Hubble chụp ảnh mùa hè trên sao Thổ
NASA công bố ảnh chụp mới nhất của sao Thổ khi hành tinh khí khổng lồ nằm ở cận điểm quỹ đạo, cách Trái Đất hơn 1,35 tỷ km.
Ảnh chụp sao Thổ mới được NASA công bố hôm 24/7. Ảnh: Hubble.
Hình ảnh tuyệt đẹp này được Máy ảnh trường rộng 3 trên Kính viễn vọng Không gian Hubble ghi lại vào ngày 4/7/2020, khi bán cầu bắc của sao Thổ đang bước vào những tháng mùa hè.
So với quan sát cách đây một năm, các dải màu ở bán cầu bắc đã có chút thay đổi. Bên cạnh đó, hai trong số những mặt trăng băng giá của hành tinh cũng xuất hiện trong ảnh chụp mới, bao gồm Mimas ở bên phải và Enceladus ở phía dưới.
Ảnh chụp sao Thổ một năm trước vào ngày 20/7/2019. Ảnh: Hubble.
Hubble còn phát hiện một số cơn bão nhỏ và một đám mây hơi đỏ trên bầu khí quyển sao Thổ. Trong khi bão khí quyển là hiện tượng được quan sát thấy hàng năm, sự hiện diện của đám mây bất thường có thể là do sự gia tăng nhiệt từ ánh sáng mặt trời đã loại bỏ băng khỏi sol khí hoặc làm thay đổi lượng sương mù quang hóa được tạo ra trong bầu khí quyển hành tinh.
Bầu khí quyển của sao Thổ nhìn chung có màu nâu vàng do có thành phần chủ yếu là hydro và heli, cùng với một lượng nhỏ amoniac, methane, hơi nước và hydrocarbon.
Ảnh chụp mới cho thấy cấu trúc khá chi tiết của vành đai hành tinh, bao gồm các vòng tròn đồng tâm được tạo thành từ những mảnh băng rất nhỏ cho đến những tảng đá khổng lồ. Nguồn gốc hình thành của chúng đến nay vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong hệ Mặt Trời.
Quan sát mới nhất về sao Thổ là một phần của dự án Di sản ngoài hành tinh (OPAL) của NASA, nhằm mục đích nghiên cứu động lực học khí quyển và sự tiến hóa của các hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt Trời. Trong trường hợp của sao Thổ, các nhà thiên văn học muốn hiểu rõ hơn về hiện thượng bão khí quyển và các kiểu thời tiết trên hành tinh.
Phát hiện thêm 20 vệ tinh mới, Sao Thổ trở thành "nhà vô địch" về mặt trăng
Với việc phát hiện thêm 20 mặt trăng, Sao Thổ hiện có đến 82 mặt trăng, 'qua mặt' Sao Mộc, trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất trong hệ Mặt trời.
Các nhà thiên văn học đã tìm thấy 20 mặt trăng mới quay quanh Sao Thổ, nâng tổng số mặt trăng của hành tinh này lên con số 82.
Với phát hiện này, Sao Thổ đã "qua mặt" Sao Mộc (79 mặt trăng), trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất trong hệ Mặt trời.
Một trong những mặt trăng mới phát hiện có quỹ đạo xa nhất được biết đến xung quanh sao Thổ, và tất cả đều na ná nhau về kích thước, với đường kính khoảng ba dặm (5 km).
Nguồn: NASA / JPL-Caltech / Viện Khoa học Vũ trụ / Paolo Sartorio / Shutterstock.
Thêm 20 mặt trăng của Sao Thổ được phát hiện, một số trong chúng quay thụt lùi so với phần lớn các mặt trăng tự nhiên khác.
Hai trong số các mặt trăng mất khoảng 2 năm để quay một vòng quanh quỹ đạo, trong khi 18 mặt trăng còn lại mất hơn 3 năm để làm điều đó.
17 mặt trăng mới quay quanh Sao Thổ theo chiều ngược lại so với phần lớn các vệ tinh tự nhiên khác của hành tinh.
Trước đó, các nhà thiên văn cũng phát hiện có nhiều mặt trăng của Sao Thổ di chuyển thụt lùi quanh quỹ đạo.
Bằng cách nhìn vào khuynh hướng của chúng, các nhà thiên văn học nghi ngờ những mặt trăng này có thể là một phần của mặt trăng "mẹ" bị vỡ.
Titan, mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ. Nguồn: NASA / JPL-Caltech / Space Science Institute.
Các mặt trăng được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học do Scott S. Sheppard dẫn đầu tại Viện Khoa học Carnegie, Mỹ và sử dụng Kính viễn vọng Subaru tại Mauna Kea, Hawaii.
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ, lớn thứ hai trong hệ Mặt trời, chỉ xếp sau mặt trăng Ganymede của Sao Mộc; lớn hơn 50% về đường kính và lớn hơn 80% về khối lượng so với Mặt trăng của Trái đất, được phát hiện năm 1655. Titan thậm chí còn lớn hơn cả hành tinh Sao Thủy.
Một số mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ. Nguồn: NASA/Pinterst.
Đây được coi là mặt trăng duy nhất trong hệ Mặt trời có bầu khí quyển riêng, gồm hydrocacbon như metan; và là vật thể duy nhất trong hệ Mặt trời có bằng chứng rõ ràng về nguồn nước bề mặt. Bởi vậy nó thường được miêu tả như một vệ tinh có những đặc điểm giống hành tinh.
Sao Thổ là hành tinh thứ sáu và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng trong hệ Mặt trời; hành tinh cuối cùng có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái đất.
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ, lớn thứ hai trong hệ Mặt trời, chỉ xếp sau mặt trăng Ganymede của Sao Mộc; lớn hơn 50% về đường kính và lớn hơn 80% về khối lượng so với Mặt trăng của Trái đất.
Sao Thổ cách Mặt trời khoảng 9 lần so với Trái đất. Năm sao Thổ bằng khoảng 29,5 năm Trái đất. Tuy nhiên, ngày của nó dài chưa đến 11 giờ.
Đây là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần bán kính Trái đất. Bởi là hành tinh khí, khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng 1/8 so với của Trái Đất, do vậy tuy thể tích lớn hơn Trái đất 763 lần nhưng khối lượng của hành tinh cao gấp 95 lần khối lượng của Trái Đất.
Hồ nước trong công viên Australia chuyển màu hồng mỗi năm Tảo trong hồ nước ở công viên Westgate tiết ra sắc tố đỏ để quang hợp, khiến cả hồ chuyển màu hồng vào mùa hè. Hồ nước trong công viên Westgate chuyển màu hồng đẹp mắt. Ảnh: ABC Australia. Một hồ nước ở công viên Westgate, thuộc thành phố Melbourne, bang Victoria, thu hút sự chú ý của những người hiếu kỳ khi...