Hungary lo ngại về điểm đến cuối cùng của vũ khí phương Tây ở Ukraine
Dòng chảy vũ khí tự do vào Ukraine chắc chắn sẽ gây ra tình trạng bạo lực và vô pháp ở các khu vực khác.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: AP
Ngày 6/6, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cảnh báo rằng số lượng lớn vũ khí nước ngoài được gửi đến Ukraine có thể gây ra sự hỗn loạn ở những nơi khác trên thế giới sau khi xung đột với Nga kết thúc.
Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Budapest, ông Szijjarto cho rằng cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev sẽ để lại những hậu quả rộng lớn hơn vượt ra ngoài biên giới Ukraine. Ông nhấn mạnh: “Có nhiều khu vực trên thế giới mà ngay cả một phần nhỏ vũ khí được gửi đến Ukraine cũng có thể dẫn đến bất ổn nghiêm trọng. Bạo lực và khủng bố có thể gia tăng ở các khu vực vốn đã bất ổn, điều này có thể dẫn đến một làn sóng di cư khác”.
Ngoại trưởng Hungary thừa nhận không có gì đảm bảo rằng vũ khí chuyển giao cho Ukraine sẽ không được chuyển giao cho các nước khác, đồng thời nhấn mạnh chỉ chỉ có việc chấm dứt giao tranh mới có thể đảm bảo an ninh cho Hungary.
Video đang HOT
Theo ông Szijjarto, Hungary là nước đầu tiên phải đối mặt với nguy cơ leo thang bất ổn do có chung đường biên giới với Ukraine. “Đó cũng là lý do tại sao Hungary yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức và ủng hộ đàm phán hòa bình, ít nhất là mang lại hy vọng rằng một nền hòa bình bền vững, lâu dài sẽ được thiết lập trong khu vực”, ông nêu rõ.
Ngoại trưởng Szijjarto cũng chỉ trích các biện pháp trừng phạt ồ ạt nhằm vào Nga của các thành viên Liên minh châu Âu, cho rằng điều này không giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine và càng không thể phá hủy nền kinh tế Nga như dự định. Thậm chí, theo Ngoại trưởng Hungary, EU đã chịu “nhiều thiệt hại hơn” từ các biện pháp của chính mình và coi chiến dịch trừng phạt này là một thất bại.
Budapest luôn phản đối sức ép cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022, với việc quốc hội nước này thậm chí đã thông qua luật cấm chuyển giao vũ khí như vậy hồi năm ngoái. Thủ tướng Hungary Viktor Orban là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga.
Dự báo về động thái của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và Mỹ sau khi tái đắc cử
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây và duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters
Theo báo Vedomosti ngày 30/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người nắm quyền liên tục ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hai thập kỷ qua, đã tái đắc cử với nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo sau cuộc bầu cử hôm 28/5.
Ngay cả trước khi cuộc bầu cử kết thúc, lãnh đạo các nước Nga, Belarus, Azerbaijan, Libya, Algeria, Hungary và Iran đã gửi lời chúc mừng ông Erdogan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi cuộc bầu cử này là "bằng chứng rõ ràng về sự ủng hộ của người dân Thổ Nhĩ Kỳ" đối với những nỗ lực của ông Erdogan "nhằm củng cố chủ quyền quốc gia và theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, tự do", lưu ý rằng Moskva rất coi trọng việc thực hiện các dự án chung trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu và một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ tập trung trước dinh tổng thống ở Ankara, ông Erdogan tuyên bố về "một thời kỳ vàng son" của Thổ Nhĩ Kỳ và tiết lộ chương trình của mình trong vài năm tới. Ông tuyên bố rằng chống lạm phát sẽ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của mình. Thứ hai, ông sẽ xử lý hậu quả của trận động đất đã khiến 50.000 người thiệt mạng. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng cam kết sẽ theo đuổi chính sách kinh tế mới.
Pavel Shlykov, Phó Giáo sư tại Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của Đại học Quốc gia Moskva, nhận định với tờ Vedomosti rằng việc đưa Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông Erdogan trong 5 năm tới. "Ông ấy sẽ chủ yếu giải quyết vấn đề lạm phát và thúc đẩy các ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ vươn ra thị trường toàn cầu", chuyên gia này cho biết. Tuy nhiên, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề đó khi ngân hàng trung ương nước này vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp.
Về phần mình, nhà phân tích chính trị Andrey Chuprygin, Giáo sư tại Trường Nghiên cứu châu Á của Đại học Kinh tế Moskva (HSE), dự báo rằng Ankara sẽ sớm làm dịu đi phần nào mối quan hệ căng thẳng với phương Tây.
"Tôi cho rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng sẽ cho phép Thụy Điển gia nhập NATO. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nối lại các cuộc đàm phán để quay trở lại chương trình của Mỹ nhằm sản xuất chung máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35", chuyên gia này nói.
Đối với quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ khó có bất kỳ thay đổi lớn nào, Giáo sư Chuprygin lưu ý. "Nga đóng một vai trò rất quan trọng trong an ninh năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và không nơi nào khác mà Ankara mua nhiều năng lượng như từ Moskva. Do đó, các khía cạnh kinh tế trong quan hệ giữa hai nước sẽ không thay đổi", ông lập luận.
Tuy nhiên, căng thẳng có thể gia tăng ở một số lĩnh vực khác giữa hai nước, ông Chuprygin cảnh báo. "Tổng thống Erdogan có thể sẽ tăng cường ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Kavkaz và điều này sẽ gây ra tranh chấp về lợi ích giữa Moskva và Ankara. Với tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cố gắng đóng một vai trò tích cực hơn trong chính trị khu vực", Giáo sư Chuprygin kết luận.
Tài liệu rò rỉ từ Mỹ tiết lộ sự can dự của châu Âu vào xung đột ở Ukraine như thế nào? Lực lượng đặc biệt hiện diện trên thực địa hay chuyển giao vũ khí bí mật là một số nội dung trong tài liệu bị rò rỉ của Mỹ tiết lộ về sự can dự của châu Âu vào cuộc xung đột ở Ukraine. Tài liệu bị rò rỉ của Mỹ tiết lộ những nội dung liên quan đên sự can dự của...