Hướng dẫn cách làm bầu ngâm chua để dành nấu canh, kho thịt
Để nơi thoáng, khoảng 4 – 5 ngày khi thấy bề ngoài vỏ bầu chuyển màu vàng đậm thì có thể chế biến được. Nếu muốn giữ lâu các bạn có thể cho vào tủ lạnh, cất dùng dần.
Bầu ngâm chua vốn là món ăn dân dã, quen thuộc của người miền Trung. Bạn có thể làm bầu ngâm chua để dành dùng nấu canh hoặc kho với thịt.
Nguyên liệu làm bầu ngâm chua
- 1 quả bầu
- Muối, dấm
- Bước 1: Bầu để nguyên vỏ, rửa thật sạch, bổ làm đôi, thái lát mỏng vừa ăn.
món ngon, món ngon mỗi ngày, hướng dẫn nấu ăn, cách làm, ẩm thực
- Bước 2: Trải bầu ra rổ hay tấm nilon sạch, phơi nắng to, phơi khoảng 1 ngày để bầu héo.
- Bước 3: Pha nước muối với nước sôi để nguội, liều lượng các bạn có thể điều chỉnh, nước muối không nên quá mặn. Cho bầu đã phơi héo vào hũ thủy tinh sạch, nước muối phải ngập mặt miếng bầu, cho thêm một thìa nhỏ dấm vào.
Video đang HOT
Để nơi thoáng, khoảng 4 – 5 ngày khi thấy bề ngoài vỏ bầu chuyển màu vàng đậm thì có thể chế biến được. Nếu muốn giữ lâu các bạn có thể cho vào tủ lạnh, cất dùng dần.
Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn đã có được bình bầu ngâm chua vừa thơm, ngon lại vừa đảm bảo vệ sinh. Chúc các bạn thành công với món này nhé!
Đặc sản Quảng Trị mang đậm chất dân dã, thôn quê
Đặc sản Quảng Trị mang hương vị mặn mòi của dải đất miền Trung với nhiều món ngon đặc sản nổi tiếng như bánh khoái, cháo vạt giường, canh ám làng Lam, thịt trâu lá troong....
Các món ngon ở đây đều mang đậm chất dân dã, thôn quê, khiến những người con đất Quảng Trị cứ đi xa là nhớ cồn cào.
Đặc sản Quảng Trị mang đậm chất dân dã:
Cháo vạt giường:
Thoạt trông có vẻ giống bánh canh vì nó cũng làm từ nguyên liệu như sợi bột gạo hoặc bột mì. Thế nhưng, cháo vạt giường hay còn gọi là cháo cá lại mang một mùi vị rất riêng, không thể lẫn vào đâu được.
Điểm nổi bật của món này là có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, trong năm. Khi ăn món này nhất định phải cho thêm chút ớt cay cay thì mới đậm đà hương vị của cháo.
Canh ám làng Lam:
Đây là món canh thường được nấu trong mâm cơm hằng ngày nên du khách muốn thức món này, bắt buộc phải đến nhà hàng.
Đặc trưng cơ bản của món canh này chỉ gồm có cá lóc và rau ven sông nấu cùng với nhau.
Thịt trâu lá troong:
Trong khi người dân Tây Bắc chế biến thịt trâu rất tỉ mỉ thì người dân Quảng Trị lại chế biến cực kỳ đơn giản.
Ai thích miếng thịt mềm thơm, ngọt vị thì gọi đĩa thịt trâu nướng; ai thích cảm giác dai dai, cay cay khi chấm tương ớt xanh thì gọi đĩa thịt trâu xào. Dù là món nào thì cũng thơm ngon vô cùng, nhất là trong khí trời lạnh.
Lòng sả:
Với nguyên liệu đơn giản gồm gạo rang, tiết canh, lòng non, tất cả cho vào nồi nấu đến khi cháo nhừ là được. Món cháo ở đây đặc biệt ở chỗ người ta cho rất nhiều sả vào.
Món này chữa trị cảm rất tốt. Tuy nhiên, lòng sả phải cho thật nhiều ớt, càng cay thì càng ngon. Với những du khách ăn cay kém, đây sẽ là một món ăn đầy thử thách.
Bắp hầm:
Món bắp hầm này chỉ có thể tìm vào buổi sáng, là món đồ ăn sáng mà hầu hết trẻ em nơi đây đều thích. Bởi bắp hầm mang hương vị dân giã, dễ ăn, lại ngon và gần gũi với mọi người.
Những hạt bắp căng tròn, múp míp được lựa chọn kỹ càng, nấu cùng với đậu xanh, nước dừa. Sau khi chín, bắp trở nên mềm, dẻo, thơm ngậy mùi dừa, chỉ cần rắc thêm chút muối vừng nữa là được.
Rượu Kim Long:
Rượu Kim Long là một trong 4 loại rượu ngon có tiếng nhất hiện nay. Rượu có độ tinh khiết cao, sủi tăm lăn tăn, uống có mùi vị thơm cay, có độ cồn cao (từ 40 - 50 độ) nhưng êm dịu và không đau đầu.
Bánh ít lá gai:
Bánh dễ ăn, thơm ngon mà không hề ngán. Phần ngon nhất của bánh ít này là lớp bột nếp dẻo bên ngoài kết hợp với phần nhân đậu xanh mềm mịn, thơm lừng mùi gừng bên trong.
Bánh ít ăn ngon nhất khi vừa mới vớt ra, bánh có thể để được vài ngày mà không phải lo trời nóng nhanh hư.
Bánh mì xíu mại Đà Lạt giòn cay hấp dẫn Bánh mì xíu mại Đà Lạt giòn cay hấp dẫn là một món ăn dân dã nhưng vô cùng thú vị mà bạn không thể bỏ qua này khi đến phố núi Đà Lạt. Bánh mì xíu mại Đà Lạt Bánh mì xíu mại Đà Lạt giòn cay hấp dẫn: Lên Đà Lạt, thay vì những buổi sáng quen thuộc bên những tô...