Hungary có thể là quốc gia đầu tiên của EU có vaccine Covid-19
Vào tháng 12, Hungary sẽ nhận được một lô vaccine Covid-19 từ Nga để nước này có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng
Vào tháng 12, Hungary sẽ nhận được một lô vaccine Covid-19 từ Nga để nước này có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng; nước này cũng có thể nhận được các mẫu vaccine từ một nhà sản xuất Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Hungary có thể là quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu có vaccine Covid-19.
Trong một đoạn video ngắn được đăng trên Facebook cá nhân, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Péter Szijjártó cho biết sau khi trao đổi với Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko đã đi đến thống nhất Nga sẽ gửi cho Hungary một lô vaccine Covid-19 để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào tháng 12 và số lượng lớn hơn sẽ được chuyển tới trung tuần tháng 1 năm 2021.
Ông Szijjártó cũng cho biết một công ty của nước này sẽ có thể phối hợp với Nga để tiến hành nghiên cứu sản xuất vaccine phục vụ trong nước. Nước này cũng có thể nhận các mẫu thử nghiệm lâm sàng Covid-19 từ Trung Quốc. Đây là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống Covid-19 của nước này. Các chuyên gia y tế nước này cho rằng đây là cơ hội để Hungary sẽ là một trong các quốc gia đầu tiên triển khai thử nghiệm Covid-19 tại châu Âu. Hiện nước này đang tiến hành đàm phán với ba công ty của Trung Quốc, một của Nga và một công ty Israel để cung cấp vaccine chống virus SARS-CoV-2./.
Video đang HOT
Nga, Đức, Hungary ghi nhận số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga lần đầu tiên ghi nhận kỷ lục hơn 20.000 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong một ngày.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVD-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Nga cho biết tính đến sáng 6/11 có thêm 20.582 ca nhiễm mới tại toàn bộ 85 chủ thể liên bang, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn nước Nga lên 1.733.440 ca.
Thủ đô Moskva ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất cả nước với 6.253 ca. Các địa phương tiếp theo có số ca nhiễm ở mức cao là thành phố St.Petersburg với 1.171 ca và tỉnh Moskva 605 ca.
Cũng trong một ngày qua, với thêm 378 ca bệnh không qua khỏi, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Nga đã tăng lên 29.887 ca. Bên cạnh đó, có thêm 16.955 bệnh nhân bình phục, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh được xuất viện lên 1.296.124 người.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Ukraine Maksym Stepanov cho biết nước này đã ghi nhận thêm 201 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua.
Bộ trưởng Stepanov nêu rõ tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Ukraine tính đến sáng 6/11 là 8.125 ca. Trong khi đó, với 9.721 ca nhiễm mới, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng lên 440.188 ca.
Nhân viên y tế Đức đón bệnh nhân Pháp mắc COVID-19 vừa được chuyển tới sân bay gần Nordhausen/Harz. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Berlin, bất chấp các biện pháp phong tỏa từng phần, tình trạng lây nhiễm SARS-CoV-2 ở Đức không những chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" mà còn tiếp tục tăng và trong 24 giờ qua đã lên mức cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm nay.
Số liệu của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) công bố sáng 6/11 cho thấy lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Đức, quốc gia này ghi nhận 21.506 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, nâng tổng ca nhiễm lên gần 620.000 ca. Số ca nhiễm mới trong ngày đã tăng vượt mức cảnh báo mà Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra cuối tháng 9 năm nay cho rằng có thể lên tới trên 19.000 ca nhiễm mới mỗi ngày cho tới Giáng sinh.
Cũng theo số liệu cập nhật của RKI, số ca tử vong do COVID-19 ở Đức trong 24 giờ qua tăng thêm 166 ca và là ngày thứ 4 liên tiếp có trên 100 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong từ đầu đại dịch lên 11.096 ca.
Theo một cuộc khảo sát của kênh truyền hình ARD, 56% số người Đức được hỏi đánh giá biện pháp phong tỏa một phần được thực hiện từ đầu tuần qua ở Đức là "phù hợp", trong khi 16% cho rằng các biện pháp mới là chưa đủ và 24% đánh giá các biện pháp này đã đi quá xa.
Chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Budapest, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 6/11, Hungary cũng lần đầu tiên ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao kỷ lục với 4.709 ca, đồng thời tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia Trung Âu này đã vượt 100 ca.
Tại Anh, Ngoại trưởng Dominic Raab đang tự cách ly sau khi tiếp xúc gần một trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.
Báo Independent dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 5/11 Ngoại trưởng Raab đã nhận được thông báo một người mà ông từng tiếp xúc gần trong thời gian gần đây có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuân thủ các quy định của chính phủ, cũng như các nguyên tắc truy dấu của Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS), người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh đã ngay lập tức thực hiện các bước nhằm tự cách ly 14 ngày. Trong thời gian này, ông sẽ tiếp tục làm việc từ xa.
Tại châu Mỹ, Canada ngày 5/11 ghi nhận thêm 3.116 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 251.338 ca, trong đó 10.381 ca tử vong. Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, tháng 9 vừa qua, số ca mắc mới COVID-19 tại Canada ở mức trên 400 ca/ngày, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngày 2/10, con số này đã vượt 2.000 ca, mức cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát ở Canada, vượt qua cả mức đỉnh điểm hồi tháng 5. Đến ngày 30/10, số ca nhiễm mới tiếp tục phá các mức cao kỷ lục, vọt lên trên 3.400 ca/ngày. Trong tuần trước, Canada ghi nhận thêm 22.797 ca mắc COVID-19, tăng 18% so với tuần trước đó.
Số bệnh nhân mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng tại châu Âu Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước châu Âu. Chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Budapest, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 3/11, Hungary thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận số ca nhiễm mới và số ca tử vong cao nhất kể từ...