Hungary leo thang tranh cãi với EU trong thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp
Hungary có thể trả tiền mua khí đốt từ Nga mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) chống Nga.
Nga là nhà cung ứng khí đốt lớn cho Hungary. Ảnh: AP
Đây là khẳng định được Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đưa ra ngày 9/4, nhằm đáp lại cảnh báo trước đó của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà President Ursula von der Leyen.
“Chúng tôi hiểu rằng một số người họ quan tâm đến lợi ích khác. Nhưng lợi ích của chúng tôi nằm ở việc bảo đảm nguồn cung năng lượng cho Hungary. Và chúng tôi sẽ bảo đảm nguồn cung đó bởi không ai được phép ép buộc người dân Hungary phải gánh chịu cái giá của chiến tranh”, ông Szijjarto nói
Video đang HOT
Ông Szijjarto cho rằng việc thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp sẽ không vi phạm lệnh trừng phạt của EU vì CEEnergy, công ty con của tập đoàn nhà nước MVM (Hungary) đã ký thỏa thuận mua bán song phương với Gazpromexport, công ty con của Gazprom (Nga), trong đó có điều khoản quy định hình thức thanh toán sẽ do nhà cung cấp quy định.
Đầu tuần qua, Thủ tướng Hungarty Viktor Orban tuyên bố Budapest sẵn sàng thanh toán hợp đồng mua khí đốt bằng đồng rúp nếu đây là điều cần thiết. Tuy nhiên, bà Von der Leyen sau đó khẳng định việc làm này là vi phạm lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga được dựng lên sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Vào tháng 9/2021, CEEnergy đã ký hai hợp đồng dài hạn với Tập đoàn Gazprom của Nga để cung cấp tổng cộng 4,5 tỷ m3 khí gas mỗi năm thông qua các đường ống qua Secbia và Áo. Thỏa thuận giữa hai bên có thời hạn 15 năm và có thể được xem xét lại sau 10 năm kể từ khi bắt đầu có hiệu lực. Hiện Hungary phụ thuộc 85% vào nguồn khí đốt của Nga.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các công ty, đối tác nước ngoài thuộc nhóm các nước “không thân thiện” sẽ phải thanh toán bằng đồng rúp đối với các hợp đồng mua khí đốt của Nga.
Hungary đề xuất làm trung gian hòa đàm giữa Nga và Ukraine
Chính phủ Hungary ngày 25/2 cho biết nước này đã đề xuất trở thành quốc gia trung gian trong cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine liên quan tình hình căng thẳng hiện nay.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Ngoại trưởng Peter Szijjarto, ông đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov và trợ lý của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - ông Andriy Yermak - bàn về vấn đề này.
Trong một video được đăng trên Facebook, Ngoại trưởng Peter Szijjarto nêu rõ thủ đô Budapest của Hungary "là một địa điểm an toàn cho cả hai phái đoàn đàm phán của Nga và Ukraine". Ông đồng thời cho biết cả Moskva và Kiev "đều không từ chối (đề xuất này), cả hai đều bày tỏ sự cảm ơn và đang xem xét lời đề nghị" của Hungary. Ngoại trưởng Peter Szijjarto hy vọng rằng "trong vài giờ hoặc vài ngày tới các bên sẽ đạt được sự nhất trí về việc xúc tiến các cuộc đàm phán".
Hungary là nước thành viên của cả Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Quốc gia này cũng có mối quan hệ song phương tốt đẹp với chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh, trước đó cùng ngày, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã sẵn sàng cử một phái đoàn của Nga tới Belarus để đàm phán với Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu rõ Moskva "không có ý định chiếm đóng Ukraine", đồng thời khẳng định luôn sẵn sàng đối thoại với điều kiện lực lượng vũ trang của Ukraine "giải giáp vũ khí".
Mặc dù vậy, Mỹ đã ngay lập tức bác bỏ đề nghị này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nêu quan điểm của Washington rằng những đề xuất đàm phán trong bối cảnh giao tranh đang diễn ra không phải là "con đường ngoại giao thực sự ".
Trong một diễn biến liên quan, Mỹ ngày 25/2 tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Nga Lavrov, liên quan tình hình căng thẳng hiện nay tại Ukraine. Theo Thư ký báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki, lệnh cấm đi lại sẽ một phần trong các biện pháp trừng phạt này.
Trước đó, EU, Anh và Canada cũng thông báo về các lệnh trừng phạt tương tự nhằm vào Nga. Riêng tại EU, đây đã là gói trừng phạt thứ hai đối với Nga được thông qua trong tuần này. Các lệnh trừng phạt trên tác động đến lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tải của Nga, đồng thời hạn chế khả năng công dân Nga lưu trữ lượng lớn tiền mặt trong các ngân hàng tại EU. Ngoài ra, lệnh trừng phạt cũng nối dài danh sách các công dân Nga bị cấm nhập cảnh và bị phong tỏa tài sản ở EU.
Đáp lại những diễn biến trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết các lệnh trừng phạt trên "là minh chứng về sự bất lực hoàn toàn trong chính sách đối ngoại" của phương Tây, đồng thời cảnh báo rằng sự việc "đã gần tới mức không thể quay lại như lúc đầu".
Căng thẳng quan hệ Hungary và Ukraine Ngày 28/9, Ukraine và Hungary đã triệu đại sứ của nhau để phản đối thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn giữa Nga và Hungary vừa ký một ngày trước đó mà Ukraine cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước này. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tại một cuộc họp báo ở Budapest. Ảnh tư liệu:...