Hung thần tiếng ồn
Tiếng ồn đang là một vấn nạn với các thành phố lớn. Bởi ở đây có muôn vàn kiểu tiếng ồn gây khó chịu và bức xúc cho người dân: từ tiếng ồn giao thông,tiếng ồn do xây dựng, sản xuất, đến tiếng ồn karaoke, tiếng ồn loa kéo đường phố. Tất cả đều khiến người ta kinh sợ…
Ô nhiễm tiếng ồn: Khi nỗi sợ đến từ âm thanh
Tiếng ồn là gì? Tiếng ồn được định nghĩa là những âm thanh không mong muốn gây khó chịu cho người nghe. Nó ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi, đơn vị đo là dB (đề-xi-ben).
Với chúng ta, tiếng ồn là một dạng kích thích. Nhưng khi chúng ta cảm thấy không thể kiểm soát được tiếng ồn thì thường sẽ trở nên lo lắng hơn. Mặc dầu việc kiểm soát những thay đổi trong môi trường xung quanh là một nhiệm vụ mà cá nhân mỗi người đều rất giỏi và đang thực hiện hàng ngày tồn tại và thích nghi với cuộc sống, công việc.
Trong thế giới hiện đại, cường độ của tiếng ồn ngày càng có xu hướng tăng đặc biệt ở các thành phố lớn. Ngày càng khó để một cá nhân chúng ta có thể tác động, kiểm soát được những nguồn tiếng ồn. Và điều này là một nhân tố làm tăng mức độ stress cho chúng ta.
Trên thực tế, có những người nhạy cảm hơn với âm thanh, Ví dụ những nhạc sỹ sẽ thường bị chú ý với các âm thanh, cao độ đến mức có thể phân biệt các nốt khi được gõ lên. Đối với những người càng nhạy cảm như vậy, một kích thích tiếng ồn có thể trở nên cực kỳ chói tai và khó chịu về mặt cảm xúc .
Vì vậy, nếu bạn là một người nhạy cảm với âm thanh, bạn đang phải chịu đựng tiếng ồn mà không thể có phản ứng kiểm soát tác động để thay đổi được chúng thì bạn dễ trở nên căng thẳng và thậm chí dẫn tới một số phản ứng thiếu kiểm soát.
Hậu quả của tiếng ồn
Cơ thể tôi đang run lên. Tai tôi đang ù đi. Cái đầu và bộ não dường như tê liệt. Còn trái tim thì đang đập liên hồi… Đó không phải là mô tả của một người mới ốm dậy hay tâm trạng của một người mới được ngỏ lời yêu. Đó là tình cảnh của tôi sau mấy tiếng nhận lời ngồi với bạn bè tại một quán nhậu vỉa hè với rất nhiều tiếng cười nói ồn ào của người bàn bên, tiếng bát đĩa, tiếng hô của người phục vụ được tăng cường bởi tiếng hát loa những người bán kẹo kéo trên đường mà chúng tôi chẳng thể nào kiểm soát. Trải nghệm này sau đó mới làm tôi tò mò tìm hiểu xem ảnh hưởng của âm thanh không mong muốn đối với tâm lý của con người là như thế nào
Vì chúng ta không nhìn thấy tiếng ồn, phần lớn chúng ta không để ý đến những tác hại của chúng đối với chúng ta như thế nào ngay cả khi tiếng ồn được chúng ta trông đợi.
Quá trình tìm hiểu dẫn đến một số sự thật gây sốc.
Nguyên nhân hàng đầu của việc giảm thính lực của con người không phải là do lão hóa mà là do tiếng ồn.
Tiếng ồn quá mức (dẫu cá nhân trông đợi như tiếng ồn ở một quán ăn, tiếng ồn khi chúng ta đi tàu, tiếng ồn khi sửa nhà…) đều có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh mạch vành, huyết áp cao, tăng mức độ stress, đau nửa đầu, viêm loét đại tràng, giảm chất lượng giấc ngủ.
Tiếng ồn quá mức là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề cảm xúc như sự mệt mỏi về tinh thần, cảm giác lo lắng và hành vi hung hăng.
Chúng ta đang trầm trọng hóa vấn đề?
Không hề. Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về Điếc và các rối loạn thính giác của Hoa Kỳ, âm thanh quá lớn, kéo dài quá lâu sẽ hủy hoại các tế bào lông trong tai có nhiệm vụ truyền âm thanh đến não của chúng ta. Những tế bào lông này cũng rất nhạy cảm, một khi bị tổn thương, chúng sẽ không thể nào tái tạo hoặc mọc trở lại. Những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có thể xuất hiện cảm giác ù tai hoặc nghe thấy những âm thanh vo ve, kỳ quái trong tai mặc dầu người khác không nghe thấy.
Một nghiên cứu trên 2000 nhà hàng ở Manhattan kết luận rằng vào khung giờ cao điểm khoảng 60% các quán bar ồn ào đến mức nguy hiểm. Nếu bạn là khách thì bạn có thể rời đi, còn những nhân viên sẽ phải chịu trận. Và thực tế là có đến khoảng 30% người trẻ làm việc trong các môi trường ồn ào ngày này qua ngày khác như quán bar, sàn nhảy đã suy giảm thính lực và mất thính lực vĩnh viễn.
Tỉ lệ công nhân xây dựng bị suy giảm thính lực cũng cao. Một nghiên cứu thực hiện trên 30.000 công nhân Hà Lan cho thấy mức độ khiếm thính của họ cao hơn so với các đồng nghiệp thuộc các ngành nghề khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần tiếp xúc với âm thanh với cường độ từ 85 db trở lên trong vòng 2 phút (theo Tổ chức Y tế thế giới) đã bắt đầu làm suy giảm thính lực
Tiếng ồn quá mức cũng gây hại cho sức khỏe thể chất. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu quá mức thường gây ra phản ứng căng thẳng. Khi nghe một âm thanh lớn, căng thẳng bắt đầu, các chất dẫn truyền thần kinh như adrenaline và cortisol được giải phóng, mạch máu co lại, các cơ bắp căng lên, huyết áp cũng tự động tăng dần.
Người ta còn ước tính nguy cơ bệnh tim tăng lên 6% cho mỗi 10 decibel thơ một nghiên cứu. Nguyên nhân là do nồng độ cortisol tiết ra thúc đẩy tình trạng viêm giống như cơ thể đang phải chống chọi với bệnh nhiễm trùng vậy. Tình trạng này gây ra những gánh nặng lớn cho tim của chúng ta.
Tiếng ồn cũng đã được chứng minh có liên quan đến hành vi hung hăng và hành động bạo lực, giảm sự kiên nhẫn, giảm động lực và hiệu quả làm việc. Mức độ tiếng ồn còn làm suy giảm nhận thức của trẻ em. Nghiên cứu trên nhóm trẻ sống gần đường tàu cho thấy tỉ lệ cao trong các em gặp những khó khăn về khả năng tập trung, kém hơn trong kỹ năng đọc, nói và khối lượng ghi nhớ ngắn hạn.
Trong giáo dục, tiếng ồn và âm học kém ở các nhà trường là một lý do phổ biến làm giảm chất lượng sống, không hài lòng với công việc và mong muốn chuyển công việc của người giáo viên. Trên thực tế, những người tiếp xúc với tiếng ồn nhiều mất đi độ nhạy cảm với âm thanh ở cường độ bình thường. Tiếng ồn cản trở khả năng nghe và tiếp thu của cá nhân.
Do nghe kém, họ sẽ có xu hướng cô lập bản thân hơn, cảm thấy cô đơn hơn và trong những giai đoạn khó khăn sẽ trở nên dễ trầm cảm hơn.
Mặc dầu mất thính lực liên quan đến tuổi tác là điều chúng ta không thể tránh khỏi. Hạn chế suy giảm thính lực và tăng cường hiệu quả làm việc do tiếng ồn thì có thể ngăn ngừa được 100%. Với những người đã sống cùng tiếng ồn, chúng ta không thể đảo ngược thời gian, nhưng ngay bây giờ cần hành động để ngăn cho thính lực không bị suy giảm thêm. Hãy cùng nói về một số giải pháp trong bối cảnh đô thị sẽ ngày càng nhiều tiếng ồn.
Âm thanh quá lớn, kéo dài quá lâu sẽ hủy hoại các tế bào lông trong tai có nhiệm vụ truyền âm thanh đến não của chúng ta. Ảnh: L.G.
Đi tìm lời giải
Quy định xử phạt tiếng ồn ở Việt Nam theo Nghị định 167 mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính với mức phạt từ 100 đến 300 ngàn đồng cho những trường hợp gây ồn từ 22h hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Tuy nhiên, những quy định này có thể không còn phù hợp với thực tế. Về lâu dài, có lẽ cần những điều chỉnh về hình thức xử phạt cũng như đưa ra những văn bản luật mới về xác định và xử lý ô nhiễm tiếng ồn.
Còn trong thời điểm hiện tại, mỗi cá nhân cần thực hành những thói quen để bảo vệ bản thân trước tiếng ồn. Có thể là:
Tạo thói quen thỉnh thoảng hãy đánh giá về những tiếng ồn đơn giản trong gia đình hoặc nơi làm việc của bạn. Hãy dừng lại một chút để nghe xem liệu có những tiếng ồn nào xung quanh, nó xuất hiện vào lúc nào, nó có thể bị ngăn chặn và loại bỏ không? Hiện tại, nhờ sự trợ giúp của công nghệ, có rất nhiều ứng dụng điện thoại có thể được sử dụng để đo tiếng ồn và gửi cảnh báo cho bạn.
Chú ý để tránh những nơi có độ ồn cao. Dấu hiệu nhận diện là khi chúng ta nhận ra mình phải lên giọng và nói to hơn mức bình thường của bản thân. Hãy tìm cách tác động hoặc rời khỏi nguồn tiếng ồn, cách ly mình với nguồn tiếng ồn. Nếu bối cảnh công việc hay phải tiếp xúc với những môi trường ồn ào, hãy chú ý mang theo bịt tai hoặc nút tai. Đeo nút tai, tai nghe ipod với những bản nhạc giúp thư giãn khi phải tiếp xúc với tiếng ồn ví dụ như khi đi tàu, khi phải làm việc sử dụng máy cưa, máy xay thực phẩm… thậm chí là khi đối tác của bạn ngủ ngáy.
Chú ý giảm âm lượng trên ti vi, máy nghe nhạc và các hệ thống âm thanh khác. Mỗi ngày dành một khoảng thời gian “yên tĩnh” cho bản thân. Mua các thiết bị có xếp hạng tiếng ồn thấp. Chú ý bảo vệ con cái khỏi môi trường ồn ào như hạn chế tiếp xúc với máy sấy tóc. Xem xét lại mức độ cách âm của hệ thống cửa để sửa lại. Dạy con những thói quen tốt chăm sóc thính lực, đi vào phòng, đóng cửa để cách ly tiếng ồn.
Cần nhớ rằng thiệt hại do tiếng ồn là đáng kể, thậm chí không thể mục hồi nhưng có thể có nhiều cách khắc phục. Đã có những công cụ công nghệ để giúp chúng ta xác định được mức độ tiếng ồn và trường độ thế nào có thể gây hại cho thính giác để loại bỏ chúng ta khỏi cuộc sống của bản thân nhiều nhất có thể.
Stress, lo âu: "Kẻ thù" của bệnh nội khoa mạn tính
Nếu yếu tố gây stress, lo âu quá mạnh hoặc kéo dài, nội tiết tố tiết ra quá mức có thể kìm nén hệ miễn dịch, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, sức khỏe suy giảm, cơ thể gặp nhiều tác hại, hàng loạt bệnh đồng mắc sẽ xuất hiện.
Theo một thống kê năm 2017, nước ta có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress, lo âu. Tuy nhiên, số người biết bệnh và đi khám rất thấp. Theo Univadis/Boldsky, có hơn 15 tác hại dạng bệnh lý được được kiểm chứng do stress, lo âu kéo dài.
GS.TS.BS Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hội Tăng huyết áp Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, Stress trực tiếp ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể như cortisol và adrenaline tăng cao và kéo dài liên tục, gây ra hoặc làm nặng lên những vấn đề tim mạch như: đau thắt ngực và bệnh mạch vành, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đột quỵ não.
Với những người đã có sẵn bệnh lý tim mạch, stress có thể là yếu tố thúc đẩy gây ra các biến cố tim mạch một số các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, các rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
Những tác động lớn với sức khỏe cơ thể khi stress trở thành bệnh lý
Béo phì
Tình trạng stress khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol hơn bình thường và chúng khiến cơ thể tích trữ lượng mỡ dư thừa ở bụng. Trong khi đó, mỡ thừa ở bụng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn là mỡ thừa ở những vùng cơ thể khác.
Tăng nặng các bệnh đại tràng/ dạ dày
Mặc dù stress không gây ra các vết loét ở đường tiêu hóa nhưng có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn, chẳng hạn như chứng ợ nóng mạn tính (trào ngược dạ dày thực quản) và hội chứng ruột kích thích.
Tiểu đường
Stress có thể khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn theo hai chiều hướng:
Stress, lo âu khiến bạn hình thành các thói quen xấu, chẳng hạn như ăn uống không lành mạnh và kích thích hút thuốc, uống bia rượu không kiểm soát.
Tình trạng stress có thể trực tiếp làm tăng nồng độ glucose trong máu ở những người bị đái tháo đường tuýp 2.
Bệnh về tim mạch
Béo phì, tiểu đường và lo âu kéo dài có thể liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng, rối loạn nhịp tim và lưu lượng máu, giải phóng cholesterol và chất béo triglyceride vào máu.
Kéo theo đó, làm nặng lên những vấn đề tim mạch như: đau thắt ngực và bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ não.
Hen suyễn
Nhiều nghiên cứu cho thấy stress, lo âu có khả năng khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, một số bằng chứng cho rằng căng thẳng mạn tính ở bố mẹ làm tăng nguy cơ phát triển hen suyễn ở con họ.
Lão hóa nhanh hơn
Stress có thể gây ra mụn trứng cá. Sự gia tăng hormone nam tính androgen là thủ phạm chính gây mụn trứng cá ở phụ nữ. Phụ nữ ít bị hấp dẫn bởi những nam giới có hàm lượng hormone stress cortisol cao so với những người có hàm lượng này thấp.
Bên cạnh đó, thường xuyên mất ngủ và các vấn đề về đau đầu ở người bị rối loạn thần kinh thực vật cũng tác động đến làn da, khiến da xấu và nhanh chóng lão hóa hơn.
Đột quỵ
Stress cũng có thể làm cơ thể dễ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Ngoài ra, đái tháo đường, huyết áp cao cũng là một trong các căn nguyên từ hệ lụy bệnh. Các bệnh lý nội khoa này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng đột quỵ.
Stress thường trải qua nhiều giai đoạn và mức độ. Các dấu hiệu và triệu chứng của stress bao gồm các biểu hiện hành vi như khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,... hoặc biểu hiện cảm xúc như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức và thường xuyên khó chịu...
Nếu khả năng thích ứng cao, các chức năng tâm sinh lý của cơ thể được phục hồi. Ngược lại, quá trình phục hồi sẽ không xảy ra và cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ. Do vậy cần phải nhận biết sớm giai đoạn đầu tiên để tránh sự tiến triển lo âu, trầm cảm xa hơn, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hằng ngày của cơ thể.
Hóa giải stress, lo âu: Từ dùng thuốc đến trị liệu tinh thần
Phương pháp điều trị stress còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của người bệnh. Trước tiên, bạn cần đi khám kiểm tra sức khỏe thần kinh và tổng quát cơ thể, để an tâm tự tin và có hiểu biết đúng đắn về sức khỏe của mình.
Có thể thực hiện các biện pháp tâm lý không dùng thuốc sau:
Tự đánh giá các dấu chứng lo âu: Bước đầu tiên là dừng lại một giây và quan sát những gì đang diễn ra với cơ thể của mình. Suy nghĩ về những gì mình đang trải qua và liệu nó có liên quan đến cảm xúc buồn bã hay phản ứng với điều gì đó đáng báo động hoặc căng thẳng không. Ngoài ra, hãy cảnh giác với các dấu hiệu cho thấy bạn đang căng cơ, đây cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng căng thẳng.
Tự đánh lạc hướng: Nếu nghi ngờ lo âu căng thẳng là căn nguyên của các triệu chứng thực thể của mình thì sự phân tâm có thể là một công cụ hữu ích. Cụ thể chúng ta cần thử thực hiện các hoạt động có thể khiến chúng ta mất tập trung vào cơ thể, ví dụ xem phim ảnh, giặt giũ, làm vườn, tưới cây... Điều này có thể giúp chúng ta thoát khỏi vòng xoáy lo lắng và các dấu chứng thực thể đáng kể.
Thư giãn cơ thể hoặc làm việc: Để giảm bớt căng thẳng, hãy thử một số bài tập thở sâu hoặc thư giãn. Những phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả như: rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập Yoga,... Chế độ ăn uống cần chặt chẽ hơn như đảm bảo đủ năng lượng, tránh các thức ăn nhanh, các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, uống trà đậm, cà phê ban đêm... Duy trì đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tăng cường quan hệ xã hội tích cực, lành mạnh, quan tâm cộng đồng... Có thể áp dụng thêm châm cứu, massage, tắm nước suối nóng... đặc biệt phải ngủ đủ giấc.
Tự trấn an: Nếu chúng ta nghĩ rằng các dấu chứng của mình là do lo lắng, hãy tự trấn an bản thân rằng những gì bạn đang trải qua không có hại hoặc không gây tử vong. Các dấu chứng trên sẽ hết khi lo lắng giảm bớt.
Nếu bị căng thẳng, lo âu phải dùng đến thuốc điều trị , GS.TS.BS Huỳnh Văn Minh đánh giá: Khi căng thẳng, lo âu đã dùng các biện pháp không dùng thuốc nhưng không cải thiện các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc. Hầu hết mọi người rất e ngại khi được kê thuốc hướng thần. Thực tế có nhiều người đã đi khám và được kê thuốc rồi, nhưng khi biết đó là thuốc hướng thần thì lo ngại tác dụng phụ hay lệ thuộc thuốc và không dám uống. Có nhiều nhóm thuốc tác dụng lên lo âu, stress và trầm cảm tùy theo mức độ như:
Nhóm benzodiazepin: Thường dùng là diazepam (seduxen, valium), flurazepam (dalmane), estazolam (prosom, nucfalon), temazepam (normison, restoril), triazolam (halcion) quazepam (doral), tofisopam (Grandaxin)... Hiện nay nhóm này được sử dụng khá nhiều, đây là các thuốc nhóm hướng tâm thần được quản lý cấp phát trong các cơ sở y tế có giường bệnh theo quy chế riêng.
Non-benzodiazepine: Non-benzodiazepines: etifoxine HCl (Stresam), Sedanxio...
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Như Amitriptyline, imipramine... có tác dụng tăng lượng norepinephrine và serotonin sẵn có trong não.
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Được coi là loại thuốc hàng đầu trong điều trị stress, lo âu, trầm cảm. Phổ biến gồm có sertraline (Zoloft), citalopram (Celexa), và escitalopram (Lexapro).
Ngoài ra, còn có các thuốc khác như:
Thuốc kháng histamin: Thường dùng là doxylamine, promethazin, alimemazin, diphenhydramin, pyrilamine... Các thuốc này thường được dùng với chỉ định chống dị ứng, cảm cúm... nhưng có tác dụng an thần, gây ngủ nên có thể dùng khi bị stress.
Dược thảo Rotunda: Có tác dụng an thần gây ngủ với liều thấp mà độ dung nạp thuốc lại rất cao, ít tai biến và quen thuốc.
Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: Piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline,...
Loại thuốc nào là tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh và những vấn đề sức khỏe khác mà bạn có thể gặp phải. Bác sĩ có thể cho bạn thử một vài loại thuốc ở các liều khác nhau trước khi tìm ra loại phù hợp giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc điều trị bệnh tinh thần có thể mang đến một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, vì thế bạn không nên tự ý mua mà cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Chuyên gia tư vấn Ứng phó với stress trong cuộc sống hiện đại
Lối sống ảnh hưởng đến bệnh nhồi máu cơ tim thế nào? Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành - động mạch cung cấp máu nuôi tim một cách đột ngột, làm chết tế bào cơ tim. Dù nhồi máu cơ tim là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện sớm thi có thể...