Huawei yếu thế, ai mới là kẻ được lợi lớn nhất?
Lệnh trừng phạt Huawei của Chính phủ Mỹ đã tác động sâu sắc tới toàn thị trường smartphone thế giới.
Tin tức về lệnh cấm của Mỹ đối với “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc – Huawei đã được phủ sóng bởi hầu hết các phương tiện truyền thông trên toàn cầu. Và bên cạnh những hậu quả gây ra cho Huawei, nhiều người lại bàn tán về những lợi ích của các nhà sản xuất khác về sự cố này.
Huawei tử nạn, nhiều “ông lớn” công nghệ khác được hưởng lợi.
Cùng với đó, các nhà cung cấp sẽ mất một trong những khách hàng lớn nhất của họ. Tuy nhiên, thực tế của lệnh cấm có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường theo cách trực tiếp hơn.
Lý do chính của Chính phủ Mỹ là do thiết bị mạng Huawei xâm phạm an ninh để phục vụ chính phủ Trung Quốc. Trong bài viết này, người đọc sẽ có cái nhìn ngắn gọn về những gì sẽ xảy ra trong lĩnh vực di động và mạng 5G khi Huawei ra khỏi thị trường điện thoại thông minh.
“Người chiến thắng” trong thị trường điện thoại thông minh
Không cần là người trong ngành, người ta dễ dàng nhận ra công ty nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ những rủi ro của Huawei. Danh sách các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới sẽ cho bạn một câu trả lời chắc chắn.
Top 6 thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới.
Huawei gần đây đã tiến lên vị trí thứ hai trong danh sách các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, nằm giữa Samsung ở vị trí số một và Apple ở vị trí thứ ba. Apple sẽ có doanh số tăng nhẹ nhưng không đáng kể vì Huawei không hiện diện ở Mỹ – nơi Apple chiếm thị phần rất lớn. Thay vào đó, công ty ở vị trí thứ tư trong danh sách này – Xiaomi sẽ có được “mùa bội thu” trong những tháng tới. Vậy, Samsung và Xiaomi thì sao?
Samsung mới là “trùm cuối”
Samsung dường như đã chuẩn bị rất tốt để xử lý các khách hàng của Huawei. Nhà sản xuất Hàn Quốc đã sắp xếp lại các dòng điện thoại thông minh của mình từ trên xuống dưới. Chỉ riêng trong năm nay, Samsung đã phát hành 3 điện thoại tầm trung Galaxy M, 9 điện thoại tầm trung từ các dòng Galaxy A, 4 mẫu Galaxy S với ít nhất hai mẫu Galaxy Note 10 được đồn đại sẽ ra mắt vào tháng 8.
Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu của từng thị trường riêng lẻ, Samsung có thể chọn các mẫu phù hợp nhất từ mỗi dòng và với sự trợ giúp từ bộ phận tiếp thị của mình để nhanh chóng khiến mọi người quên đi Huawei từng tồn tại. Trên hết, các thiết bị mới nhất của Samsung là một trong những thiết bị tốt nhất về chất lượng và giá trị. Từ đó, khách hàng sẽ cảm nhận được “lời” hơn “lỗ” khi bán điện thoại Huawei cho hãng.
Video đang HOT
Galaxy A50 và Galaxy A30 của Samsung.
Lệnh cấm Huawei đã đến vào thời điểm “vàng” cho Samsung. “Gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong vài năm qua và đã vượt qua các “đối thủ” cạnh tranh như mong muốn. Khi Huawei đạt vị trí số hai trên toàn cầu, hãng chỉ còn một mục tiêu trong danh sách của mình: Samsung.
Đáng tiếc là, giờ đây, bất lợi của Huawei từ mọi phía, có vẻ như “cuộc chạy đua” này đã kết thúc. Bây giờ tất cả những gì Samsung còn lại phải làm là lấp đầy chỗ trống của Huawei mặc dù không phải là công ty duy nhất tranh giành thị phần của Huawei để lại.
Xiaomi có cơ hội trở thành nhà sản xuất điện thoại hàng đầu Trung Quốc
Cho đến nay, khi nghe thấy tên Xiaomi, hầu hết người dùng đều nghĩ về nó như một thương hiệu Trung Quốc rẻ tiền. Nhưng sự thật là ở Mỹ, ở Châu Âu, Châu Á và Nam Mỹ, công ty hiện đang là một công ty lớn trên thị trường điện thoại thông minh, đó là cách hãng này đạt vị trí thứ tư trong danh sách các nhà sản xuất lớn nhất. Tuy nhiên, nếu muốn chiếm trọn, hãng này còn rất nhiều việc phải làm.
Xiaomi có khả năng giành chiến thắng với các cấp độ công nghệ của Huawei, trong lĩnh vực camera điện thoại thông minh, chip và các phát triển khác, nhưng công ty đã liên tục phát hành các mẫu cao cấp tốt hơn. Được biết đến chủ yếu nhờ chiến lược giá bán hợp lý, Xiaomi hiện đang cố gắng gạt bỏ sự kỳ thị của phân khúc giá rẻ, và hướng tới các phân khúc giá cao hơn, nơi Huawei đã định vị thành công các flagship dòng Mate và P của mình.
Xiaomi sẽ cố gắng làm điều đó mà không mất đi những khách hàng đã quen với việc mua những chiếc điện thoại tốt với giá rẻ. Mức giá hấp dẫn đã thúc đẩy sự tăng trưởng ấn tượng của Xiaomi trong vài năm qua nhưng bây giờ đã đến lúc cần thay đổi chiến thuật.
Xiaomi Mi Mix 3.
Tuy nhiên, để không mất chỗ đứng trên thị trường mới nổi, Xiaomi đã tách thương hiệu con Redmi thành thương hiệu riêng. Mới đây, hãng này đã công bố Redmi K20, một chiếc điện thoại có chip tốt nhất – Qualcomm Snapdragon 855 và biến nó đã trở thành một chiếc flagship trong dòng sản phẩm của mình.
Dù bằng cách nào, Xiaomi cũng có đầy cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, nếu muốn tận dụng tối đa tình hình, công ty sẽ cần nhiều hơn những chiếc điện thoại thông minh sinh lợi để cung cấp. Công ty sẽ phải đổ một số tiền lớn vào tiếp thị để trở thành một cái tên quen thuộc và được liên kết như một thương hiệu thay thế khả thi cho Samsung và Huawei trong phân khúc cao cấp. Đây sẽ là một thách thức lớn khi lệnh cấm đã gây ra sự kỳ thị đối với điện thoại Trung Quốc không chỉ ở Mỹ mà cả trên toàn thế giới.
Vì vậy, trên mặt trận điện thoại thông minh, các “đối thủ” của Huawei thực sự đã có đủ móng vuốt để “xâu xé” thị phần mà hãng này để lại. Vậy còn thị trường kinh doanh mạng thì sao?
“Kẻ thắng thế” trong thiết bị mạng
Khi nói đến kết nối mạng, công nghệ quan trọng nhất trong năm 2019 có lẽ là mạng 5G. Vì 5G là một công nghệ mới và sắp tới, các nhà cung cấp viễn thông trên toàn thế giới đang chuẩn bị giới thiệu công nghệ với khách hàng của họ. Do đó, các trạm gốc hiện tại phải được nâng cấp và các trạm mới được đưa ra để cung cấp vùng phủ sóng tốt hơn do khả năng hạn chế của mạng 5G – Vượt qua chướng ngại vật. Và Huawei đã có được một lượng lớn các đơn đặt hàng đó. Thiết bị 5G của công ty được coi là tiên tiến nhất hiện nay.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi, việc áp dụng rộng rãi phần cứng của Huawei dường như ít có khả năng hơn. Tất nhiên, vẫn sẽ có rất nhiều nhà mạng chọn thiết bị Huawei cho mạng của họ, đặc biệt là ở Trung Quốc và các thị trường châu Á khác. Nhưng tại Mỹ và ở một số quốc gia Châu Âu đang xem xét các biện pháp hạn chế tương tự, Huawei không phải là một lựa chọn đúng đắn.
Nokia sẽ phát triển các thiết bị mạng.
Nokia đã có chỗ đứng vững chắc ở Mỹ. Công ty đang hợp tác với Qualcomm để cung cấp một số phần cứng cần thiết cho các mạng 5G của Verizon, T-Mobile và AT & T. T-Mobile cũng đang hợp tác với một công ty khác từng được biết đến với điện thoại di động – Ericsson. Ericsson vẫn là một trong những nhà cung cấp phần cứng mạng lớn nhất trên thế giới và đã chứng minh bằng việc cung cấp mạng Swisscom 5G tại Thụy Sĩ, hiện bao phủ 54 thành phố trong nước.
Mặt khác, AT & T đang hợp tác với một vài gương mặt quen thuộc khác – Samsung và Intel. Được biết, Samsung nhận cung cấp hầu hết phần cứng cho mạng 5G của Hàn Quốc.
Vì vậy, Samsung, Nokia, Ericsson, Qualcomm, Intel sẽ là những cái tên thay thế cho Huawei. Bên cạnh đó, nhiều công ty nhỏ hơn sẽ lấp đầy những ngóc ngách khác nhau sau khi Huawei “lưu vong”. Rõ ràng, khi “người khổng lồ” Trung Quốc đối mặt với một tương lai không chắc chắn, tất cả những công ty khác đã chuẩn bị cho “một bữa tiệc hoan hỷ”.
Theo Dân Việt
Cú sảy chân đầy bất ngờ của Huawei là cơ hội vàng để Samsung vươn lên trong cuộc đua mạng 5G
Sự khó khăn của người này là cơ hội cho kẻ khác. Samsung đang có trong tay cơ hội rất quan trọng để có được thị phần trên thị trường thiết bị mạng 5G toàn cầu sau khi Huawei bị chính phủ Mỹ kìm kẹp.
Trước bối cảnh Huawei đang bị Mỹ cô lập và không cho hợp tác cùng nhiều công ty Mỹ, các nhà phân tích cho rằng đây là cơ hội không thể tốt hơn để các đối thủ của Huawei trong lĩnh vực viễn thông và smartphone vươn lên hoặc ít nhất tạo khoảng cách ngảy càng xa với Huawei.
Samsung dù là một trong những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới nhưng lại đang phải vật lộn trên thị trường thiết bị mạng toàn cầu. Trái ngược lại, đối thủ Trung Quốc Huawei lại đang dẫn đầu.
Nhưng thời cơ để Samsung có thể vươn lên chiếm giữ cho mình thị phần nhất định trên thị trường viễn thông, đồng thời tạo thêm các mối quan hệ làm ăn mới đã xuất hiện. Đó là khi Huawei gặp biến cố.
Sanjeev Rana, nhà phân tích từ hãng CLSA có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc nhận định: "Nếu tay chơi lớn nhất (Huawei) gặp vấn đề nghiêm trọng ở tất cả các thị trường nước ngoài quan trọng. Lẽ dĩ nhiên triển vọng của Samsung sẽ tăng lên".
Washington trong nhiều tháng qua đã gây áp lực buộc các nước đồng minh phải đi đầu trong việc ngăn chặn công ty Trung Quốc cung cấp các thiết bị viễn thông 5G, trong đó có cả Hàn Quốc. Trong tháng này, chính quyền Trump cũng gia tăng thêm áp lực khi chính thức cấm của các công ty Mỹ hợp tác với Huawei.
Cơ hội vàng tới với Samsung
Mặc dù vậy Samsung không có phản ứng gì về các biện pháp siết chặt của chính phủ Mỹ đối với Huawei. Người phát ngôn của Samsung chỉ cho biết, công ty đang tham gia xây dựng mạng 4G, 5G cùng nhiều nhà mạng Mỹ như AT&T, Sprint và Verizon. Tại Nhật Bản, công ty cũng hợp tác với cả NTT Docomo, KDDI trong công nghệ mạng 5G.
Các nhà phân tích cho rằng, đây là thời điểm hoàn hảo cho mọi tham vọng của Samsung trong cuộc đua mạng 5G trên toàn cầu. Trước đó, Samsung đã công bố kế hoạch gia tăng thị phần mạng 5G lên 20% vào năm 2020.
Hãng cũng may mắn giành được lợi thế từ thị trường nội địa hồi tháng trước khi lần đầu triển khai dịch vụ 5G thương mại đầu tiên trên thế giới. Theo báo cáo của Fitch Solutions, Samsung đã bán được hơn 50 ngàn trạm phát sóng 5G ở Hàn Quốc so với Nokia chỉ là 5 ngàn trạm.
Hãng điện tử Hàn Quốc khẳng định công ty sẽ tập trung nhiều hơn cho các công nghệ mới như 5G nhằm thúc đẩy tăng trưởng vì các mảng kinh doanh như bán dẫn hay smartphone đang có dấu hiệu chậm lại.
Theo công ty nghiên cứu Dell'Oro Group, Samsung hiện có 2,5% thị phần trên thị trường thiết bị viễn thông trong năm 2018. Con số này dường như khá nhỏ nhoi nếu so với 28,6% thị phần của Huawei. Thậm chí các hãng thiết bị viễn thông khác như Nokia và Ericsson còn có 17% và 13,4%.
Một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, Mỹ dẫn số liệu cho biết, 288 địa điểm cung cấp thử nghiệm mạng 5G thương mại trên thế giới tính tới tháng 4/2019 thì có tới 29,5% thiết bị triển khai là của Huawei. Số còn lại là của Ericsson với 29,5% và Nokia là 22,6%.
Tuy nhiên điều này có thể sớm thay đổi khi chính quyền nhiều quốc gia đang đặt nghi vấn về độ an toàn của thiết bị mạng do Huawei cung cấp, đơn cử như Anh, New Zealand, Úc, Nhật Bản,...
Ngoài ra lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác và bán linh kiện cho Huawei cũng sẽ khiến lộ trình triển khai mạng 5G của Huawei gặp trục trặc lớn. Tất nhiên trong lúc Huawei đang chiếm phần lớn thị phần thiết bi mạng viễn thông, lộ trình tiến tới mạng 5G của nhiều nước chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhưng đây chắc chắn là cơ hội cho các công ty thiết bị viễn thông khác. Các nhà phân tích tại Jefferies dự báo, các khách hàng của Huawei ở bên ngoài Trung Quốc có thể sẽ chờ đợi hoặc chuyển hướng sang các nhà cung cấp khác, trong đó có Samsung. Tuy nhiên nhà phân tích Rana cho rằng, khôn có quốc gia nào muốn trì hoãn kế hoạch 5G quá lâu. Do đó việc lựa chọn đối tác cung cấp thiết bị mạng 5G khác sẽ là lựa chọn tốt nhất thay vì phải chờ đợi Huawei.
Hiện tại Samsung tuy chưa có dấu ấn trong cuộc đua mạng 5G nhưng công ty hiện chiếm 10% thị phần thiết bị mạng 4G trên toàn cầu. Công ty cũng đã có ít nhất 5 năm đầu tư mạnh cho R&D và đăng ký các bằng sáng chế liên quan đến mạng 5G. Samsung hy vọng, 5G sẽ trở thành động lực tăng trưởng lớn cho hãng trong tương lai.
Theo GenK
Apple, Samsung hưởng lợi nhiều nhất từ vận đen của Huawei Samsung và Apple có thể bán thêm hàng chục triệu smartphone, đồng thời đẩy Huawei xuống vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng toàn cầu. Huawei hiện là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới, nhưng lệnh cấm của Mỹ có thể thổi bay vị trí này. Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo, Samsung và Apple - những đối...