Huế chi viện 40 y bác sĩ hỗ trợ Đà Nẵng chống dịch
UBND Thừa Thiên Huế quyết định cử đoàn công tác gồm 20 bác sĩ, 20 điều dưỡng vào Đà Nẵng hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Đội ngũ y tế làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát y tế số 6 tại thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) – Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Ngày 7-8, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ – chủ tịch UBND tỉnh – cho biết lãnh đạo tỉnh đã quyết định cử đoàn công tác số 1 gồm 20 bác sĩ, 20 điều dưỡng vào hỗ trợ, chi viện Đà Nẵng phòng chống dịch COVID-19.
Đoàn công tác gồm 40 y bác sĩ Huế sẽ lên đường vào Đà Nẵng trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường rà soát, chốt chặn, tầm soát, truy vết, cách ly, xét nghiệm, đồng bộ, thường xuyên, liên tục; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo y tế, khai báo y tế không trung thực; trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế… làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của tỉnh.
Cũng tại buổi họp, ông Phan Ngọc Thọ cho biết hiện Quảng Trị đã xuất hiện ca nhiễm COVID-19, như vậy Thừa Thiên Huế đang nằm giữa 2 địa phương có dịch là Đà Nẵng và Quảng Trị.
“Là địa bàn lân cận, nhân dân tỉnh nhà và 2 địa phương nói trên có mối quan hệ hợp tác, làm ăn, thăm thân nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ở tỉnh là rất lớn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường và phát huy hoạt động các chốt kiểm soát dịch bệnh ở phía Bắc của tỉnh, kiên định với 5 nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch”, ông Thọ nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và các địa phương tăng cường kiểm tra tất cả các trường hợp nhập cảnh trên các tuyến biên giới đường bộ, đường thủy, đường biển, cảng hàng không; kiểm soát chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở…
Hiện Thừa Thiên Huế chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Trước đó, Hải Phòng và Bình Định đã cử đoàn bác sĩ, điều dưỡng tình nguyện tăng cường, chi viện cho Đà Nẵng trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Các bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội… cũng đã cử các đoàn công tác vào hỗ trợ Đà Nẵng.
Chuyển thiết bị y tế từ Hà Nội vào Huế cứu bệnh nhân Covid-19 nặng
"Bệnh nhân 456" điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, mắc huyết khối tĩnh mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội cấp tốc chuyển thiết bị vào can thiệp.
Bệnh nhân này bị huyết khối tĩnh mạch sâu từ khoeo đến tĩnh mạch chậu ngoài bên trái. Nhóm chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang chi viện tại đây, phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế hội chẩn gấp vào ngày 4/8, nhận định huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể lan rộng tới tĩnh mạch chậu và lan lên cao hơn. Một biến chứng rất nguy hiểm của huyết khối tĩnh mạch là tắc động mạch phổi, làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt ở bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi và mắc kèm nhiều bệnh nền như "bệnh nhân 456".
Các bác sĩ quyết định can thiệp đặt filter tĩnh mạch chủ dưới để cấp cứu, phòng ngừa biến chứng tắc mạch phổi. Tuy nhiên các thiết bị sử dụng cho can thiệp này không có sẵn ở Huế. Nhóm chuyên gia Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội phải cấp tốc huy động và chuyển thiết bị từ Hà Nội vào Huế qua đường hàng không.
Chiều 5/8, chuyến bay đã mang các thiết bị từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vào Huế. Các phương tiện và thiết bị cần thiết khác đã sẵn sàng, công tác hội chẩn chuyên môn gấp đã hoàn tất. Kíp can thiệp tim mạch, với sự phối hợp chỉ đạo của Phó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) và giáo sư Phạm Như Hiệp (Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế), đã tiến hành can thiệp đặt filter tĩnh mạch chủ dưới cho bệnh nhân. Sau khoảng 45 phút căng thẳng, ca can thiệp tim mạch trong điều kiện đặc biệt này đã thành công.
Ngay trong đêm 5/8, bệnh nhân được chụp CT phổi để kiểm tra tổn thương phổi và theo dõi kỹ diễn biến lâm sàng. Hiện tại, bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng, được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm cách ly và điều trị Covid-19, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.
"Bệnh nhân 456", nữ, 55 tuổi, ở Đà Nẵng, được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 ngày 30/7. Bệnh nhân luôn trong tình trạng rất nặng.
Các bác sĩ hội chẩn can thiệp tĩnh mạch cho "bệnh nhân 456". Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu, người bệnh mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc chống đông đường uống kéo dài. Tuy nhiên đến 33% bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới bị tắc động mạch phổi thứ phát mặc dù được dùng chống đông đủ liều. Hơn nữa, thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy máu đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như mắc Covid-19. Biện pháp đặt filter tĩnh mạch chủ giúp chủ động dự phòng tắc động mạch phổi cho bệnh nhân.
Can thiệp filter tĩnh mạch chủ không phải là kỹ thuật quá khó, nhưng là thủ thuật lần đầu tiên can thiệp trên bệnh nhân Covid-19 đang có diễn biến nặng, theo phó giáo sư Hiếu.
Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 chuyên điều trị các ca Covid-19 nặng từ bệnh viện Đà Nẵng, Quảng Nam chuyển đến. Hiện bệnh viện điều trị 19 ca rất nặng.
Đà Nẵng gọi, y bác sĩ Hải Phòng sớm trả lời, lên đường vào 'tâm dịch' Ngày 5-8, đoàn công tác gồm 33 bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm của TP Hải Phòng đã lên đường đi vào 'tâm dịch' Đà Nẵng sớm hơn so với dự kiến để có thể kịp thời tăng cường nhân lực hỗ trợ công tác chống dịch COVID-19. Lãnh đạo TP Hải Phòng tại buổi gặp mặt, động viên các bác sĩ,...