Huffington Post: 40 trải nghiệm khó quên khi đến Việt Nam
Huffington Post, Mỹ mới đăng tải bài viết gợi ý 40 trải nghiệm khó quên khi đến Việt Nam như đi xe xích lô, ăn Phở.
Huffington Post (Mỹ) mới đăng tải bài viết gợi ý 40 trải nghiệm khó quên khi đến Việt Nam như đi xe xích lô, ăn Phở…
Dưới đây là 40 trải nghiệm khó quên khi đến Việt Nam do Huffington Post giới thiệu:
1. Ngồi xe xích lô cũ – loại phương tiện ba bánh còn khá phổ biến ở Việt Nam.
2. Thưởng thức bát phở nóng nghi ngút khói trong ở quán vỉa hè.
3. Thắp hương lễ Phật ở chùa Hương – một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất Việt Nam.
4. Tham gia tour đi xe đạp vòng quanh phố cổ Hội An, Quảng Nam.
5. Thuê xe máy và rong ruổi trên những con đường trong thành phố.
6. Tham gia một trong những lễ hội đặc biệt nhất Việt Nam như đua voi ở Tây Nguyên, lễ hội chùa Hương hay hội rắn làng Lệ Mật.
Du lịch Sa Pa – một trong những trải nghiệm khó quên của du khách khi đến Việt Nam.
7. Du lịch leo núi và khám phá vùng thung lũng Sa Pa, Lào Cai.
8. Mua một bộ comple hay váy trong hiệu may ở Hội An, Quảng Nam.
9. Tìm hiểu về thời chiến của Việt Nam bằng cách ghé thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TP HCM.
10. Xem múa rối nước truyền thống ở Hà Nội.
Việt Nam là nước có nền ẩm thực đường phố hấp dẫn với nhiều món ăn ngon trong đó có Phở.
11. Thưởng thức tour du lịch ẩm thực đường phố Hà Nội.
Video đang HOT
12. Chèo thuyền độc mộc trên hồ Lăk, Đăk Lăk.
13. Thực hiện chuyến du lịch tới chợ nổi Cái Bè.
14. Trải nghiệm lặn biển ở Nha Trang.
Địa đạo Củ Chi – một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách.
15. Khám phá các đường hầm trong địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong chuyến du lịch một ngày ở huyện ngoại thành TP HCM.
16. Tham quan ngôi chùa có tháp bát giác cao nhất Việt Nam – chùa Thiên Mụ ở Huế.
17. Thư giãn trên bãi biển cát trắng ở đảo Phú Quốc, Kiên Giang.
18. Trượt ván trên những đồi cát Mũi Né, Bình Thuận.
19. Tìm hiểu văn hóa Việt Nam bằng cách đến xem một chương trình biểu diễn trong Nhà hát lớn TP HCM.
20. Thử trả giá, mặc cả khi mua sắm trong các khu chợ ở TP HCM.
21. Thưởng ngoạn không gian thiên nhiên hoang dã và ngắm những loài chim ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, TP HCM.
TP HCM là một trong những điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi đến Việt Nam.
22. Tham gia một khóa học nấu ăn để tìm hiểu hương vị những món ăn nổi tiếng của người Việt Nam.
23. Tham quan thánh địa Mỹ Sơn – Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.
24. Tham dự một đám cưới tổ chức theo phong cách truyền thống của người Việt
25. Trải nghiệm du lịch bằng tàu từ Hà Nội tới TP HCM hoặc ngược lại.
26. Đi bộ xuyên rừng ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
27. Khám phá các hang động ở Tam Cốc, Ninh Bình.
Khám phá vịnh Hạ Long bằng thuyền hay thủy phi cơ là một trải nghiệm thú vị.
28. Tham quan vịnh Hạ Long, Quảng Ninh bằng thuyền hay du thuyền.
29. Mua một số đồ lưu niệm nổi tiếng của Việt Nam như nón lá, áo lụa hoặc các đồ thủ công truyền thống.
30. Khám phá Kinh thành Huế – công trình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
31. Tham quan Khu di tích Phủ Chủ tịch, Hà Nội.
32. Chụp những bức ảnh ngoạn mục mùa lúa chín trên các ruộng bậc thang ở Sa Pa, Lào Cai.
33. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp vịnh Hạ Long, Quảng Ninh từ thủy phi cơ.
34. Chiêm ngưỡng toàn cảnh TP HCM từ Saigon Skydeck nằm trong tòa nhà Bitexco.
35. Tham gia các lễ hội truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam.
36. Chinh phục nóc nhà Đông Dương – đỉnh Fansipan ở Lào Cai.
37. Thưởng thức rượu rắn – một trong những loại đồ uống “đáng sợ” ở Việt Nam.
38. Ngắm cảnh quan tuyệt mỹ bên trong động Thiên Đường ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình.
39. Tắm suối khoáng nóng Thanh Tân ở Huế.
40. Tận hưởng dịch vụ massage chân truyền thống khi đang nằm nghỉ ngơi thoải mái trên bãi biển.
Tâm Anh (theo Huffington Post)
Theo_Kiến Thức
Nga "phá trận" phương Tây bằng con bài tên lửa
Điện Kremlin thông báo Nga chính thức dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao cho Iran các hệ thống tên lửa phòng không S-300, The Wall Street Journal hôm 14/4 đưa tin. Cùng lúc, Mátxcơva cho biết đã ký hợp đồng bán tên lửa S-400 tối tân cho Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa S-300 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Quyết định của Nga được đưa ra sau kết quả đột phá lớn trong cuộc gặp giữa các cường quốc thế giới và Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này hôm 2/4. Lẽ ra các hệ thống này đã được giao cho Tehran vào năm 2007, nhưng vào năm 2010 Nga đã đình chỉ việc giao hàng khi căng thẳng giữa Iran và phương Tây lên cao. Đây là một thắng lợi quan trọng đối với Mỹ và Israel khi đó bởi nếu Iran sở hữu hệ thống phòng không đáng sợ này, sẽ khiến kế hoạch không kích các cơ sở hạt nhân của Iran trở nên đầy rủi ro.
Australia khẳng định không phải nghi ngờ về khả năng của hệ thống tên lửa S-300 đã được sử dụng rộng rãi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc là nước sở hữu nhiều nhất các hệ thống tên lửa phòng không loại này, chỉ sau Nga. Các hệ thống tên lửa đầy uy lực S-300P và S-400 thường được mệnh danh là "Patriot của Nga" thậm chí còn có nhiều tính năng được đánh giá cao hơn các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Năm 2010, khi Nga quyết định đình chỉ bán S-300 cho Iran, Nhà Trắng đã ca ngợi động thái trên của Tổng thống Nga lúc đó là ông Medvedev. Tờ New York Times cho biết chính quyền của ông Obama đã tha thiết mong hợp tác với Nga. Nhà Trắng nói rằng ông Medvedev "đã thể hiện uy quyền lãnh đạo" và "tiếp tục chứng tỏ Nga và Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với nhau trên cơ sở những lợi ích chung cũng như về vấn đề an ninh toàn cầu".
Theo WSJ, việc Nga chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD cho Iran đã lật ngược một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại lớn nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
WSJ nhìn nhận việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran cũng gợi lại những nguy cơ liên quan đến thỏa thuận hạt nhân đạt được gần đây giữa Iran và phương Tây. Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được hoàn tất vào ngày 30/6.
Theo đó, Iran cắt giảm hoạt động hạt nhân để đổi lấy viện trợ. Khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ và dòng tiền chảy về Iran sẽ càng củng cố sức mạnh quân sự của nước này. Có S-300 trong tay, Tehran sẽ cảm thấy như được miễn nhiễm trước các vụ tấn công của phương Tây và do đó có thể trở nên hiếu chiến hơn tại Trung Đông.
Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp S-300 cho Iran ngay lập tức vấp phải sự phản đối quyết liệt của Mỹ và Israel. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng nêu quan ngại của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm của Nga với Iran.
Ông Kerry đã điện đàm trực tiếp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về vấn đề này. "Thay vì yêu cầu Iran chấm dứt hoạt động khủng bố ở Trung Đông và thế giới, thì nước này lại được phép trang bị các loại vũ khí tiên tiến. Điều đó chỉ làm gia tăng sự hung hăng của Iran" - Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz nói với BBC.
Huffington Post dẫn lời các quan chức Israel than phiền rằng nếu việc chuyển giao được xúc tiến, có thể sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Iran có thể ngăn ngừa bất cứ vụ tấn công nào nhằm vào các cơ sở hạt nhân.
Kênh truyền hình tin tức Channel 2 dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên bày tỏ lo ngại về vụ việc. Lầu Năm Góc đã chỉ trích quyết định của Nga. Giáo sư Tom Nichols thuộc Trường chiến tranh hải quân Mỹ phát biểu trên Business Insider rằng thông báo của ông Putin và thời điểm diễn ra cho thấy tác động rất hạn hẹp của chính sách Mỹ đối với các vấn đề toàn cầu, đặc biệt với Nga và Iran.
Theo giáo sư Nichols, Nga chuyển giao tên lửa S-300 cho Iran thể hiện Nga và Iran nhấn mạnh thực tế rằng họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không cần bận tâm tới Mỹ.
Việc bán vũ khí tiên tiến cho Tehran là một chính sách đối ngoại trả đũa của Tổng thống Putin nhằm hủy hoại liên minh an ninh thường trực của phương Tây và xa hơn thể hiện quyền lực của Mátxcơva. Ngoài việc bán S-300, Nga còn thông báo đã bắt đầu đàm phán chuyển giao thiết bị và lương thực cho Iran để đối lấy 500.000 thùng dầu/ngày.
Huffington Post cũng cho biết, Nga cũng đồng thời thông báo kế hoạch bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa S-400 tối tân hôm 13/4.
Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ nhận thêm 6 tàu ngầm Kilo cải tiến, 6 tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Grigorovich và 4 tàu đổ bộ cỡ lớn Ivan Gren. Phó đô đốc hải quân Nga Alexander Vitko cho biết, Hạm đội Biển Đen sẽ được biên chế 206 tàu vào năm 2020, trong đó bổ sung thêm 80 chiến hạm mới và mở rộng căn cứ hải quân thứ hai tại Novorossiysk. Việc tăng cường Hạm đội Biển Đen cùng với quá trình quân sự hóa bán đảo Crimea đã tạo thế uy hiếp lớn với NATO và các nước thành viên dọc Biển Đen. Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh NATO nhận định, các hệ thống vũ khí từ hệ thống phòng không có thể bao trùm một nửa bầu trời Biển Đen tới hệ thống tấn công mặt đất bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đen đã biến Crimea thành một bệ đỡ lớn cho thấy sức mạnh Nga khắp khu vực, Huffington Post tường thuật.
Theo Thục Ninh (tổng hợp)
Tiền Phong
Mỹ "nóng" cuộc chạy đua vào Nhà Trắng Hiện cựu Ngoại trưởng, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Hillary Clinton vẫn được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất. Tại Mỹ, cuộc chạy đua giành chiếc ghế người chủ thứ 45 của Nhà Trắng vào năm 2016 dường như đang "nóng" dần lên với việc một loạt chính khách của cả hai đảng Cộng hòa và...