Hungary tuyên bố có thể điều chỉnh hợp đồng mua khí đốt của Nga mà không tham vấn EC
Ngày 19/12, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố nước này sẽ không cần thông báo hay tham vấn Ủy ban châu Âu (EC) nếu muốn điều chỉnh hợp đồng dài hạn mua khí đốt của Nga trong trường hợp các nước EU thông qua mức giá trần khí đốt.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Tuần trước, ông Szijjarto cho biết nếu mức giá trần khí đốt được thông qua, Hungary sẽ cần điều chỉnh thỏa thuận trên với Nga. Ông đã thảo luận vấn đề này với Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 12/12.
Tháng 9/2021, Hungary ký 2 hợp đồng dài hạn với tập đoàn Gazprom (Nga) để mua tổng cộng 4,5 tỷ m3 nhiên liệu mỗi năm thông qua các đường ống dẫn qua Bulgaria và Serbia. Thỏa thuận có hiệu lực trong 15 năm và có thể được xem xét lại 10 năm sau khi thực hiện.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Hungary đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh bộ trưởng năng lượng các nước EU đang tiếp tục các cuộc tranh luận gay gắt trong ngày 19/12 sau khi không đạt được đồng thuận về mức giá trần đối với khí đốt Nga trong cuộc họp tuần trước.
Hồi tháng 11 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất mức giá trần 275 euro/megawatt giờ (MWh), nhưng chỉ được kích hoạt nếu giới hạn này bị vượt qua liên tục trong vòng ít nhất 2 tuần, đồng thời giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng trên 58 euro trong 10 ngày trong cùng thời gian đó. Một số quốc gia EU, bao gồm Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha, đã chỉ trích đề xuất này của EC, cho rằng không bao giờ có thể kích hoạt được việc áp giá trần. Trong khi đó, các quốc gia EU khác bao gồm Đức, Hà Lan và Áo, coi mức giá trần này là quá cứng nhắc và là mối đe dọa đến nguồn cung, có nguy cơ khiến hoạt động giao hàng bị chuyển hướng từ châu Âu sang các thị trường sinh lời hơn ở châu Á.
Vấn đề áp giá trần khí đốt đang trở nên rất cấp bách, trong bối cảnh châu Âu đã bước vào mùa Đông lạnh giá với ít lựa chọn về năng lượng hơn do nguồn cung khí đốt từ Nga giảm liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Giá nhiên liệu tại châu Âu vẫn ở mức cao đang làm dấy lên lo ngại rằng các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện hoặc không thể thanh toán các hóa đơn năng lượng.
IEA: Thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, cho rằng các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.
Một cơ sở lọc dầu ở gần thị trấn Szazhalombatta, Hungary. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng và khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc phục hồi sẽ khiến thị trường thắt chặt, khi công suất LNG chỉ tăng thêm 20 tỷ m3 trong năm tới.
Trong khi đó, quyết định gần đây của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh về việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày là một quyết định "rủi ro" khi IEA nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ ở mức gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Đó là điều đặc biệt rủi ro khi một số nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Giá cả tăng trên toàn cầu đối với một số nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đang khiến người tiêu dùng thêm khó khăn khi lạm phát giá thực phẩm và dịch vụ đang tăng. Giá cao và khả năng phân phối có thể là điều bất lợi cho người tiêu dùng châu Âu khi mùa Đông sắp tới.
Với dầu mỏ, mức tiêu thụ dự kiến tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, khiến thế giới sẽ cần đến dầu mỏ của Nga để đáp ứng nhu cầu.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đề xuất cơ chế cho phép các nước mới nổi mua dầu của Nga nhưng với giá thấp để hạn chế nguồn thu của nước này sau xung đột tại Ukraine. Cơ chế này vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ tuần trước cho rằng thế giới vẫn cần dầu của Nga. Một tỷ lệ 80 - 90% lượng dầu của Nga được cung cấp ra bên ngoài là mức đáng khuyến khích để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, dù vẫn còn một lượng lớn dầu trong các kho dự trữ chiến lược có thể được giải phóng khi nguồn cung gián đoạn, hiện chưa có kế hoạch cho điều này.
Tập đoàn dầu Nga Gazprom sắp phải trả gần 20 tỷ USD tiền thuế lợi nhuận Ngày 5/7, Hạ viện Nga đã thông qua các sửa đổi trong bộ luật thuế của nước này, theo đó sẽ đánh thuế tập đoàn Gazprom tương đương 20 tỷ USD từ tháng 9 đến tháng 11/2021. Biểu tượng Tập đoàn Gazprom tại trạm xăng ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang oilprice.com, các sửa đổi vẫn cần được Thượng viện thông qua...