Huế: Ca nghi mắc Covid-19 đi ăn giỗ ở Quảng Trị, làm căn cước công dân
Trong quá trình thực hiện tầm soát bệnh nhân đến khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện ca nghi dương tính với SARS-CoV-2 là nữ bệnh nhân V.L.P.A.
Thông tin ban đầu, bệnh nhân V.L.P.A. 23 tuổi, thường trú thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Lịch trình những ngày gần đây, bệnh nhân tạm trú ở 172/24 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng; làm việc tại Thẩm Mỹ Viện Quốc Tế Amida (nơi có nhiều người cùng dự một cuộc họp đã được xác định mắc Covid-19) và Phòng khám Hữu Nghị, đường Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng.
Ngày 2/5, bệnh nhân từ Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị vào Đà Nẵng, lưu trú tại 172/24 Trần Cao Vân, Đà Nẵng. Sau đó đi làm việc tại 222 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Ngày 3/5, bệnh nhân đi làm tại địa chỉ trên. Ngày 4/5, bệnh nhân đi uống trà sữa tại số 30 Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.
10h sáng 5/5, bệnh nhân từ Đà Nẵng ra Huế, cùng một người bạn đến quán mỹ phẩm Minh Cosmetics tại đường Trần Thúc Nhẫn (TP Huế) vào lúc 11h30 đến 12h. Sau đó, trở về nhà tại Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị vào lúc 13h cùng ngày.
Vào 15h cùng ngày, bệnh nhân cùng bạn đến Trạm Y tế Hải Chánh để khai báo y tế. Đến tối vào 19h20 đi ăn tối cùng 2 người bạn tại quán ốc Hoa ở xã Hải Sơn, Quảng Trị.
Ngày 6/5, bệnh nhân đi ăn sáng cùng em trai tại quán cháo Truật ở Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế); cùng bố đi uống cà phê quán Long Vui (thôn Phước Tích, xã Phong Hòa). Buổi trưa, bệnh nhân đi ăn giỗ tại nhà người bà con tại xã Hải Chánh, tỉnh Quảng Trị, có tiếp xúc với nhiều người.
Sáng 7/5, bệnh nhân đi làm căn cước công dân tại trụ sở UBND xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào 13h chiều cùng ngày, bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền thì được ghi nhận triệu chứng sốt 38 độ C,ho khan, đau rát họng.
Video đang HOT
Toàn bộ nhân viên, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Phong Điền đang được lấy mẫu xét nghiệm vì có ca bệnh nghi mắc Covid-19 đến khám.
Ngay sau khi khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền xác định đây là ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19 nên đưa bệnh nhân vào khu cách ly của Bệnh viện huyện Phong Điền (thuộc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền) để theo dõi, xử lý và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Kết quả, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.
Sau khi nhận thông tin ca bệnh, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã khẩn trương chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cử 4 đội phản ứng nhanh của tỉnh và 2 đội phản ứng nhanh của huyện Phong Điền tiến hành điều tra, xác minh, phối hợp các đơn vị liên quan điều tra dịch tễ, truy vết các trường hợp tiếp xúc và xử lý môi trường.
Hiện cơ quan chức năng đã xác định có tổng 21 F1 và 35 F2 của bệnh nhân gồm: Trung tâm Y tế huyện Phong Điền (5 F1 và 19 F2); xã Phong Thu (6 F1); xã Phong Hòa (8 F1 và 5 F2); Quán mỹ phẩm Minh Cosmetics đường Trần Thúc Nhẫn, TP Huế có 2 F1 và 11 F2.
Có tổng số 21 F1 đã được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly T3 ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 21 mẫu xét nghiệm PCR cho F1 đang được tiến hành xét nghiệm. 35 F2 được tổ chức cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm, ngoài ra tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên y tế của Trung tâm Y tế huyện Phong Điền. Và đang tiếp tục điều tra bổ sung.
Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định, đây là trường hợp ca nhiễm có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao nên lãnh đạo Sở Y tế, huyện Phong Điền, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh và các đơn vị liên quan tiếp tục điều tra các F1,F2,F3 liên quan tại các mốc dịch tễ tại các điểm điều tra.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu người dân có liên quan đến ca bệnh hoặc đến các địa điểm vào thời gian có ca bệnh đến thì khai báo với chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu người dân trên địa bàn tỉnh hạn chế ra khỏi nhà khi không thật cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc.
Hơn 600 gia súc chết rét
Hơn 600 con trâu, bò, dê của người dân các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chết vì mưa rét. Con số còn gia tăng do nhiệt độ vùng núi vẫn duy trì thấp, chỉ 4-7 độ C.
Ông Hồ Vang, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế , cho biết người dân đã chủ động phòng chống rét cho gia súc song đến chiều 12/1 huyện vùng cao A Lưới vẫn có 461 con trâu, bò, dê bị chết. Các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng có số gia súc chết nhiều nhất.
Cán bộ ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân sơ chế thức ăn cho gia súc trong mùa mưa lạnh. Ảnh: Anh Quang
Ông Vang giải thích, so với thành phố Huế, nhiệt độ ở huyện vùng cao A Lưới những ngày qua thấp hơn, thường 9-11 độ C. Trước mưa lạnh người dân đã lùa gia súc từ trong rừng về chuồng trại. Tuy nhiên, mưa lạnh kéo dài cộng với việc thiếu thức ăn, chuồng trại che chắn đơn sơ, nhiều trâu, bò, dê đã chết.
"Không chỉ làm chết gia súc, mưa lạnh đã ảnh hưởng đến gieo sạ vụ lúa đông xuân. Toàn tỉnh dự kiến gieo sạ 28.000 hecta lúa song đến nay mới được 2.000 hecta, nhiều cánh đồng ở các địa phương vẫn đang ngập nước", ông Vang nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch huyện A Lưới, cho biết địa phương đã hỗ trợ người dân 10 tấn thức ăn gia súc để duy trì đàn trâu, bò, dê còn lại trong mùa mưa rét. Trong ngày 12/1, cán bộ ngành nông nghiệp đã đến các xã hướng dẫn người dân giữ ấm cho đàn gia súc bằng cách gia cố chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm.
Hai ngày qua, nhiệt độ thấp nhất tại Quảng Trị dao động 10-15 độ C. Ông Hồ Văn Bằng, Chủ tịch xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, cho biết trước đợt rét, người dân đã đưa trâu bò về nhốt chuồng. Cán bộ thú y xã hướng dẫn đốt lửa sưởi ấm cho đàn gia súc, dùng bao buộc vào người để giữ ấm, nhưng 5 con trâu, bò vẫn chết cóng. Từ tháng 11/2020 đến nay, xã Ba Tầng có 80 con trâu, bò chết vì rét.
Người dân xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ nhốt trâu bò để giữ ấm. Ảnh: Hoàng Táo
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, hiện chưa có con số cụ thể về số lượng trâu bò chết vì đợt rét đang diễn ra. Tỉnh đã chỉ đạo các huyện thị thực hiện phương án phòng chống dịch bệnh và giá rét cho gia súc, gia cầm.
Còn theo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đến 7h sáng 12/1, mưa rét từ ngày 7/1 đã làm 148 con trâu, 79 bò, 11 con dê bị chết, tập trung ở Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La. Thời tiết khắc nghiệt cũng đã làm 93 hecta rau màu, 1.050 chậu địa lan của tỉnh Lào Cai bị hư hỏng.
Con số thiệt hại tiếp tục gia tăng bởi dự báo đợt rét đậm, rét hại còn kéo dài đến ngày 13/1 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 7-10 độ, vùng núi 4-7 độ, núi cao có nơi 0 độ C, có thể xuất hiện băng và sương muối.
Trước đó từ ngày 7/1, không khí lạnh mạnh tràn đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngày 9/1 được xem là rét nhất, đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500 m so với mực nước biển nhiệt độ xuống âm 3 độ. Hàng loạt tỉnh như Lạng Sơn, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Nghệ An thành xuất hiện băng giá.
Đến ngày 11/1, không khí lạnh tăng cường, Lào Cai, Lai Châu có mưa tuyết, quốc lộ 4D gián đoạn. Đến chiều 12/1, băng giá và tuyết bắt đầu tan.
Vùng bão lũ gia tăng bệnh nhân mắc "vi khuẩn ăn thịt người" Withmore Bệnh viện T.Ư Huế đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ. Ảnh minh họa Thông tin từ Bệnh viện T.Ư Huế, từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, tại đây đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ, ngập...