Hướng dẫn cách làm xôi vị dẻo thơm, ngon đậm đà, càng ăn càng ghiền
Xôi vị có từ rất lâu đời, là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các ngày giỗ, ngày Lễ cúng quan trọng trong năm của miền Tây sông nước. Món có thành phần đơn giản, cách nấu đơn sơ nhưng vị ngon lại đậm đà, xao xuyến lạ thường.
Cùng vào bếp học cách làm xôi vị thơm ngon sau nhé.
1. Cách nấu xôi vị miền Tây
Nguyên liệu
Gạo nếp ngon: 1kg
Đậu xanh vàng (loại không vỏ): 200gr
Lá dứa tươi: 50gr
Dừa nạo sợi: 300gr
Lá cẩm tươi: 100gr
Hoa hồi khô: 4 – 5 hoa
Mè trắng: 100gr
Rượu trắng: 1 ít
Gia vị thường dùng
Dụng cụ: khuôn, nồi hấp, tô, muỗng, màng bọc thực phẩm…
Nguyên liệu cơ bản cho món xôi vị chuẩn miền Tây
Các bước nấu xôi vị miền Tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp vo 2 – 3 lần nước cho sạch, xả ra rổ để cho ráo nước. Lá cẩm rửa sạch, cắt nhỏ. Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ. Dừa nạo sợi cho vào tô, ngâm với 1 ít nước nóng rồi vắt lấy nước cốt. Đậu xanh vàng vo nhiều lần với nước, vo đến khi nước trong không còn đục, không nổi bọt là được. Đem ngâm với nước ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi chế biến.
Ngâm đậu xanh 2 – 3 tiếng sẽ rút ngắn được thời gian nấu đậu
Bước 2: Tạo màu cho gạo nếp
Màu tím Lá cẩm cho vào nồi nước 2 lít cùng với 50ml rượu trắng, hoa hồi giã sơ, nấu đến khi nước chuyển màu tím than đậm là đạt. Tắt bếp, vớt các nguyên liệu ra ngoài, giữ lại phần nước. Cho gạo nếp đã để ráo vào trong nước lá cẩm, để ngâm trong 6 – 7 tiếng, hạt nếp có màu tím đều là được.
Màu xanh lá Lá dứa cho vào nồi nước 2 lít với lượng hoa hồi còn lại, nấu đến khi nước có màu xanh lá đậm như ý muốn là được. Tắt bếp, vớt các lá dứa, hoa hồi ra ngoài, giữ lại phần nước. Cho lượng gạo nếp còn lại vào nước lá dứa, ngâm 6 – 7 tiếng để hạt nếp nở mềm và thấm đều màu.
Ngâm nếp để tạo màu cho món ăn
Bước 3: Hấp nhân đậu xanh
Đậu xanh sau khi ngâm nở, xả lại 1 lần nữa với nước sạch, rồi để vào rổ cho ráo nước. Cho lên xửng, hấp cho đậu chín mềm, đều. Đậu chín trộn đều với 4 muỗng canh đường, muỗng cà phê muối cho đậu ngấm đều vị.
Bước 4: Nấu xôi vị
Xôi lá cẩm Chắc bỏ nước lá cẩm ngâm nếp, cho nếp ra rổ để ráo bớt nước. Cho phần nếp lên xửng hấp, hấp đến khi nếp chín, mềm đều hết. Mở nắp, cho lượng nước cốt dừa, 1 ít muối ăn, 1 ít đường cát vào nếp, trộn đều, đậy nắp rồi hấp thêm 10 phút nữa là được. Tắt bếp, cho xôi ra ngoài mâm để nguội bớt.
Xôi lá dứa
Chắc bỏ nước lá dứa ngâm nếp, cho nếp ra rổ để ráo bớt nước. Cho lên xửng hấp chín tương tự như hấp xôi lá cẩm, Xôi hấp chín cho ra mâm để nguội bớt.
Xôi lá cẩm và lá dứa sau khi hấp chín
Bước 5: Xào xôi vị
Bắt 1 chảo chống dính lên bếp, cho 1 ít dầu ăn vào chảo. Dầu nóng cho phần xôi lá cẩm vào đảo đều đến khi hạt xôi áo đều dầu, bóng đẹp mắt. Cho 1 ít dầu chuối hoặc hương vani vào, đảo đều cho tất cả hòa quyện với nhau là được, tắt bếp và cho ra mâm. Thực hiện tương tự với phần xôi lá dứa.
Bước 6: Tạo hình cho xôi vị
Phết 1 lớp dầu ăn mỏng khắp khuôn. Cho lượng mè trắng đã rang vàng vào khuôn, dàn đều khắp mặt đáy. Tiếp cho phần xôi lá dứa vào, dùng muỗng ấn/ đè mạnh để xôi nén chặt lại và dàn đều khắp đáy khuôn.
Nén chặt các lớp xôi sẽ giúp xôi vị khi cắt không bị rời rạc, đẹp mắt hơn
Cho phần đậu xanh đã hấp chín lên lớp xôi lá dứa, dùng muỗng ấn/ đè mạnh để nén đậu xanh dính vào phần xôi lá dứa.Tiếp đến cho phần xôi lá cẩm lên trên, thực hiện tương tự như 2 lớp bên dưới. Cuối cùng rải phần mè rang còn lại lên mặt trên, ấn/ đè chặt để dính vào lớp xôi là được.
Thành phẩm
Xôi vị sau khi nguội, bạn úp ngược khuôn để lấy xôi ra, thoa 1 lớp dầu mỏng lên dao và cắt hình vuông hoặc bất kỳ tạo hình nào mà bạn thích. Lớp xôi dẻo dẻo, béo béo hòa cũng đậu xanh bùi bùi, ngọt ngọt ăn không những không ngán còn gây nghiện nữa đấy.
Thành phẩm xôi vị 3 màu xinh xắn chuẩn vị miền Tây
2. Cách nấu xôi vị lá dứa đậu xanh
Nguyên liệu
Gạo nếp loại ngon: 500gr
Lá dứa: 50gr
Hoa hồi khô: 3 – 5 hoa
Đậu xanh không vỏ: 200gr
Dừa nạo sợi: 300gr
Đậu phộng (đã rang chín): 100gr
Video đang HOT
Mè trắng: 100gr
Dầu ăn, muối, đường cát
Nguyên liệu nấu xôi vị đậu xanh lá dứa
Các bước nấu xôi vị lá dứa đậu xanh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nếp vo sạch với nước 2- 3 lần, cho vào rổ để ráo nước. Lá dứa tách ra từng lá riêng lẻ, rửa sạch và cắt nhỏ. Đậu xanh vo sạch với nước, đến khi nước trong, không còn đụt hay có bọt nổi lên là được.Hoa hồi rang trên chảo đến khi thơm thì cho vào cối giã nhuyễn. Dừa nạo ngâm với nước nóng rồi nhào, trộn qua lại cho ra hết nước cốt, cho vào túi vải vắt hoặc lược qua rây lấy nước cốt.
Bước 2: Nấu nhân đậu xanh
Đậu xanh cho vào ngâm nước lạnh 3 – 4 tiếng, hoặc với nước nóng trong 1 – 2 tiếng trước cho hạt đậu nở mềm. Đậu ngâm đủ thời gian cho ra rổ để ráo nước. Cho đậu xanh lên xửng hấp, hấp đến khi đậu chín là được. Trộn 1 ít muối ăn, 1 – 2 muỗng canh đường với đậu để nhân có vị ngọt, dậy mùi hơn.
Bước 3: Ngâm và hấp xôi lá dứa
Cho phần lá dứa cắt nhỏ vào nồi, cho khoảng 1 – 1.2 lít nước, hoa hồi giã nhuyễn vào, bắt lên bếp nấu đến khi nước sôi, có màu xanh lá như ý muốn là được. Tắt bếp, vớt bỏ phần xác lá dứa và hoa hồi, giữ lại phần nước. Cho nếp đã để ráo nước vào ngâm với nước cốt vừa nấu ít nhất 2 – 4 tiếng trước khi hấp chín.
Ngâm đến khi hạt nếp ngâm đều màu xanh của nước lá dứa là được
Nếp sau khi ngâm đủ thời gian và có màu đẹp thì chắc bỏ phần nước ngâm dư. Xốc nếp với 1 ít muối và cho lên xửng hấp chín. Lưu ý, dàn đều nếp lên khắp mặt xửng, tạo 1 lỗ ở giữa để thoát hơi nước, xôi không bị não. Hạt nếp hấp nở hết thì cho lượng dừa nạo, 1 – 2 muỗng canh đường vào, trộn đều và hấp thêm 10 – 15 phút cho xôi ráo ráo nước. Tắt bếp, mở nắp để xôi nguội bớt.
Bước 4: Xào xôi
Bắt chảo chống dính lên bếp, cho phần nước cốt dừa còn lại với 1 ít dầu, 1 ít đường cát vào chảo. Nấu trên lửa vừa đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sền sệt thì cho phần xôi vừa nấu vào. Xào đều và nhanh tay để xôi ngấm nước cốt dừa, đảo đến khi xôi dẻo, quyện lại thành một khối, không dính chảo là được.
Bước 5: Tạo hình cho xôi vị
Quét 1 lớp dầu mỏng lên toàn bộ khuôn, cho lớp đậu phộng rang giã nhuyễn và mè rang thơm vào, dàn đều khắp mặt đáy khuôn. Cho tiếp phần xôi đã xào vào, dùng muỗng/ vá ép xôi thật chặt để định hình. Tiếp đến cho lớp đậu xanh hấp chín vào khuôn, đè/ nén đậu thật chặt để bám vào xôi. Cuối cùng cho lớp xôi lên trên, thực hiện đè/ nén mạnh tay tương tự như 2 lớp trước là được. Thực hiện tương tự với chỗ xôi và nhân còn lại nếu bạn làm từng bánh nhỏ.
Nén càng chặt tay thành phẩm xôi càng nét và đẹp mắt
Thành phẩm
Xôi vị lá dứa đậu xanh hoàn thành sẽ có màu xanh mát mắt và mùi hương nhẹ nhàng, xao xuyên của lá dứa. Món này có thể dùng để ăn sáng, ăn no hay ăn vặt đều ngon hút hồn như nhau.
Thành phẩm xôi vị lá dứa được ép bằng khuôn bánh trung thu
3. Cách nấu xôi vị hoa đậu biếc
Nguyên liệu
Gạo nếp ngon: 500gr
Hoa đậu biếc: 100gr
Đậu xanh không vỏ: 200gr
Nước cốt dừa tươi/ lon: 500gr
Đường cát trắng: 200gr
Mè trắng, dầu ăn, muối
Nguyên liệu làm xôi vị hoa đậu biếc
Các bước nấu xôi vị hoa đậu biếc
Bước 1: Ngâm nếp với hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc rửa sạch, để cho ráo nước. Cho hoa đậu biếc ngâm với nước sôi, lượng nước xâm xấp mặt hoa, ngâm trong 30 phút hoặc khi nước có màu xanh như ý thì vớt xác hoa ra bỏ, giữ lại phần nước. Gạo nếp vo sơ cho sạch bụi bẩn bên ngoài, rồi vo lại 2 – 3 lần nước cho thật sạch. Cho gạo nếp vào ngâm nước lạnh ít nhất 4 – 5 tiếng, trong 1 tiếng cuối hòa nước hoa đậu biếc vào ngâm chung để tạo màu cho nếp.
Bước 2: Hấp xôi đậu biếc
Nếp sau khi ngâm đủ thời gian, xả sơ lại với nước và cho ra rổ để ráo nước. Cho lên xửng, dàn đều và tạo lỗ ở giữa để hấp xôi chín đều, không bị đọng nước, không bị nhão. Hấp nếp trên lửa vừa trong 45 – 60 phút, hạt nếp nở mềm đều là được.
Cách hấp xôi không bị nhão, đọng nước
Bước 3: Nấu và sên nhân đậu xanh
Đậu xanh không vỏ vo sơ với nước cho sạch bụi bên ngoài, vo kỹ lại 2 – 3 lần nước sạch. Cho đậu vào ngâm với nước trong 3 – 4 tiếng để hạt nở, nấu nhanh chín hơn. Lưu ý lượng nước phải ngập mặt đậu. Sau thời gian ngâm, cho đậu lên xửng hấp, hấp đến khi các hạt chín mềm là được. Cho đậu chín ra tô, dùng muỗng/ nĩa hay chày nghiền mịn đậu ngay khi còn nóng. Đậu mịn đều cho lên chảo cùng với lượng nước cốt dừa, 2 muỗng canh đường, 1 ít muối và dầu ăn, đảo đều tay để tất cả hòa quyện vào nhau, đậu quyện lại thành một khối dẻo mịn, không dính chảo là được. Tắt bếp, cho ra ngoài để nguội.
Sên nhân đậu trên lửa nhỏ sẽ hạn chế được tình trạng cháy, khét nhân
Bước 4: Xào xôi hoa đậu biếc
Sử dụng tiếp chảo cũ, cho lượng nước dừa còn lại vào chảo với 1 ít dầu ăn, muối và lượng đường cát còn lại. Nấu trên lửa vừa đến khi đường tan hết thì cho xôi đã nấu chín ở bước 2 vào đảo đều tương tự như sên nhân đậu. Xào đến khi nước cốt dừa thấm hết vào nếp, xôi quyện lại thành khối dẻo, khô ráo, không dính chảo là được. Tắt bếp và cho ra ngoài để nguội.
Bước 5: Ép khuôn xôi vị đậu xanh
Dùng khuôn hoặc mâm/ khay tùy thích, quét 1 lớp dầu mỏng khắp khuôn, rồi rắc mè trắng vào đáy khuôn. Chia lượng xôi đã xào thành 1 phần bằng nhau, cho 1 phần vào khuôn, dàn đều lòng khuôn và dùng muỗng/ vá nén chặt lại. Tiếp đến cho lớp nhân đậu xanh vào, thực hiện tương tự như lớp xôi đầu tiên. Cuối cùng cho phần xôi còn lại vào, dàn đều vào nén/ đè chặt tay để 3 lớp xôi và đậu dính vào nhau. Thêm 1 lớp mè rang nếu thích lên trên, đè/ nén lần nữa là đã hoàn thiện món xôi vị màu xanh đẹp mắt.
Tạo hình cho bánh xôi vị màu hoa đậu biếc
Thành phẩm
Xôi vị hoa đậu biếc hoàn thành không chỉ thu hút bởi màu sắc lạ, hấp dẫn mà vị ngon cũng không kém cạnh gì xôi vị truyển thống. Hạt nếp dẻo, thơm béo vị nước cốt dừa và nhân đậu xanh xanh bùi bùi ngon ngất ngây.
Thành phẩm xôi vị hoa đậu biếc hấp dẫn hút hồn
4. Cách nấu xôi vị đường thốt nốt
Nguyên liệu:
Gạo nếp ngon: 500gr
Đường thốt nốt: 200gr
Đậu xanh không vỏ: 100gr
Mè trắng rang: 50gr
Nước cốt dừa: 300ml
Hoa hồi: 2 – 3 bông
Gừng cắt sợi: 1 ít Muối, dầu ăn
Nguyên liệu xôi vị đường thốt nốt
Các bước nấu xôi vị đường thốt nốt
Bước 1: Ngâm và nấu xôi
Gạo nếp vo sơ cho sạch bụi bẩn ở ngoài. Vo lại 2 – 3 lần với nước sạch, rồi cho vào rổ để ráo nước. Nếp ráo nước, xốc đều với 1 ít muối rồi cho lên nồi hấp 45 – 60 phút đến khi xôi chín là được. Trong thời gian hấp, cách 10 – 15 phút nên đảo đều 1 lần để xôi chín đều và khô ráo.
Xôi chín thì mở nắp để xôi bóc bớt hơi nước, không bị nhão
Bước 2: Nấu và sên nhân đậu xanh
Đậu xanh vo sạch với nước nhiều lần. Đem ngâm với nước 1 – 2 tiếng cho hạt nở, nấu sẽ nhanh hơn. Đậu ngâm đủ thời gian, cho lên bếp nấu với lượng nước xâm xấp mặt và 1 ít muối. Nấu lửa vừa, chú ý khuấy thường xuyên để không bị cháy ở đáy nồi. Đậu nở mềm thì cho 60gr đường cát vào, khuấy tan hết đường thì tắt bếp. Cho đậu vào máy xay sinh tố, xay cho đậu mịn nhuyễn thì tắt bếp. Cho đậu ra chảo cùng 1 ít dầu ăn, sên trên lửa thật sự nhỏ đến khi đậu quyện thành khối dẻo mịn, không dính tay là được.
Sên đến khi đậu quyện thành khối không dính tay là được
Bước 3: Nấu đường thốt nốt và xào xôi vị
Hoa hồi cho lên chảo rang đến khi thơm là được, cho vào cối giã nhuyễn. Cho khoảng chén nước lọc và đường thốt nốt (giã nhỏ) vào chảo, khuấy trên lửa vừa cho đường tan hết. Đường tan cho gừng cắt sợi vào đảo đều. Hỗn hợp sôi và dậy mùi gừng thì cho toàn bộ phần nước cốt dừa, hoa hồi giã nhuyễn vào, đảo đều cho tất cả hòa quyện với nhau. Cho xôi đã hấp chín vào đảo đều với hỗn hợp nước đường, đến khi hỗn hợp nước đường cạn, xôi quyện thành khối mịn không dính tay là được.
Xào xôi đã hấp chín với hỗn hợp nước đường thốt nốt
Bước 4: Cho xôi ra khuôn
Thoa dầu lên khuôn đã chuẩn bị, rắc mè đều khắp khuôn. Cho 1 lớp xôi đã xào vào, tiếp đến 1 lớp nhân đậu xanh, 1 lớp xôi, 1 lớp mè trên cùng. Nén/ ém thật chặt để tất cả kết dính và bám vào nhau thành khối.Để hỗn hợp xôi vị nguội thì cho ra khuôn là có thể thưởng thức.
Ép xôi vào khuôn theo sở thích
Thành phẩm
Xôi vị đường thốt nốt hoàn thành có màu nâu nâu đặc trưng của đường thốt nốt. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm của gừng sợi và đậm vị đường thốt nốt, hạt nếp dẻo, bóng, béo vị nước dừa.
Thành phẩm xôi vị đường thốt nốt
Với những công thức cách làm xôi vị vừa chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ thành công có món ăn mới cho gia đình cùng thưởng thức. Chọn mua những nguyên liệu tại hệ thống cửa hàng VinMart hoặc đặt giao hàng tận nhà trên ứng dụng VinID để có thành phẩm hoàn hảo cả vị lẫn dinh dưỡng cho cả nhà nhé.
Cách nấu xôi đậu xanh lá dứa bằng nồi cơm điện thơm lừng hấp dẫn đơn giản
Xôi từ lâu đã trở thành một món hấp vô cùng hấp dẫn và quen thuộc đối với người dân Việt, điều đặc biệt của món ăn này là bạn có thể biến tấu với rất nhiều hương vị thơm ngon khác nhau.
Hôm nay, hãy cùng vào bếp với và trổ tài thực hiện ngay món xôi đậu xanh lá dứa bằng nồi cơm điện thơm lừng, dẻo ngon, cực hấp dẫn nhé!
Nguyên liệu làm Xôi đậu xanh lá dứa
Gạo nếp 1 kg
Đậu xanh cà vỏ 450 gr
Cùi dừa nạo 300 gr
Lá dứa tươi 80 gr
Tinh dầu lá dứa 1/2 muỗng cà phê
Đường 100 gr
Muối 1.5 muỗng canh
Đậu phộng rang giã nát 40 gr
Mè rang 20 gr
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua gạo nếp ngon
Những hạt gạo nếp ngon khi nó đảm bảo được kích thước to đều hạt. Bên ngoài căng bóng, hạt gạo không bị gãy, không bị mùn và có màu vàng. Có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng.Lọai nếp nấu xôi ngon nhất phải kể đến nếp ngỗng - nếp có hạt dài, to trông giống như trứng ngỗng thu nhỏ, màu trắng sữa, có hương vị tự nhiên, thơm nhẹ.
Khi chín thì nở vừa, dẻo nhiều, mềm, thơm hạt. Và đặc biệt, xôi vẫn dẻo ngon sau khi nguội.Nếu không có nếp ngỗng, bạn có thể dùng các loại nếp ngon khác như nếp nương, nếp nhung, nếp cái hoa vàng hay các loại nếp khác đều được nhé. Tuy nhiên, tuỳ vào loại nếp mà hương vị xôi sẽ khác nhau.
Cách chọn mua đậu xanh tách vỏ thơm ngon, chất lượng
Để đảm bảo món bánh của mình chuẩn vị, bạn nên chọn mua đậu xanh tách vỏ loại được đóng gói sẵn, bày bán tại các cửa hàng uy tín.Khi mua đậu xanh chú ý đến ngày sản xuất, hạn dùng và các thông tin có liên quan được in trên bao bì sản phẩm.
Đậu xanh tách vỏ ngon sẽ có màu vàng nhạt, mà sắc tươi sáng, hạt đậu có độ lớn đều nhau.Tuyệt đối không nên mua đậu xanh khi thấy đậu có những hạt đen, nâu hoặc tối màu xen lẫn vì chúng có thể là đậu cũ, bị hư.
Cách chọn mua lá dứa (lá nếp) tươi ngon
Bạn nên chọn mua lá dứa có màu xanh sậm, lá còn tươi và nguyên vẹn.Lá dứa tươi khi ngửi có mùi thơm nhẹ, đặc trưng, lá dày và thẳng dài.Không nên mua lá dứa có màu nhạt vì chúng là lá non, không thơm và màu cũng không đẹp bằng lá dứa già.Tránh chọn những lá bị dập, ún hoặc có những ấu trùng, trứng của sâu bọ bám bên dưới mặt lá.
Cách chế biến Xôi đậu xanh lá dứa
1
Sơ chế và lấy nước cốt lá dứa
Lá dứa mua về mang rửa sạch, để ráo. Lấy khoảng 3 - 4 lá để riêng, phần còn lại dùng kéo cắt nhỏ.
Cho lá dứa vừa cắt nhỏ vào máy xay sinh tố cùng với 300ml nước lọc rồi xay thật nhuyễn. Cho hỗn hợp vừa xay ra rây và lọc lấy nước cốt.
2
Vắt nước cốt dừa
Phần dừa nạo sau khi mua về các bạn hòa cùng với 800ml nước lọc sau đó cho vào túi vải và vắt lấy nước. Phần nước cốt nhất (nước cốt vắt lần đầu tiên) này các bạn để riêng.
Phần xác dừa nạo các bạn tiếp tục cho thêm 1 lít nước lọc vào nữa rồi vắt và lọc lấy nước cốt (nước cốt dão).
3
Chuẩn bị đậu và nếp
Để loại bỏ bụi bẩn, gạo nếp và đậu xanh mua về các bạn mang đi vo với nước.
Cho vào thau gạo nếp toàn bộ phần nước cốt dừa dão (nước cốt vắt lần 2), toàn bộ phần nước cốt lá dứa và 1 muỗng canh muối, 1/2 muỗng cà phê tinh dầu lá dứa rồi khuấy đều.
Phần đậu xanh cà vỏ các bạn đổ nước vào ngập mặt đậu
Ngâm nếp và đậu xanh trong vòng 3 - 4 tiếng hoặc có thể ngâm qua đêm (nếu có thời gian).
Nếp và đậu sau khi đã ngâm mềm, các bạn đổ qua 1 cái rây hoặc rổ và để ráo nước.
4
Trộn và hấp xôi
Lần lượt đổ xen kẽ gạo nếp và đậu xanh cà vỏ vào thau sau đó trộn thật đều để các nguyên liệu hòa đều vào nhau.
Chuẩn bị nồi cơm điện, lót một lớp lá dứa phía bên dưới đáy, sau đó cho toàn bộ phần nếp và đậu xanh vào nồi.
Phần nước cốt nhất (nước cốt dừa vắt lần đầu) các bạn cho lên nồi và đun ở lửa vừa cho sôi sau đó tắt bếp và đổ ngay vào nồi nếp và đậu xanh.
Đậy nắp nồi, nhấn chế độ "Cook" và tiến hành nấu xôi. Khi nồi chuyển sang chế độ "Warm" các bạn tiếp tục ủ xôi trong nồi thêm khoảng 10 phút nữa.
Mở nắp nồi xôi ra, dùng đũa xới đều, sau đó đậy nắp lại và bật chế độ "Cook" và nấu thêm khoảng 3 - 4 phút nữa cho xôi nở mềm hoàn toàn là có thể thưởng thức.
Để chuẩn bị phần muối mè, các bạn cho vào chén 100gr đường, 40gr đậu phộng rang giã nát, 20gr mè rang, 1/2 muỗng canh muối sau đó trộn đều
5
Thành phẩm
Cho xôi ra dĩa, rắc 1 ít muối mè lên trên sau đó trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.
Xôi đậu xanh lá dứa sau khi hoàn thành có màu xanh đẹp mắt.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm dẻo của hạt xôi, vị bùi bùi của đậu xanh quyện cùng mùi thơm nức mũi hương lá dứa cực kỳ hấp dẫn. Món này bạn có thể dùng để ăn sáng cũng rất tuyệt vời đó!
Chè tuyết yến bát vị Chè tuyết yến bát vị thơm lừng mùi của thảo mộc, vị ngọt thanh mát hoà quyện cùng các nguyên liệu thảo dược, rất tốt với sức khoẻ. Nguyên liệu Tuyết yến: 10 gr Bồ mễ :10 gr Nấm đông trùng: 10 gr Nhựa đào: 10 gr Long nhãn: 50 gr Hạt sen: 30 gr Táo đỏ thái lát và nguyên trái: 40...