Huawei yêu cầu nhân viên người Mỹ về nước
Ngoài ra, Huawei đang đánh giá lại mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới về doanh số vào năm 2020…
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng về vấn đề thương mại và công nghệ, trong đó Huawei – nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ nhì thế giới – trở thành một mục tiêu lớn bị Washington nhắm vào.
Nhân viên làm việc trong nhà máy sản xuất smartphone của Huawei ở Đông Quản, Trung Quốc, tháng 3/2019
Financial Times dẫn lời ông Dang Wenshuan, phụ trách kiến trúc chiến lược của Huawei, nói rằng các nhân viên quốc tịch Mỹ làm việc trong mảng nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei đã được công ty yêu cầu về nước từ cách đây 2 tuần. Yêu cầu này được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa Huawei và 68 công ty con vào một bản danh sách các thực thể bị cấm mua linh kiện và công nghệ Mỹ.
Financial Times cũng nói rằng một hội thảo dự kiến diễn ra tại Huawei vào thời điểm đó “đã bị hủy ngay lập tức, và các đại biểu Mỹ được yêu cầu đóng máy tính, dừng truy cập mạng, và rời khỏi trụ sở Huawei”.
Ông Dang cũng nói Huawei đang hạn chế các tương tác giữa nhân viên của công ty với các công dân Mỹ.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Huawei cho biết đang đánh giá lại mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới về doanh số vào năm 2020.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Zhao Ming, Giám đốc phụ trách Honor, một trong những thương hiệu smartphone Huawei, nói rằng công ty đang đánh giá tình hình sau khi Mỹ ban lệnh cấm Huawei mua linh kiện và công nghệ Mỹ.
“Do tình hình mới, còn quá sớm để nói liệu chúng tôi có thể đạt mục tiêu đó hay không”, ông Zhao nói.
Do lệnh cấm của Chính phủ Mỹ, loạt công ty lớn của nước này như Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và Google đã ngừng cung cấp con chip và hệ điều hành cho các sản phẩm smartphone Huawei. Trong đó, việc Huawei không được tiếp tục cập nhật các tính năng của hệ điều hành Android dành cho smartphone được cho là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số của hãng tại các thị trường ngoài Trung Quốc đại lục.
Giới thạo tin nói rằng tập đoàn lắp ráp điện tử Đài Loan Foxconn đã dừng nhiều dây chuyền sản xuất điện thoai Huawei, sau khi Huawei giảm đơn hàng thời gian gần đây.
Trong quý 1 năm nay, thị phần của Huawei trên thị trường smartphone toàn cầu đạt 15,7%, so với mức 10,5% cùng kỳ năm ngoái – theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Gartner.
Trong khi đó, thị phần của nhà sản xuất lớn smartphone lớn nhất và thứ ba là Samsung và Apple giảm tương ứng còn 19,2% và 11,9%.
Theo vneconomy
Trung Quốc sắp ra 'đòn' chặn các công ty công nghệ Mỹ?
Theo trang scmp.com, Trung Quốc vừa công bố dự thảo quy định mới về an ninh mạng, mà theo các chuyên gia, nó có thể được sử dụng như một trong những lý do để chặn các công ty công nghệ Mỹ.
Theo trang scmp.com, Trung Quốc vừa công bố dự thảo quy định mới về an ninh mạng trong đó nhấn mạnh tới các "công nghệ an toàn và có thể quản lý" đối với các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của nước này, làm dấy lên suy đoán nước này sẽ dùng quy định mới để chặn các công ty công nghệ Mỹ nhằm trả đũa vụ cấm vận Huawei.
Trong dự thảo tài liệu có tên gọi "Các biện pháp đánh giá an ninh mạng" được công bố ngày 24/5 bởi Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc, có quy định các đơn vị quản lý vận hành cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng, bao gồm các công ty viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ tài chính lớn, sẽ được yêu cầu đánh giá rủi ro với an ninh quốc gia khi mua sản phẩm và dịch vụ nước ngoài.
Dự thảo quy định trên được công bố trong bối cảnh căng thẳng chiến tranh thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ.
Bà Samm Sacks, một chuyên gia nghiên cứu về chính sách an ninh mạngvà nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc thuộc tổ chức New America (Mỹ) nhận định: "Trung Quốc có thể sử dụng [dự thảo quy định] để chặn mua hàng công nghệ của Mỹ với lý do an ninh quốc gia. Điều này dường như là để đáp trả sắc lệnh hành pháp của Mỹ."
Sắc lệnh hành pháp mà bà Sacks đề cập là sắc lệnh do Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành, trong đó hạn chế các công ty Mỹ giao dịch với các thực thể nước ngoài bị coi là có nguy cơ với an ninh quốc gia Mỹ. Tiếp sau đó, Bộ Thương mại Mỹ đã cụ thể hóa sắc lệnh bằng việc đưa hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc Huawei vào cái gọi là "Danh sách thực thể" hay còn gọi là "danh sách đen" thương mại, buộc các công ty hạn chế giao dịch với Huawei và phải xin giấy phép trong từng thương vụ hợp tác.
Trong một chuỗi các hành động được cho là tuân thủ sắc lệnh hành pháp và quy định của Bộ Thương mại Mỹ, hàng loạt công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Intel, Qualcomm đã dừng hợp tác với Huawei.
Những lo ngại về an ninh quốc gia từ lâu đã được sử dụng để biện minh cho việc Mỹ ngày càng gia tăng sự giám sát đối với Huawei. Giới lập pháp Mỹ đã nghi ngờ mối quan hệ của Huawei với chính phủ Trung Quốc. Công ty Trung Quốc đã bác bỏ và phủ nhận thiết bị của họ có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.
Với việc Trung Quốc có thể trả đũa các công ty Mỹ theo quy định của dự thảo trên, các chuyên gia cho rằng thế giới đang đi trên một con đường với hai hệ sinh thái dựa trên công nghệ khác biệt, nơi Trung Quốc đẩy các công ty Mỹ ra và trong chiều ngược lại với Mỹ.
Các biện pháp nêu trong dự thảo, được công bố trực tuyến để nhận phản hồi từ công chúng cho đến ngày 24/6, là một phần của các quy định đánh giá bảo mật công nghệ gắn liền với việc thực thi luật an ninh mạng Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 6/2017.
Dự thảo không cung cấp một danh sách chi tiết về những gì có thể được coi là rủi ro bảo mật, ngoài việc cung cấp một số ví dụ như rò rỉ, bị mất và chuyển qua biên giới dữ liệu quan trọng cũng như mối đe dọa bảo mật chuỗi cung ứng.
Ông Nick Marro, chuyên gia phân tích của The Economist Intelligence Unit có trụ sở ở Hong Kong nhận định: "Sự không rõ ràng của quy định [trong dự thảo] có nghĩa là các quan chức có khá nhiều sự linh hoạt trong cách họ muốn thực hiện điều này - nó có thể được áp dụng cho các công ty Mỹ theo cách thể hiện 'các biện pháp định tính' như là một phần của phản ứng chiến tranh thương mại của Trung Quốc."
Theo ông Marro, gánh nặng tuân thủ đối với các công ty nước ngoài vì thế sẽ cao hơn do họ sẽ không biết thông tin nào là cần thiết cho mỗi đánh giá và cái nào quan trọng hơn.
Theo VietNamPlus
Google không hợp tác là một đòn nặng, nhưng ARM mới thực sự là vấn đề của Huawei Ngày 22/05/2019, giới công nghệ thế giới được phen xôn xao với thông tin nội bộ của ARM yêu cầu các bộ phận, nhân viên của mình ngừng việc hợp tác với Huawei. Người ta nghĩ rằng quyết định Google không hợp tác với Huawei là một đòn nặng. Nhưng Huawei vẫn có thể dùng ASOP là nguồn mở Android và như thế...