Hướng dẫn cách làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
“Lễ Tết cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, chính bởi quan niệm này mà mâm cúng Rằm tháng Giêng cũng trở nên vô cùng quan trọng trong phong tục của người Việt. Cùng tham khảo cách làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ mà vô cùng đơn giản bạn nhé!
1. Mâm cúng mặn cúng Rằm tháng Giêng gồm:
-Canh nấm hạt sen
- Nem rán
-Bắp bò ngâm mắm
-Khoai lang kén chiên
Hướng dẫn cách làm mâm cúng mặn cúng Rằm tháng Giêng:
Nguyên liệu: Hạt sen, nấm đông cô, nấm hương, cà rốt, đậu hà lan, ngô bao tử, su hào, Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, hành khô.
Cách làm:
Hạt sen: Cho vào nồi luộc sơ với một ít nước có pha thìa muối.
Nấm hương: Ngâm trong nước ấm 30 phút cho nở, cắt bỏ chân, rửa sạch.
Nấm đông cô: rửa sạch để ráo.
Cà rốt, su hào: Gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa, thái lát mỏng vừa.
Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhỏ.
Phi thơm 3 thìa dầu ăn với hành tỏi băm nhỏ. Cho vào nồi một lượng nước vừa đủ dùng để nấu canh, đun sôi, nêm thêm thìa muối, 1 thìa hạt nêm, thìa bột ngọt sao cho có vị vừa ăn.
Cho hạt sen đã được luộc sơ, su hào, cà rốt vào, sau đó 5 phút bạn cho tiếp nấm hương, nấm đông cô, ngô bao tử, tiếp tục đun sôi, vì hạt sen và su hào,cà rốt lâu chín hơn nên bạn cho vào trước nhé, dùng thìa vớt hết lớp bọt bên trên để nước canh được trong ngon, cuối cùng cho đậu hà lan nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn.
Món nem rán:
Món bò xào cần tỏi:
Nguyên liệu làm món thịt bò xào cần tỏi:
- Thịt bò: 400g
- Cân tây: 100g
- Tỏi tây: 100g
- Cà rốt: 100g
- Hành củ: 1 củ
- Một ít bột đao
- Tỏi, nước mắm, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn
- Rau mùi, rượu, gừng
Cách làm món thịt bò xào cần tỏi:
- Hành, tỏi, gừng bỏ vỏ băm nhỏ. Tỏi tây, cần tây rửa sạch cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa thái mỏng. Bột đao hòa nước, lọc sạch
- Thịt bò thái mỏng miếng to, ướp với nước mắm, hành, tỏi, gừng, chút rượu và bột đao, 1 thìa dầu ăn, để ngấm.
- Làm nóng chảo với dầu ăn, cho hành, tỏi vào phi thơm. Cho thịt bò vào xào chín tái, múc ra để riêng.
- Tiếp tục phi thơm hành, tỏi rồi cho cà rốt, cần tây, tỏi tây vào đảo đều. Tiếp đó cho thịt bò vào đảo lẫn. Múc thịt bò xào cần tỏi ra đĩa, rắc hạt tiêu, rau mùi, ăn nóng.
Món bánh chưng và cánh ngỗng hun khói: Có thể mua sẵn cho tiện
Món bắp bò ngâm mắm:
Video đang HOT
- 1kg bắp bò, chọn phần bắp hoa hoặc lõi rùa nhiều gân sẽ ngon hơn (bắp bò lọc hết phần mỡ bám quanh)
- Nước mắm chinsu
- Dấm gạo
- Đường trắng
- Nước lọc
- Một ít hoa hồi, thảo quả, quế, gừng, tỏi, ớt chỉ thiên
Cho bắp bò đã làm sạch vào nồi, thả vào nồi một miếng gừng bằng đốt ngón tay cái đập dập, 2-3 nhánh hoa hồi và thảo quả đập dập, miếng quế và một xíu muối tinh và đổ nước ngập mặt thịt để luộc.
-Đong nước mắm, đường, dấm, nước lọc theo tỷ lệ: 2:2:1: . Tức là 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa dấm gạo và thìa nước lọc cho vào nồi để đun. Lượng mắm pha nhiều hay ít sẽ phù hợp với thể tích lọ và lượng bò ngâm.
-Cho 1 nửa số tỏi, ớt vào đun cùng hỗn hợp nước mắm. Còn 1 nửa còn lại để ngâm.
-Sau khi luộc chín bắp bò, cho vào lọ thuỷ tinh ngâm đổ ngập nước mắm ngâm. Cho vào tủ lạnh ngâm 5-7 ngày là ăn được.
Món khoai lang kén:
Nguyên liệu: Khoai lang, bột năng, vừng đen, sữa, đường, dầu ăn.
Cách làm:
Khoai lang hấp chín bóc vỏ, sau đó nghiền nhuyễn. Cho bột năng, đường, và sữa tươi vào nhào tiếp cho đến khi mịn dẻo có thể viên thành từng viên mà không bị lỏng, nát là được.. Nặn thành từng viên như hình kén vậy. Rồi lăn qua mè đen. Chuẩn bị chảo và dầu để chiên.
Đun nóng dầu ăn trong một chiếc chảo sâu lòng. Dầu nóng, thả từ từ từng viên khoai đã nhúng bột vào chiên cho tới khi lớp bột vàng. Khoai chín, vớt khoai vào giấy thấm dầu rồi để cho nguội bớt. Thưởng thức ngay khi khoai còn ấm nóng.
2. Mâm cúng chay cúng Rằm tháng Giêng:
- Chả ngô chay
- Khoai môn lệ phố chiên
- Cải chip xào nấm
- Nem chay
- Nộm chay
- Canh củ cải, khoai tây, cà rốt
- Xôi cẩm tím
- Dưa hấu
Cách làm mâm cúng chay Rằm tháng Giêng:
Nem Chay:
Nguyên liệu:
- Nấm hương: 100gr
- Mộc Nhĩ: 100gr
- Nấm hương tươi: 200gr
- Giò chay: 1 khoanh
- Đậu: 5 miếng
- Hành Tây: 1 củ
- Cà rốt: 2 củ
- Miến: 35gr
- Gia vị khác: hành lá, mùi ta, tiêu, muối, bột nêm, dầu ăn!
Cách chế biến:
Sơ chế: rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước, thái chỉ hoặc hạt lựu nhé!
Xào mộc nhĩ thật kỹ, lửa nhỏ, cho tiếp nấm hương khô xào, cho tiếp nấm hương tươi xào, sau đó cho cà rốt xào chung cho gia vị vào để ngấm. Sau cùng cho hành Tây đảo qua cho thơm!
Cho chút dầu ăn vào chảo, bóp nát 3 miếng đậu xào cho vàng cho thơm và khô nước
Xào qua giò. Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu vừa xào vào nhau.
Cho các nguyên nguyên xuống để nguội chút, sau đó cho 2 miếng đậu còn lại bóp mịn vào trộn để có độ dính! Tiếp đó cho miến, hành lá, mùi vào trộn cùng!
Trải lá nem ra, cho hỗn hợp nhân vào, cuốn tròn lại.
Chả ngô chay:
Nguyên liệu:
- Cốm tươi
- Đậu phụ
- Ngô ngọt
- Mùi thơm, hành lá
- Gia vị chay, dầu ăn…
Cách làm:
- Đậu phụ mang đánh tơi nhỏ mịn, ngô ngọt có thể đập dập hoặc để nguyên hạt. Mùi thơm, hành lá rửa sạch thái nhỏ. Cho các nguyên liệu vào một tô lớn. Cho phần cốm vào, thêm chút dầu ăn, gia vị chay vào đảo đều. Để vậy chừng 20 phút cho hạt cốm nở hết, sau đó bắc chảo lên bếp bắt đầu viên chả rồi chiên vàng chiên giòn là được.
Xôi nếp cẩm:
Nguyên liệu
- 3 kg gạo nếp nương
- 1kg lá cẩm tím
- 15g muối hạt
- 120ml nước cốt dừa
Vo sạch gạo nếp để nấu xôi rồi để ráo nước.
Rửa sạch lá cẩm, cho 4,5 lít nước vào đun sôi với 15g muối, các bạn để sôi kỹ khoáng 5-7 phút cho màu tím trong lá cẩm ra hết rồi lọc bỏ bã. Để nước lá cẩm còn nóng già tay thì cho gạo vào ngâm. Chú ý nước lá cẩm phải ngập trên gạo khoảng 3cm nhé vì sau khi ngâm gạo sẽ nở ra. Ngâm gạo nếp với lá cẩm từ 6-8h như vậy món xôi tím lá cẩm sẽ ngon và bùi hơn.
Sau khi ngâm gạo với lá cẩm, bạn vớt gạo ra cho vào chõ đồ xôi bắt đầu đồ. Nếu không có chõ, bạn có thể nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện cũng được nhưng hạt xôi sẽ không được tơi như nấu bằng chõ. Khi xôi chín các bạn tưới đều nước cốt dừa lên trên xôi, xới đều rồi đậy vung đồ thêm 7 phút nữa cho xôi ngấm nước cốt dừa căng mọng là được.
Nộm măng chay:
Măng mua về (ngon nhất là măng tươi), luộc cho hết nước vàng, rửa sạch, thái mỏng.
Lạc rang giã nhỏ vừa, rau húng lìu, rau mùi răng cưa, mùi ta thái nhỏ vừa ăn.
Pha nước trộn: 1 thìa canh chanh 2 thìa nước mắm 2 thìa canh đường tỏi ớt băm nhuyễn.
Cho măng ta bát to, cho từ từ nước trộn vào đến khi vừa miệng dừng lại, trộn đều cho ngấm, sau đó tiếp tục cho rau thơm và lạc là xong.
Canh rau củ chay:
Nguyên liệu:
- 3 củ khoai tây- 2 củ cà rốt- 1 nửa củ cải
Cách làm:
- Khoai tây, dùng dao răng cưa cắt thành từng miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hình hoa rồi cắt miếng.
- Củ cải gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn.
- Khi nước sôi kỹ bạn thả củ cài, cà rốt và khoai tây vào, thêm gia vị và ninh cho tới khi các loại củ quả rau chín.
- Nêm nếm món chay lại cho vừa miệng.
- Tắt bếp múc món chay canh rau củ chay ra tô ăn nóng.
3. Một số mâm cúng khác tham khảo cho ngày Rằm tháng Giêng:
Mâm cúng gồm: – sườn BBQ, nem hải sản, nem rán truyền thống, salat củ quả, cá rán cuốn bánh tráng, miến xào, canh măng, xôi lạc ruốc.
Mâm cơm chay gồm: Đậu kho tàu , miến xào nấm kim , ngô chiên bơ, rau củ xào thập cẩm, xôi xéo , Canh ngô nấm chua cay, cơm trắng
Mâm cúng gồm: hoa quả, giò me, xôi trắng, bò xào thập cẩm, canh trứng cút rau củ, nem rán.
Mâm cúng gồm: cơm rang thập cẩm, bánh chay, nem rán, kho quẹt, giò xào, xôi gấc, thịt gà luộc, canh măng, giò me.
Mâm cúng gồm: tôm chiên, salat, thịt gà luộc, chân giò hầm hạt sen. thịt quay, canh măng, canh rau củ, mực xào cần tỏi, canh miến, chả tôm.
Theo Dân Việt
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng để cả năm phát tài, phát lộc
Trong một năm có rất nhiều dịp cúng lễ quan trọng nhưng các cụ có câu "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" cho thấy đây là dịp lễ quan trọng trong năm của người Việt.
Vào ngày Rằm Tháng Giêng, người dân có thói quen đi lễ chùa, làm lễ cúng Phật, và mâm cỗ cúng gia tiên cầu bình an, may mắn cho người thân và gia đình. Thực tế cho thấy, mỗi địa phương, mỗi gia đình lại có cách chuẩn bị món ăn cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng khác nhau, và cũng tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà cúng chay hay cúng mặn, làm nhiều món hay vừa phải.
Trong mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng nhất định phải có những món ăn thể hiện mong muốn vạn sự vuông tròn, may mắn, đại cát đại lợi cho gia đình. Những món ăn phải có trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng về cơ bản không khác nhiều so với mâm cỗ Tết Nguyên Đán.
Dưới đây là một số món ăn thường gặp trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn, phát tài, phát lộc bạn có thể tham khảo.
Bánh chưng
Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu - Rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
Xôi gấc
Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà tổ tiên ngày rằm đầu tiên của năm mới sẽ giúp cho mâm cỗ được nổi bật hơn. Không những thế màu đỏ của xôi gấc còn mang ý nghĩa của sự may mắn, mọi điều tốt đẹp.
Hoa quả
Không chỉ riêng ngày rằm tháng Giêng mà tất cả các ngày lễ trong năm, hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Tùy theo từng vùng miền mâm ngũ quả có sự khác nhau. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa "cầu sung túc vừa đủ xài".
Còn mâm ngũ quả người miền Bắc hầu hết các loại quả đều có thể bày lên nhưng chuối là luôn là thức quả không thể thiếu. Bởi vì theo quan niệm truyền thống, những quả chuối bày lên mâm ngũ quả cong lên ôm lấy mang ý nghĩa đùm bọc.
Gà luộc
Gà không chỉ là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, mà hình ảnh gà trống còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.
Bánh trôi bánh chay
Bánh trôi bánh chay (chè trôi nước) cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm. Theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Chân giò
Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Chân giò lợn khi cúng bằng tiếng Hán Việt gọi là trư túc. nhưng "trư" (lợn) đồng âm với "chư" (mọi thứ), còn "túc" (chân) còn có nghĩa là "sung túc, no đủ". Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay món chân giò lợn bằng giò chả.
Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Văn khấn Tết nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ...............................................
Ngụ tại:........................................................................
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Theo eva
Vắng chồng cả Tết, đầu năm mới lại nhận phải tin không thể khủng khiếp hơn về chồng Tôi còn nhớ, đó là hôm 28 tết, một cảm giác buồn và hụt hẫng vô cùng khi nghe chồng báo tin. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố giữ vui vẻ để động viên con gái. Vậy là mẹ con tôi lại ăn thêm 1 cái tết kém trọn vẹn một chút. Tôi lấy chồng đã được 5 năm nay, vợ chồng tôi...