Hướng dẫn cách trồng cây đinh lăng đơn giản, lá xanh tốt củ to tại nhà
Cây đinh lăng không chỉ có nhiều công dụng đối với đời sống mà còn có thể được dùng để làm cây cảnh trang trí.
Tìm hiểu cách trồng cây đinh lăng chi tiết ngay sau đây để giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc.
Cây đinh lăng là loài thực vật tự nhiên có tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc chi Đinh lăng, họ Cuồng Cuồng. Đây là loài cây có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á xung quanh vùng biển Thái Bình Dương như Việt Nam, Indonesia, Malaysia,… Từ lâu chúng đã được coi trọng và trồng rộng rãi bởi những tác dụng hữu ích trong đời sống, đặc biệt là với sức khỏe.
Cây đinh lăng là loại cây bụi có kích thước nhỏ, chiều cao chỉ khoảng từ 1-2m, tán lá rậm rạp và có mùi hương dễ chịu. Lá cây có dạng lá kép lông chim, chiều dài từ 15-20cm, mọc so le nhau, bề mặt lá có răng cưa và có màu xanh lục xen lẫn màu vàng. Cây có khả năng ra hoa, hoa đinh lăng có màu trắng xám hoặc xanh nhạt, quả hình dẹt và có màu trắng ngà.
Một số công dụng hữu ích của cây đinh lăng
Cây đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”, khi nó có họ với nhân sâm, có thể trồng để lấy củ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa được nhiều chứng bệnh lâu năm khó chịu. Một số căn bệnh về da liễu hoặc bệnh về xương khớp hoàn toàn có thể sử dụng lá cây đinh lăng để chữa trị, đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Bên cạnh đó, lá đinh lăng còn có thể được sử dụng như một loại gia vị, một loại rau để ăn hàng ngày, không chỉ rất ngon miệng mà còn bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể dùng lá đinh lăng cho các món gỏi, hoặc làm rau sống ăn kèm, nấu canh chung với nhiều loại cá,… Củ đinh lăng lâu năm còn có thể được dùng để ngâm rượu, làm rượu thuốc uống hàng ngày rất tốt đối với cơ thể.
Ý nghĩa của cây đinh lăng đối với phong thủy
Theo như phong thủy, cây đinh lăng là loài cây có khả năng xua đuổi tà khí, ngăn chặn những năng lượng xấu có thể tích tụ và xâm nhập vào bên trong ngôi nhà của bạn. Do đó nếu như bạn trồng cây đinh lăng trong vườn nhà sẽ giúp tích tụ nhiều vượng khí, dẫn dắt tài lộc vào nhà, ngăn ngừa sự thâm hụt, tiêu hao tài sản.
Bên cạnh đó, do có họ với nhân sâm cho nên cây đinh lăng cũng được coi là loại cây mang nhiều sinh khí, rất tốt đối với sức khỏe cũng như phong thủy nói chung. Trồng cây đúng cách và đặt ở những nơi tốt cho phong thủy trong ngôi nhà của bạn sẽ còn giúp cải vận, đem lại sự dễ chịu, thư thái và thoải mái.
Cách trồng cây đinh lăng đúng kỹ thuật
Nếu bạn định trồng cây đinh lăng để làm cây cảnh trang trí, phục vụ nhu cầu sử dụng cá nhân thì hãy tham khảo các bước thực hiện sau.
Video đang HOT
Hiện tại có 2 loại giống cây đinh lăng mà bạn có thể lựa chọn để trồng tại nhà:
- Giống đinh lăng tẻ: Cây khi trưởng thành cho ra lá to, rễ ít, củ nhỏ, lớp vỏ ngoài của cây mỏng. Nếu như bạn định trồng để lấy lá thì đây sẽ là lựa chọn phù hợp. Còn nếu định thu hoạch củ thì không nên lựa chọn giống cây này.
- Giống đinh lăng nếp: Trái ngược với giống đinh lăng tẻ, giống đinh lăng nếp cho ra lá nhỏ, rễ nhiều và củ có kích thước lớn, lớp vỏ ngoài dày dặn. Do đó nếu như bạn định thu hoạch lấy củ để làm dược liệu thì đây chính là lựa chọn tuyệt vời.
Hai giống đinh lăng này đều có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên để gia tăng tỷ lệ thành công và giúp cây mau lớn thì thời điểm tốt nhất nên trồng là từ tháng 2 cho đến tháng 4. Bởi đây là thời điểm kết thúc đợt lạnh giá, cây sẽ có cơ hội phát triển tốt nhất.
2. Chuẩn bị đất & chậu trồng
Cây đinh lăng nhìn chung cũng khá dễ trồng, không bị kén chọn đất. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo đất trồng phải có đủ dinh dưỡng cần thiết, không bị quá khô và có đủ độ tơi xốp cùng khả năng thoát nước tốt. Đất có độ pH từ 6-7, tơi xốp, thoát nước tốt. Có thể trộn đất với phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh để tăng độ dinh dưỡng cho đất.
Chọn chậu có kích thước phù hợp với kích thước của cây. Chậu nên có lỗ thoát nước ở đáy để tránh cây bị úng nước.
3. Cách trồng đinh lăng trong chậu
Cây đinh lăng sẽ được trồng chủ yếu dựa vào cây non mà bạn đã lựa chọn từ những cửa hàng bán cây cảnh và nông sản trên cả nước. Cây non sẽ có kích thước bé nhỏ, đi kèm với bầu đất được bọc trong túi nilon kín. Do đó trước khi bạn trồng cây vào trong chậu, hãy rạch bỏ lớp nilon này nhé.
Tiếp đó hãy nhẹ nhàng đặt bầu cây vào trong chính giữa chậu trồng đã chuẩn bị sẵn đất bên trong. Lưu ý đặt thật nhẹ nhàng để không làm vỡ bầu đất và đứt gãy rễ cây. Sau khi đặt xong thì lấp đất trở lại rồi tiến hành tưới nước chăm sóc như bình thường.
4. Chăm sóc cây đinh lăng sau trồng
Cây đinh lăng là loài cây có sự thích nghi và phát triển rất tốt, phù hợp với nhiều kiểu điều kiện khí hậu khác nhau. Do đó mà việc chăm sóc loài cây này tương đối dễ dàng và không gây quá nhiều khó khăn.
- Về nước tưới: Thường xuyên tưới nước để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây trồng. Tránh tưới quá nhiều có thể khiến nước không thoát ra hết. Lượng nước tưới cũng phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tăng thêm lượng tưới nếu thời tiết quá nóng, giảm bớt lượng tưới khi thời tiết mưa nhiều, trời lạnh,…
- Về điều kiện ánh sáng: Cây đinh lăng rất cần có ánh sáng để quang hợp và phát triển tốt nhất. Bạn nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng, chú ý tưới nước thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng khô héo, cháy lá do nắng nóng kéo dài.
- Cắt tỉa: Nên tiến hành cắt tỉa bớt cành lá, loại bỏ lá khô héo, cành bị hư hỏng định kỳ 4-6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp gia tăng sức khỏe cho cây trồng, ngăn không mắc các bệnh nguy hại có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
- Bón phân: Bón phân cho cây định kỳ 1-2 tháng/lần. Có thể sử dụng phân chuồng hoai mục, phân vi sinh hoặc phân NPK.
5. Thu hoạch lá
Cây đinh lăng sau khi trồng từ 1-2 năm sẽ cho chất lượng lá tốt nhất để có thể thu hoạch. Lá sau khi thu hoạch có thể được sử dụng như một loại gia vị, rau sống ăn kèm, dược liệu chữa trị một số chứng bệnh.
6. Thu hoạch củ
Ít nhất là 3 năm kể từ khi bắt đầu trồng cây đinh lăng thì mới có thể thu hoạch được phần củ. Tuy nhiên cây trồng càng lâu năm thì chất lượng củ sẽ càng cao. Do đó tốt nhất bạn nên đợi từ 5-7 năm để thu hoạch sẽ thu về được củ đinh lăng có kích thước lớn và có giá trị kinh tế tốt. Củ sau khi thu hoạch có thể đem đi thái nhỏ rồi phơi khô sử dụng làm dược liệu dần dần, hoặc có thể đem ngâm rượu thuốc sẽ rất phù hợp.
7 vị trí đặt bể cá làm đẹp trong nhà không tốt, dễ ảnh hưởng sức khỏe, tài lộc thất thoát
Theo chuyên gia phong thủy, bể cá được coi là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tốt mang tới tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
Tuy vậy không nên để ở những vị trí này để tránh sức khỏe ảnh hưởng, tài lộc thất thoát.
Ý nghĩa phong thủy của bể cá
Trong thiết kế nội thất trong các không gian sống, bể cá hay bể thủy sinh có vai trò không hề nhỏ trong việc kết nối, tạo sự hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nhiên, khác với nhiều vật trang trí khác, bể cá lại có ý nghĩa tốt trong phong thủy. Nếu như bể cá hay bể thủy sinh được đặt ở những vị trí phù hợp sẽ mang tới tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
Với quan niệm 'Tưới tiêu vạn vật không thể thiếu nước', trong phong thủy học, bể cá thuộc hành thủy tương ứng với nước. Nước có ý nghĩa là tài lộc, mang may mắn. Đồng nghĩa với đó, nó sẽ cần đặt ở vị trí tốt để phát huy tác dụng, tránh hướng xấu sẽ gây ra những nguy hại, điềm xấu cho gia chủ
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, ngoài tác dụng về thẩm mỹ trang trí trong căn nhà, bể cá hay bể thủy sinh có tác dụng tiếp khí và hóa sát. Cá và nước cộng sinh mang lại cho không gian nhiều sức sống. Tuy nhiên nếu bạn không nuôi được cá, cá hay chết hoặc không có kĩ thuật chăm sóc thì chỉ nên để bể thủy sinh để kích hoạt. Với điều kiện nguồn nước thường xuyên được luân chuyển, làm sạch.
7 lưu ý khi bài trí bể cá, bể thủy sinh
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà nhấn mạnh, khi bài trí bể cá hay bể thủy sinh, mọi người cần lưu ý những điều tối kỵ này:
Thứ 1: Bể cá không được quá cao. Trong phong thủy, nước rất quan trọng nhưng nước nhiều quá không nên và nước ở thế quá cao cũng rất tối kị. Chiều cao của bể cá cao hơn tầm mắt của một người trưởng thành được xem là quá cao. Do đó, trong phòng khách, nhất là phòng có diện tích nhỏ hẹp không nên đặt bể cá hay bể thủy sinh quá cao lớn.
Thứ 2: Không đặt bể cá hay bể thủy sinh ở chính hậu của ngôi nhà. Chính hậu của ngôi nhà cần sự tĩnh tại, tránh quá hoạt khí. Phường hậu nhà là phương vị chủ quản về nhân đinh, nhân sự và sức khỏe, tuổi thọ của mọi thành viên trong gia đình. Đây là khu vực của chính khí Huyền Vũ tại vị. Cửa hậu cũng ít khi mở thoáng thường xuyên nên việc để bể cá là không nên.
Thứ 3: Không đặt bể cá hay bể thủy sinh sau ghế của chủ nhân ngồi. Phía sau ghế mà người chủ hay ngồi cần một thế vững chắc, hàm ý gia chủ sẽ không có nỗi lo về sau. Nếu chỗ dựa là nước sẽ không phù hợp, khó cầu sự ổn định. Kể cả trong mặt bằng của những người làm văn phòng, khi mà ghế ngồi ở sau lưng có bể cá cũng là thất cách. Trong trường hợp không gian chật thì có thể đặt ở bên cạnh phía tay trái của gia chủ ngồi.
Ảnh minh họa
Thứ 4: Bể cá và bể thủy sinh tương xung với bếp và bàn thờ. Cần hiểu bể cá tượng trưng cho bếp, còn bếp, bàn thờ tượng trưng cho Hỏa. Trong phong thủy học, Thủy - Hỏa tương xung. Nếu bài trí bể cá và bếp trên một đường thẳng thì phạm đại kỵ Thủy Hỏa tương xung dễ khiến người trong gia đình sức khỏe bị tổn hại. Ngoài ra, bàn thờ cũng là nơi thuộc Hỏa nên cũng cần tránh một đường thẳng tương xung khi bài trí.
Khi chúng ta bài trí bể cá trong phòng bếp hay trong không gian thờ cúng mà quá gần thì cũng càng tối kỵ. Bởi Thủy - Hỏa không nên quá gần gũi nhau. Nhiều gia đình còn dùng bể cá, bể thủy sinh để ngăn cách giữa phòng bếp và phòng khách hoặc ngăn cách giữa phòng thờ - phòng khách là vô cùng cấm kỵ.
Thứ 5: Bể cá đặt quá gần ban thờ Thần Tài. Bể cá và bể thủy sinh trong phong thủy kích hoạt tài lộc nhưng mang hành Thủy. Còn ban thờ Thần Tài mang thuộc tính hành Hỏa nên không nên để quá gần hoặc sát cạnh. Việc này sẽ gây ra sự xung phá khiến tài chính của gia đình bất ổn.
Thứ 6: Bể cá hay bể thủy sinh đặt quá gần két sắt. Bể cá, két sắt đều là vật phẩm phong thủy nhưng không để cạnh nhau, càng không được đặt bể cá ở trên két sắt. Bởi két sắt thuộc kim, mà Kim gặp Thủy là chiều sinh, Kim sinh Thủy là tượng hao tài, tốn của. Hiện tượng này dễ gây ra hiện tượng mất tiền vì tình ái đào hoa, mất tiền vô ích cho người khác phái.
Thứ 7: Bể cá hay bể thủy sinh đại kỵ đặt ở 8 khu vực đại sát trạch trong mặt bằng. Nhà hướng Nam tọa Bắc đại kỵ khu vực sơn Thìn thiên bàn đặt bể cá hoặc bể thủy sinh; Nhà hướng Bắc tọa Nam đại kỵ khu vực sơn Hợi thiên bàn đặt bể cá; Nhà hướng Đông tọa Tây đại kỵ khu vực sơn Tị thiên bàn; Nhà hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc đại kỵ khu vực sơn Dậu thiên bàn; Nhà hướng Tây tọa Đông đại kỵ khu vực sơn Thân thiên bàn; Nhà hướng Tây Bắc tọa Đông Nam đại kỵ khu vực sơn Ngọ; Nhà hướng Tây Nam tọa Đông Bắc đại kỵ khu vực sơn Dần; Nhà hướng Đông Bắc tọa Tây Nam đại kỵ khu vực sơn Mão thiên bàn đặt bể cá.
* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Chuyên gia bật mí bí kíp chọn đất xây nhà chuẩn phong thủy, và cũng theo quan điểm phong thủy, những mảnh đất này dù rẻ cũng tuyệt đối không mua Theo quan điểm phong thủy, việc lựa chọn đất để xây nhà không chỉ đảm bảo tính tiện lợi, đáp ứng vấn đề tài chính mà còn phải hợp phong thủy với gia chủ. Vậy phải làm sao để hài hòa được các yếu tố trên? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số gợi ý đơn giản từ chuyên gia phong...