Hungary mất hơn 1 tỷ euro từ EU vì vấn đề pháp quyền
Hungary đã chính thức mất quyền tiếp cận hơn 1 tỷ euro trong các quỹ của Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/1.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu họp báo tại Budapest ngày 23/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định này được Brussels công bố và là hậu quả của một cuộc tranh cãi kéo dài liên quan đến việc vi phạm nguyên tắc pháp quyền. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thành viên EU bị đình chỉ vĩnh viễn quyền tiếp cận quỹ tài trợ theo cơ chế “có điều kiện” được áp dụng từ năm 2020, nhằm xử lý các vi phạm pháp quyền trong nội bộ khối.
Theo cơ chế này, EU có thể đình chỉ tài trợ nếu các quốc gia thành viên không tuân thủ các nguyên tắc về minh bạch, kiểm soát chặt chẽ và quản lý công hiệu quả.
Video đang HOT
Trong trường hợp của Hungary, vấn đề bắt đầu từ năm 2022 khi Brussels chính thức áp dụng cơ chế “có điều kiện” để xử lý các cáo buộc liên quan đến tham nhũng, xung đột lợi ích và việc thiếu minh bạch trong các quy trình mua sắm công. Mặc dù chính phủ Hungary đã thực hiện một số cải cách nhằm đáp ứng yêu cầu từ EU, như sửa đổi một số quy định về quản lý tài chính và minh bạch hóa quy trình công khai, các biện pháp này vẫn bị đán.h giá là chưa đủ. Hệ quả là khoảng 19 tỷ euro trong các quỹ hỗ trợ của EU tiếp tục bị đóng băng, trong đó khoản 1,04 tỷ euro đầu tiên đã hết hạn vào cuối năm 2024 mà không được giải ngân, đồng nghĩa với việc Hungary mất quyền tiếp cận vĩnh viễn khoản tiề.n này.
Báo cáo Quy tắc pháp luật lần thứ năm của Ủy ban châu Âu, công bố vào tháng 7/2024 nêu rõ Hungary vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn dân chủ của EU. Brussels đã đặt hạn chót đến cuối năm 2024 để Hungary hoàn tất các cải cách, nếu không khoản tiề.n tiếp theo trị giá 1,1 tỷ euro cũng sẽ đối mặt nguy cơ bị thu hồi vào cuối năm 2025.
Phản ứng trước quyết định của EU, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định rằng chính phủ của ông đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ quyền lợi của đất nước, coi khoản tiề.n này là “tài sản chính đáng” của Hungary. Ông Orban đồng thời cảnh báo rằng Hungary có thể phủ quyết ngân sách 7 năm tiếp theo của EU – áp dụng cho giai đoạn 2028-2035 – nếu Brussels không khôi phục quyền tiếp cận các quỹ bị đóng băng. Với quy định yêu cầu sự nhất trí từ cả 27 quốc gia thành viên để thông qua ngân sách, Hungary đã biến công cụ này thành một đòn bẩy nhằm gia tăng áp lực lên EU, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khi chờ đợi giải pháp từ EU, Hungary đã tìm đến các nguồn tài trợ thay thế nhằm lấp đầy khoảng trống tài chính. Năm 2024, Budapest đã vay 1 tỷ USD từ các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông và năng lượng. Chính phủ Hungary cho biết sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ quốc tế để giảm sự phụ thuộc vào các quỹ của EU.
Hoàng Anh/Báo Tin tức (Theo RT/brusselsmorning.com)
Thủ tướng Hungary nêu hai cách chiến tranh ở Ukraine kết thúc trong năm 2025
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán tin chắc rằng xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine sẽ kết thúc trong năm 2025, hoặc thông qua đàm phán hòa bình, hoặc bằng sự hủy diệt của một bên tham chiến.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Hungary "Magyar Nemzet", Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ tin tưởng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc trong năm 2025.
Ông Orban nói: "Chiến tranh (ở Ukraine) sẽ kết thúc vào năm 2025. Nó sẽ kết thúc thông qua các cuộc đàm phán hòa bình hoặc sự hủy diệt của một trong các bên tham chiến".
Thủ tướng Hungary lưu ý: "Mỹ và châu Âu đã chi khoảng 300 tỷ euro cho cuộc chiến (ở Ukraine). Với số tiề.n này, chúng ta có thể gia tăng nhanh chóng mức sống trên toàn châu Âu. Chúng ta có thể đã nâng toàn bộ vùng Balkan lên ngang tầm với sự phát triển của châu Âu. Chúng ta có thể hạn chế tình trạng di cư, xây dựng một hệ thống phòng thủ hoàn toàn mới của châu Âu. Song số tiề.n này đã bị chi vô ích".
Theo ông Orban, hoạt động quân sự ở Ukraine chỉ dẫn đến chế.t chóc và hủy diệt. Ông nói: "Hàng triệu người đã rời Ukraine, nơi cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và năng lượng đã bị phá hủy và đất nước này không thể tự đảm bảo về kinh tế trong tương lai gần".
Trước đó, theo tờ European Pravda, ông Orbán đã đưa ra phiên bản của mình về lý do tại sao Tổng thống Mỹ đắc cử Mỹ Donald Trump, người mà ông công khai ủng hộ, lại không thể chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong một ngày, dù đã nhiều lần hứa hẹn.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã ch.ỉ tríc.h những nỗ lực của Thủ tướng Hungary khi cố gắng tự coi mình là một "người hòa giải" trong việc "giải quyết" xung đột Nga-Ukraine.
Thách thức và rạ.n nứ.t nội bộ ở châu Âu trong khủng hoảng năng lượng Châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất trong lịch sử, đặt ra những thách thức lớn trong nội bộ Liên minh châu Âu. Một trạm nhiên liệu ở Hà Lan. Ảnh: THX/TTXVN Ngày 23/12, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã có chuyến thăm Moskva để thảo luận về việc đảm bảo nguồn cung năng lượng từ Nga....