skill chạy trốn chính là vấn đề lớn nhất của SF khi mà chỉ cần stun đi kèm slow là quá đủ để đưa hắn về Fountain hồi sức bằng đường chim bay.
2. Những hero có khả năng control lane khỏe hơn bắt đầu được chú ý
Nevermore là một trong những hero có khả năng control lane ổn với bộ skill dễ farm và cho damage nhưng "ổn" ở đây không đồng nghĩa với "tốt" và "khỏe". Nếu chỉ là một trận đấu giao hữu hoặc không quan trọng, việc Nevermore có mặt trong đội hình ra quân của một team là điều hoàn toàn bình thường. Còn đối với những trận cân não ư? Thay thế Nevermore bằng Lich, NS, Clock, Batrider sẽ là lựa chọn hàng đầu của hầu hết bất cứ team nào còn hơn là mạo hiểm nếu đặt trọn niềm tin vào "bóng ma" này.
Không có gì phải đáng bàn về khả năng farm của Nevermore cả, tuy nhiên với lượng máu, mana và damage cơ bản không cao khiến Nevermore trở thành một trong những hero quá phụ thuộc vào đồ. Xu hướng chiến thuật thay đổi mạnh kể từ 6.70 trở đi khiến chúng ta không hề bất ngờ khi bóng ma này dần biến mất trên các chiến trường competitive trong cũng như ngoài nước. Nhưng biết đâu được đấy, rồi một ngày Shadow Fiend sẽ trở lại với sức mạnh gấp bội!
Giống như Nevermore, Morpling cũng từng là một hot hero. Có Waveform để trốn thoát, Morp đế sống dai và Replicateđể đánh lừa cũng như ra vào combat, .. thậm chí Morphling còn vô cùng khó chết. Chúng ta cùng phân tích xem tại sao nó lại không xuất hiện nhiều nữa.
1. Ethereal Blade
EB xuất hiện và việc Adapter Strike sửa sang damage magical đánh dấu triều đại của Morphling bắt đầu. Với việc một combo có thể dứt điểm hero support bên địch, EB và Morphling gần như gắn liền với nhau. Tất nhiên câu chuyện đó chỉ là trong quá khứ, tuy EB đã được buff lên slow mục tiêu tới 60% nhưng có lẽ vẫn không bù đắp nổi việc nerf Adapter Strikes. Nếu không sử dụng combo chính xác, EB thực sự khiến Morphling trở thành miếng mồi ngon với 3s dính thêm damage magical!
2. Cần nhiều items trong khi khả năng gây damage trong combat không lớn
Morphling có skill control lane khỏe, điều đó không phủ nhận nhưng vậy thôi chưa đủ. Việc lưu ý đến các hero mới như Windrunner hay Lich hay thậm chí là Lycan và Syllabear giúp chúng ta nhận ra một điều: Morp khá dễ bị gank và bị ép lane. Gameplay của DotA càng ngày càng nhanh đồng nghĩa với việc thời gian farm bị hạn chế, có được Linken, EB, Manta, sau đó là một số luxury items khác Morphling mới thành được carrier nhưng bên cạnh đó khả năng gây sát thương trong combat thì lại không nhiều. Sử dụng Replicate và Waveform hợp lí, di chuyển và dùng Morph để bắn/chạy là hàng loạt các kĩ năng đòi hỏi trình độ cao. Hãy suy nghĩ kĩ trước khi lựa chọn Morphling nếu không muốn tự làm khó mình.
Cũng từng nhận được khá nhiều ân sủng từ các phiên bản trước, cộng đồng DotA dễ dàng nhận ra rằng nữ vương hóa đá không còn thích hợp với series 6.72 này nữa, những nhược điểm chết người nào đã khiến medusa bị lu mờ trong competitive-game vậy?
1. Thuần late và dễ chết là nhược điểm đầu tiên
Khỏi phải nói, Medusa cũng có một giai đoạn khởi đầu không-khác-gì các siêu nhân khác như Troll hay Pa và Void, đó là phải farm, farm và farm. Hồi chiến thuật tri-lane còn thịnh vượng, chúng ta thường xuyên thấy Medusa được solo lane dài. Hình ảnh này giờ đã không còn khi thế giới bước sang phiên bản 6.72 với các chiến thuật mới như tri-lane 2 roam, một khi bị gank, cái chết là điều chắc chắn sẽ xảy ra khi Medusa không có bất cứ skill chạy trốn.
Cần khá nhiều đồ trong khi không có skill chạy trốn
2. Những hero khắc chế bắt đầu được sử dụng
Stone Gaze đưa tốc độ di chuyển của tất cả các hero hướng mặt vào Medusa về 100 trong khoảng thời gian nhất định, sẽ không tệ nếu như thời gian cooldown của skill được giảm xuống 100/80/60? Bên cạnh đó, ultimate dễ dàng bị phá giải bởi Shukuchi của Nerubian Weaver, ShapeShift của Banehallow là một điểm trừ lớn khiến Medusa phải về hàng ghế "dự bị".
Như đã nói bên trên, gameplay nhanh đồng nghĩa với việc 6.72 không còn trọng dụng các hard-carry, không chỉ bao gồm cả Medusa. Nếu không có chiến thuật phù hợp hoặc không thể thích nghi, chắc chắn đào thải là điều tất yếu và sớm muộn sẽ phải xảy ra.
Alchemist - the Razzil Darkbrew
Disable từ Unstable Concoction, Acid Spray sử dụng trong combat, Chemical Rage cho speed, máu và nhất là Goblin"s Greed đã làm nên tên tuổi của một cỗ máy hack tiền bậc nhất DotA. Alchemist vốn không bị đào thải nhưng việc vắng bóng trên chiến trường competitive khiến nó vẫn thuộc một trong những hero không thích ứng được với "môi trường mới".
1. Nửa late melee, nửa tanker
Không thoát khỏi vòng xoáy farm, Alchemist tuy là tanker nhưng vẫn mang tính chất của một late melee, phải farm thì mới có đủ core items để làm đúng nhiệm vụ. Có khá nhiều chiến thuật sử dụng Alchemist như một roamer. Nhưng thật sự đối với một skill gây stun đúng nghĩa, Unstable Concontion vẫn còn khá nhiều nhược điểm mặc dù lượng damage cũng như thời gian gây choáng lớn.
2. Nerf buyback và sự xuất hiện của Medallion of Courage
Đã không còn rồi thời đại hoàng kim khi mà với 10.000 vàng, "tên trọc phú lấy tiền đè người này" chỉ coi mạng sống của mình như chỗ tiền lẻ. Buy back phải cần 4 phút để cooldown đã gián tiếp neft Alchemist khiến nó trở thành một kẻ có-tiền-nhưng-không-để-làm-gì.
Rush đồ nhanh nhưng người là khá mỏng với armor khởi điểm chỉ có 0.54, Medallion of Courage đã trở thành nỗi ám ảnh lớn trong khoảng thời gian early đến mid game khi mà Chemical Rage cũng không thể bảo vệ được hắn. Với việc trừ đi 6 armor, có thể nói Alchemist là một trong những hero bị gameplay của phiên bản này gây ảnh hưởng nhiều nhất!
6.7x đã đánh dấu bước chuyển mình mới khi chiến thuật tri-lane đã không còn phù hợp nữa, thay vào đó là chiến thuật mới phù hợp hơn, linh động hơn với nhiều hero trong competitive: Tri-lane solo và 2 roam, vậy điều gì khiến chiến thuật này trở nên ưa chuộng hơn đối với cộng đồng DotA hiện tại?
Đương nhiên khi solo lane, dù thế nào đi nữa, ưu thế về việc hơn level là điều vô cùng cần thiết nhất là đối với những hero cần level 6 như Lion, Storm, Na, Lich, Visage, .. Có ulti sớm đồng nghĩa với việc kết hợp với những hero đi roam hiệu quả hơn. Những hero đi roam thường là một disable và một hero có khả năng farm rừng cũng như có slow hoặc các yếu tố khác như Lycanthrope, Venomancer hoặc Enchantress,..
Khả năng roam thành công tăng lên đáng kể từ chiến thuật này
Đối với việc đi lane 3 bảo kê rình combat hoặc chờ cơ hội smoke ra mid, chắc chắn điều đó sẽ không thể bằng việc 3 lane solo là liên tục miss 2 hero disable trên map. Việc này đã gián tiếp gây sức ép lên 2 lane hay thậm chỉ là cả 3 lane của đối phương, làm gì có thể thoải mái farm khi mà trên mini-map luôn luôn chỉ có xuất hiện 3 chấm sáng? Cân bằng lvl ở trong rừng đối với nhũng hero roam và những hero solo cũng là một trong những ưu điểm của chiến thuật này. Bên cạnh đó cũng tồn tại đội hình cũ như 2-1-2, thường đa phần các team sử dụng chiến thuật này để Lich solo mid, sau đó tùy vào lane sẽ di chuyển lên top hoặc dưới bot, bỏ lane mid cho một semi hoặc carrier trên top hoặc bot lấp lane rồi sau đó lại trở về lối đánh 2 roam 3 solo.
Dù sao đi nữa, 6.7x cũng giống như một bước ngoặt về lối đánh cũng như các hero được sử dụng với những thay đổi có phần cân bằng hơn của ếch băng. Kì sau, Hướng dẫn chơi DotA 6.72 - Những thay đổi về hero và chiến thuật (phần 2) sẽ đi sâu vào các hero mới cũng như một số hero có tiềm năng hơn trong tương lai, hãy chú ý đón đọc nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cùng luận đàm về 2 Hero mới được đưa vào mode -cm tại DotA 6.72 Có IceFrog tính toán rât kĩ trc kha ra quyêịnh này. 1. NA Nerubian Assassin (NA), hay còn gọi là hung là mt trong những Hero lâuời của DotA và cáchây 2m khi DotA cha Dust of Appearance thì NA là mt trong những hotboy thờng xuyê auto ban hoặc pickiêu này cũng khng khó hiêu bởi ultimate Vendetta sức imba ở thờiểó,...