Hungary phản đối kế hoạch viện trợ chung cho Ukraine
Mặc dù vẫn ủng hộ Ukraine trên cơ sở song phương, Hungary sẽ không tán thành kế hoạch lập qũy viện trợ chung của châu Âu.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: AFP
Kênh truyền hình RT dẫn lời Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết quốc gia này phản đối các nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm cùng gây qũy viện trợ chung cho Ukraine.
Phát biểu tại một hội nghị ở Sofia hôm 7/11, ông Szijjarto cho biết Budapest đã trực tiếp hỗ trợ tài chính cho Kiev và sẽ tiếp tục làm như vậy trên cơ sở thỏa thuận song phương giữa hai nước, song họ phản đối bất kỳ hình thức vay nợ chung của khối.
Video đang HOT
Ông nói thêm rằng Hungary đã giúp đỡ nước láng giềng Ukraine bằng nhiều cách khác nhau trong thời gian dài hơn so với một số quốc gia khác.
Giải thích về quyết định của Budapest, Ngoại trưởng Hungary cho biết đất nước của ông đã hỗ trợ vay vốn chung trong đại dịch COVID-19 và đến nay vẫn chưa nhận được phần trong các qũy phục hồi đó. Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã từ chối để Hungary để rút tiền khỏi qũy chung.
Tuần này, EU sẽ đưa ra đề xuất gói viện trợ trị giá 18 tỷ euro cho Ukraine trong năm 2023. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã thông báo cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về kế hoạch này qua cuộc điện đàm hôm 6/11.
Khoản tài trợ dưới dạng các khoản vay dài hạn có ưu đãi cao được cho là sẽ hỗ trợ cho con đường trở thành thành viên EU của Kiev.
Hungary là thành viên duy nhất của khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn kiên định từ chối cấp vũ khí cho Ukraine. Thủ tướng Viktor Orban đã từ chối cung cấp vũ khí hay cho phép nước khác đưa vũ khí vào Ukraine qua lãnh thổ Hungary. Ông cũng từ chối cấm vận năng lượng của Nga, đồng thời kêu gọi các bên đàm phán trực tiếp để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài từ cuối tháng 2 đến nay.
Hungary tuyên bố sẽ phủ quyết các lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào khí đốt Nga
Ngày 22/10, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyas cho biết nước này sẽ chặn bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho các công ty Hungary.
Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyas phát biểu tại một cuộc họp báo ở Budapest. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin TASS của Nga, tại một cuộc họp báo, ông Gulyas tuyên bố Hungary sẽ tiếp tục phủ quyết bất kỳ lệnh trừng phạt nào của EU đối với khí đốt của Nga, nếu điều này ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho các công ty của Hungary.
Ông lưu ý đây không phải là một "hành động có đi có lại" với Nga và các hợp đồng khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga không liên quan đến quan điểm của Hungary về cuộc xung đột tại Ukraine.
Quan chức Chính phủ Hungary giải thích rằng nước này không ủng hộ các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga, vì chúng không góp phần giải quyết tình hình ở Ukraine và chỉ gây tổn hại cho chính các nước châu Âu. Ông Gulyas kêu gọi Mỹ và EU tham gia vào các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, cho rằng đó là cách duy nhất để đạt được giải pháp cho cuộc xung đột.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, EU đã tiến hành các biện pháp trừng mạnh đối với Nga, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng, khiến giá điện, khí đốt... tại châu Âu tăng cao. Bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng, châu Âu vẫn tiếp tục thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm cả việc áp dụng giới hạn giá dầu và khí đốt.
Ngày 6/10 vừa qua, EU đã áp đặt gói trừng phạt mới nhất đối với Nga, mở rộng các lệnh cấm đối với thương mại và các cá nhân của nước này. Đây là gói biện pháp trừng phạt thứ 8 mà EU áp đặt đối với Nga, sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 năm nay.
Cụ thể, các biện pháp trừng phạt này gồm cấm nhập khẩu sản phẩm thép, gỗ, giấy và các hàng hóa khác từ Nga cũng như cấm cung cấp một loạt dịch vụ như công nghệ thông tin, kỹ thuật và pháp lý cho các công ty Nga. EU cũng cấm nhập khẩu sản phẩm chế tạo máy, kỹ thuật gia dụng, sản phẩm hóa học, nhựa và thuốc lá từ Nga.
Ngoài ra, EU cũng sẽ áp đặt giá trần với dầu mỏ của Nga và đưa hàng chục cá nhân của Nga vào danh sách trừng phạt. Tuy nhiên, giới chức EU cho biết cần thảo luận nhiều chi tiết trong khuôn khổ Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và EU trước khi việc áp giá trần đối với việc vận chuyển bằng đường biển dầu mỏ của Nga đến các nước thứ 3 có hiệu lực.
Quốc gia thuộc EU cam kết chào đón người Nga Quy trình sẽ phức tạp hơn hiện tại, nhưng Hungary sẽ tiếp tục cấp thị thực Schengen cho người Nga. Đường Vaci Utca ở thủ đô Budapest. Ảnh: Getty Images Hungary sẽ tiếp tục cấp thị thực Schengen cho công dân Nga, dù quá trình này sẽ phức tạp hơn - Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết ngày 23/9. Trong...