Hướng dẫn cách làm bánh khọt chuẩn hương vị miền Tây
Bánh khọt ngon là bánh phải có vỏ ngoài vừa giòn, vừa dai, bên trong nhân bánh thì mềm và béo ngậy của bột bánh kết hợp cùng tôm tươi và mỡ hành.
Bánh khọt là loại bánh phổ biến của miền Tây sông nước, rất được lòng những thực khách sành ẩm thực nơi đây. Bánh hình tròn xoe bằng miệng ly uống trà được làm chín trong khuôn láng dầu. Tuy cách làm bánh khọt không hề khó nhưng đòi hỏi phải có sự khéo léo trong từng công đoạn chế biến. Bánh được chiên sao cho dưới đáy giòn rụm nhưng không được cháy khét, bên trên mặt bánh phải chín đều, mềm mại thì mới giữ được vị thơm ngon của bánh.
Hãy cùng PasGo khám phá cách làm bánh khọt để thưởng thức cùng gia đình vào cuối tuần này nhé!
Nguyên liệu cho cach lam banh khot:
(cho 6 ngươi ăn)
- 1kg bột bánh khọt (bột này các bạn có thể mua tại siêu thị, hoặc các hàng tạp hóa, nếu thích bánh vàng hơn thì bạn có thể pha thêm 1/2 thia cafe tinh bột nghê)
- 400gr thịt nạc băm nhỏ (hoặc có thể nhờ xay sẵn)
- 300gr tôm tươi
- 3 quả trứng gà
- 500ml nước cốt dừa
- 300gr đậu xanh đa bo vo
- 10 nhanh hành lá
- 3 cu hành tím
- 1 cu hành tây
- Gia vị: tiêu, muối, bột ngọt, nước mắm,…
- Chanh, ớt, rau sống, rau thơm các loại
Video đang HOT
- Dụng cụ làm bánh khọt: Khuôn bánh khọt, bát sạch, thìa, muỗng
Cach làm bánh khọt:
Bước 1: Sơ chê nguyên liêu:
- Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, cắt thành khoanh hoặc hạt lựu.
- Đậu xanh hấp chín tới.
- Hành tây boc vo, rưa sach, cắt hạt lựu.
- Hành tím boc vo, rưa sach, thái mỏng.
- Hành lá căt bo rê, rưa sach, cắt khúc, mỗi khúc dài 0.5 cm
Bước 2:
- Trộn bột bánh khọt, trứng, 400ml nước cốt dừa vào trong nước ấm (bạn hãy nhớ là nước ấm khoang 70 đô C, không phải sôi để tránh bột bị vón cục). Khuấy đều cùng một ít muối cho đến khi bột tan hết, để bột nghỉ trong vòng 15 phút.
Lưu y:
- Khi trộn bột bánh với nước ấm, bạn nên cho nước vừa phải, đổ từ từ từng ít nước một cho đến khi thấy bột dẻo vừa phải không loãng quá, cũng không nên đặc quánh quá. Nếu bạn cho nước nhiều hơn bột thì bánh khọt dễ vỡ vụn trong quá trình chiên và bánh khi lấy ra khỏi vỉ cũng không giòn. Còn cho bột nhiều hơn lượng nước quy định sẽ làm bánh không ngon vì không có độ dai.
Bước 3:
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tím, sau đó cho thịt nạc dăm, tôm tươi, đậu xanh hấp chín tới, hành tây vào xào sơ qua. Nêm nêm 2 thia cafe muôi, 2 thia cafe nươc măm, 1 thia café bôt ngot, 1 thia café tiêu (co thê gia giam gia vị cho vừa ăn) rồi cho 100ml nước cốt dừa con lai, trộn đều là bạn đã có phần nhân bánh vô cùng hấp dẫn.
Bươc 4:
- Giai đoạn đổ bánh: Bạn hãy đặt khuôn bánh lên bếp, cho dầu ăn vào cho trơn khuôn. Khi khuôn nóng, bạn hãy đổ bột bánh vào khuôn, cho một ít hỗn hợp nhân vào giữa bánh, đậy nắp vung lại.
- Khi thấy bánh trở vàng, nhân màu nâu đỏ, hành lá trong mỡ dầu bám vào tạo thành màu xanh thì bánh chín, nhanh tay lấy bánh khọt ra khỏi khuôn.
Sau khi bánh đã hoàn thành, lúc này bạn có thể để bánh ra đĩa và trang trí theo cách bạn muốn. Bánh khọt nên ăn ngay khi còn nóng, lúc đó mới cảm nhận được đủ vị thơm bùi của bột gạo, vị ngậy béo của nước cốt dừa, vị đậm đà của tôm. Chấm ngập với nước mắm chua ngọt, thi thoảng nhấm nháp thêm chút rau sống, lúc đó bạn sẽ thấy cực kì mãn nguyện với thành quả của mình.
Đến Vũng Tàu ăn gì ngoài hải sản?
Thành phố Vũng Tàu ngoài nhiều loại hải sản tươi ngon, còn có những món ăn khác cực kì nổi tiếng.
Là một thành phố biển xinh đẹp, hải sản tươi chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong chuyến đi của du khách tới Vũng Tàu. Thế nhưng, thành phố này còn có vô số những món ăn nổi tiếng, làm say lòng cả người dân địa phương lẫn du khách.
Bông lan trứng muối
Bông lan trứng muối là món ăn đã từng "làm mưa làm gió", tạo ra cơn sốt lớn khắp các tỉnh thành cả nước. Cốt bánh bông lan mềm ẩm, ngọt dịu, kết hợp với vị mặn béo của trứng muối khiến những vị khách khó tính cũng phải yêu thích.
Và thành phố Vũng Tàu cũng có một loại bông lan trứng muối với hương vị thơm ngon và khác biệt so với những nơi khác. Không đẫm sốt dầu trứng hay sốt phô mai như ở Sài Gòn hay Hà Nội, bông lan trứng muối ở Vũng Tàu khô hơn và chỉ bé bằng lòng bàn tay.
Bông lan trứng muối. Ảnh:diadiemanuong.com
Bông lan trứng muối Vũng Tàu chỉ đơn giản gồm phần cốt bánh và quả trứng muối nho nhỏ bên trên, hay thêm miếng phô mai bé xinh, mà khiến thực khách ăn một cái lại muốn ăn thêm. Tuy không có sốt, nhưng nhờ cốt bánh mềm ẩm, mà bông lan trứng muối Vũng Tàu ăn nhiều cũng không bị nghẹn bứ.
Bông lan trứng muối Gốc Cột điện Vũng Tàu. Ảnh: Instagram @thobeorangkhenh
Bông lan trứng muối ở đâu cũng có, nhưng đến Vũng Tàu, bao giờ du khách cũng mua một vài hộp bông lan trứng muối về làm quà cho bạn bè và người thân.
Bánh mì
Bánh mì là món ăn đã quá quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng đến Vũng Tàu, đừng quên thưởng thức một ổ bánh mì tại đây, để xem có gì khác biệt. Nơi bán bánh mì được người dân địa phương truyền tai nhau đến ăn rất đông đó chính là một tiệm bánh mì không tên nằm ngay trong thành phố.
Bánh mì Vũng Tàu. Ảnh: baomoi.vn
Điều làm nên sự khác biệt cho bánh mì không tên Vũng Tàu chính là thứ nước sốt sánh, ngọt, béo được rưới bên trong. Với những thành phần cơ bản giống như bất cứ nơi đâu, nhưng bánh mì không tên vẫn là địa điểm mà du khách thường ghé mỗi khi đến Vũng Tàu.
Bánh mì không tên Vũng Tàu. Ảnh: Instagram @kimhanhj
Rau má đậu xanh
Rau má là loại rau mát, được rất nhiều người yêu thích vì những lợi ích cho sức khỏe. Và ở Vũng Tàu, nước rau má cũng là thức uống giải khát được yêu thích nhất, và biến thể nổi tiếng nhất chính là nước rau má đậu xanh.
Nước rau má đậu xanh. Ảnh: diadiemanuong.com
Nước rau má xay đặc pha cùng đậu xanh tán nhuyễn bùi bùi dường như không liên quan đến nhau chút nào, nhưng có dịp thưởng thức sự kết hợp độc đáo này một lần, du khách có lẽ sẽ không thể nào quên.
Quán rau má được nhiều du khách tìm đến nhất khi đến Vũng Tàu là quán Rau má Bà già. Ngoài rau má đậu xanh, quán còn nổi tiếng với nhiều loại nước rau má khó có thể tìm thấy ở nơi khác, như rau má sữa, rau má bơ, rau má sầu riêng,..
Bánh tiêu đậu xanh
Đậu xanh có lẽ là loại thực phẩm mà người Vũng Tàu đặc biệt yêu thích, chính bởi vậy, họ đã kết hợp loại đậu này với rất nhiều thứ. Không chỉ nổi tiếng với món rau má đậu xanh, bánh tiêu đậu xanh Vũng Tàu cũng là món ăn vặt "gây nghiện" với nhiều người.
Bánh tiêu đậu xanh. Ảnh: diadiemanuong.com
Không như bánh tiêu ở các nơi khác rỗng ruột, bánh tiêu ở Vũng Tàu lại được thêm nhân đậu xanh xay nhuyễn ngọt ngào ở trong bánh. Vị ngọt béo của đậu xanh quyện với vị giòn béo thơm của vỏ bánh đã chinh phục được rất nhiều người.
Chính vì lẽ ấy, những xe bán bánh tiêu đậu xanh ở Vũng Tàu luôn tấp nập người xếp hàng chờ mua. Du khách đến với Vũng Tàu đừng quên mua cho mình vài chiếc bánh tiêu đậu xanh để nhấm nháp buổi xế chiều.
Bánh khọt
Một loại bánh khác cũng rất được yêu thích ở Vũng Tàu đó là bánh khọt. Đây là món bánh dân dã phổ biến ở các tỉnh miền Trung, miền Nam; và thành phố Vũng Tàu cũng không phải là ngoại lệ. Ở mỗi vùng, bánh khọt lại có hương vị và đặc trưng rất riêng.
Bánh khọt Vũng Tàu. Ảnh: diadiemanuong.com
Bánh khọt nổi bật bởi vỏ ngoài giòn, bên trong lại dẻo dai. Khác với bánh khọt ở những địa phương khác, bánh khọt Vũng Tàu được láng bột mỏng hơn, và nhân bánh cũng rất đa dạng, như tôm, mực, chả cá hay thịt băm...
Với lợi thế là thành phố biển, bánh khọt nhân hải sản ở Vũng Tàu luôn giữ được sự tươi ngon, và là món ăn mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến đây.
Những món bánh có tên gọi kỳ lạ nhất Việt Nam, toàn là đặc sản nức tiếng ở mỗi địa phương nhưng lại cực hiếm người biết Đã bao giờ bạn được nghe qua hay có cơ hội thưởng thức những món bánh đặc sản với tên gọi kỳ lạ nhất Việt Nam này chưa? Thật hiếm nơi nào sở hữu nền ẩm thực phong phú, đa dạng như Việt Nam chúng ta. Bên cạnh những "món ăn quốc dân" đã quá nổi tiếng như phở, bún, bánh mì... thì...