Các bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID – 19 được xử lý ra sao?
Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp tử vong liên quan đến COVID – 19 tại Đà Nẵng sẽ không được tổ chức tang lễ tại nhà mà được tiến hành khâm liệm tại bệnh viện rồi hỏa thiêu ở Trung tâm hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang ).
Các trường hợp tử vong liên quan đến COVID – 19 tại Đà Nẵng sẽ không được tổ chức tang lễ tại nhà mà được tiến hành khâm liệm tại bệnh viện rồi hỏa thiêu ở Trung tâm hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang )
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận được 5 trường hợp tử vong trên nền bệnh lý nền và mắc COVID – 19. Theo bà Nguyễn Thị Quảng Trị, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP Đà Nẵng, trong số 5 bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID – 19, có 3 trường hợp tử vong ở Đà Nẵng (Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Ung bướu) và 2 trường hợp tử vong tại Bệnh viện Trung ương Huế.
3 trường hợp tử vong tại Đà Nẵng sẽ được tổ chức khâm liệm để chuyển đến nhà hỏa thiêu . 2 trường hợp tử vong tại Huế, BCĐ phòng, chống dịch tỉnh Thừa Thiên Huế và Bệnh viện TƯ Huế sẽ có trách nhiệm xử lý – bà Trị cho hay.
Sở Y tế TP Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu Nhà tang lễ thành phố hỗ trợ việc bảo quản các thi hài người bệnh đã qua xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
Theo quy định về xử lý thi hài người nhiễm và nghi ngờ nhiễm COVID – 19 trong Quyết định 468 của Bộ Y tế về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp, quy trình xử lý thi thể bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID – 19 được quy định nghiêm ngặt, vận chuyển đến nơi hỏa táng hoặc mai táng bằng xe chuyên dụng.
Người nhà bệnh nhân không được đi chung xe , chỉ nhân viên y tế với trang bị bảo hộ chuyên dụng mới được đi cùng. Việc hỏa táng , mai táng phải thực hiện trong thời gian sớm nhất sau khi bệnh nhân tử vong. Toàn bộ khu vực hỏa táng, mai táng phải được phong tỏa, khử khuẩn trước và sau khi hỏa tang, mai táng.
“Bệnh viện Đà Nẵng hiện đã xây dựng quy trình xử lý thi hài người nhiễm và nghi nhiễm COVID – 19, riêng tại Bệnh viện Ung bướu thì đang xây dựng quy trình, vì bệnh viện chưa nghĩ đến trường hơp tử vong do dịch bệnh mặc dù Quyết định 468 của Bộ Y tế đã triển khai từ đầu mùa dịch”, bà Trị nói thêm.
Theo bà Trị, đối với các trường hợp tử vong vừa rồi, lúc đầu gia đình không đồng ý với việc không tổ chức lễ tang, nhưng sau khi nghe giải thích, tư vấn thì các gia đình đều đồng ý, hợp tác và thực hiện đúng quy trình.
Hiện, Đà Nẵng chỉ có Trung tâm hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) với là 2 lò hỏa táng hiện đại. Trung bình mỗi ngày, trung tâm hỏa thiêu tối đa 12 người (mỗi người hỏa thiêu trong vòng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ).
Ngoài ra, theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, những trường hợp bệnh nhân đang điều trị trong khu phong tỏa (tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng) mà tử vong, thi hài cũng sẽ được xử lý như ca nhiễm COVID – 19.
Phi công Anh ổn định sau 5 ngày cai ECMO, phổi hết vi khuẩn
Tình trạng viêm phổi của bệnh nhân do vi khuẩn Burkholderia cenocepacia khả quan hơn, đờm chuyển từ dạng mủ sang loãng trong và kết quả cấy đã âm tính.
Sáng 8/6, thông tin về sức khỏe của BN91 phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 cho biết, bệnh nhân tiếp tục có tiến triển mới.
Sau 5 ngày cai ECMO, bệnh nhân vẫn ổn định, tỉnh, nhưng có sốt 38 độ C, sức cơ toàn thân cải thiện dần, 2 chân còn yếu. Tình trạng viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cenocepacia khả quan hơn, đờm chuyển từ dạng mủ sang loãng trong và kết quả cấy đã âm tính.
Phổi bệnh nhân phục hồi gần 60%. Người bệnh được cho ăn qua đường tiêu hóa trở lại, chức năng thận hồi phục, ngưng lọc máu được 12 ngày.
(Ảnh: BVCC)
Theo các bác sĩ, phi công người Anh đang tập cai dần máy thở, kháng sinh, kháng đông và dinh dưỡng qua tĩnh mạch, tập vật lý trị liệu 2 lần/ngày, điều chỉnh nước điện giải và săn sóc vết loét cùng cụt.
Chuyên gia nhận định, dù sức khỏe của bệnh nhân có tiến triển nhất định, nhưng tiên lượng vẫn còn nặng. Bởi người bệnh còn cần nhiều thời gian để cai máy thở và phục hồi chức năng vận động. Thời gian này, phi công người Anh có thể gặp những đợt nhiễm trùng mới.
Thêm 2 ca mắc COVID-19 mới
6h sáng 8/6, Bộ Y tế công bố thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm virus corona tại nước ta lên 331.
BN330: nữ, 28 tuổi, có địa chỉ tại Cẩm Nam, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, làm việc tại một công ty ở TP.HCM.
BN331: nữ, 47 tuổi, có địa chỉ tại Phường 12, Quận 5, TP.HCM, làm cùng công ty với BN330.
Ngày 13/3, hai người đi từ TP.HCM đến Mexico, do đóng cửa biên giới và cấm bay nên cả 2 ở lại Mexico đến ngày 4/6 cùng bay về Nhật Bản. Ngày 5/6, các bệnh nhân từ Nhật Bản bay về Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN319. Sau khi nhập cảnh tất cả đều được cách ly tại Trung đoàn BB733, Sư đoàn 315, Núi Thành, Quảng Nam.
Xét nghiệm ngày 7/6 tại Viện Pasteur Nha Trang cho kết quả dương tính với virus corona. Hiện các bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Cả 2 trường hợp trên đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính tới 6h sáng ngày 8/6, nước ta bước sang ngày thứ 52 không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Trong đó, tổng số người tiếp xúc gần với các ca nhiễm COVID-19 và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) tại Việt Nam là 9.088.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, đến thời điểm này, 307 trong số 331 bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam được công bố khỏi bệnh.
Video: Nam phi công có thể mỉm cười, cầm ly nước uống và bắt tay với nhân viên y tế
Bệnh nhân phi công sạch vi khuẩn viêm phổi Bệnh nhân phi công ngày 7/6 âm tính với vi khuẩn Burkholderia cenocepacia, tình trạng viêm phổi giảm, nhưng đánh giá toàn trạng vẫn ở mức độ nặng. Tiểu ban Điều trị Covid-19, Bộ Y tế, chiều 7/6 đánh giá bệnh nhân dù đã ngưng can thiệp ECMO ngày thứ 5 nhưng còn cần nhiều tuần để cai máy thở, phục hồi chức...