Huawei xây dựng ‘văn hóa chó sói’ như thế nào?
Cấu trúc cổ phần độc đáo của Huawei là thứ giúp tập đoàn công nghệ khổng lồ này phát huy ‘ văn hóa chó sói’ và tiếp tục trụ vững trước những thách thức.
Vào cuối năm 2018, Huawei đã rơi vào thách thức lớn nhất từng có đối với tập đoàn này khi phía Mỹ cáo buộc tập đoàn đã đánh cắp bí mật thương mại của nước này. Các thiết bị viễn thông 4G và 5G của tập đoàn này bị cho là gây nguy hại đến an ninh quốc gia và Giám đốc Tài chính Mạnh Văn Chu bị coi là đã phạm tội gian lận.
Ba tháng sau, tập đoàn này quyết định mở cửa lần đầu tiên trong ba thập niên cho các nhà báo vào tham quan nhằm chứng minh mình vô tội. Điều này đã giúp cho công chúng lần đầu tiên được tiếp cận cấu trúc cổ phần độc đáo của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, trong đó người sáng lập Nhậm Chính Phi chỉ sở hữu khoảng 1% cổ phần, phần còn lại do “ủy ban công đoàn” của tập đoàn nắm giữ.
Logo Tập đoàn Huawei. Ảnh: GETTY IMAGES
Theo đó, 100% cổ phần của Tập đoàn Huawei do một công ty có tên Huawei Investment & Holdings nắm giữ. Công ty Huawei Investment & Holdings lại chỉ có hai cổ đông: ông Nhậm giữ 1,04% cổ phần và công đoàn công ty này (đại diện cho người lao động công ty) giữ 98,96% còn lại.
Cấu trúc cổ phần đặc biệt trên đã biến các nhân viên của tập đoàn trở thành cổ đông lớn nhất và từ đó phát triển “mối quan hệ bộ tộc” và chia sẻ trách nhiệm đóng góp vào “ văn hóa chó sói” của công ty này.
“Tôi không nghĩ ra cấu trúc này từ ban đầu, mà nó thành hình dần dần. Cách tiếp cận này giúp mang các nhân viên lại cùng nhau” – ông Nhậm nói. Tỉ phú này nói thêm rằng sói cùng làm việc theo bầy và chúng không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi hoàn thành công việc, và đó cũng là những phẩm chất ăn sâu vào tâm trí nhân viên của Huawei.
Video đang HOT
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi trong một cuộc đàm thoại.
Cổ phiếu của Huawei không được cấp miễn phí cho nhân viên mà phải được mua dựa trên giá trị tài sản của Huawei trên mỗi cổ phiếu từ năm trước. Nhân viên không được giao dịch cổ phiếu với nhau mà chỉ có thể bán lại cho công đoàn.
Các nhân viên đã nghỉ hưu cũng sở hữu cổ phần của tập đoàn này, song các nhân viên nghỉ việc trước mốc tám năm làm việc phải bán lại cổ phần của họ.
Một điều đặc biệt nữa về cấu trúc của Huawei là cơ cấu ban lãnh đạo của tập đoàn. Tập đoàn công nghệ này có ban điều hành gồm ba chủ tịch luân phiên và thay đổi sau sáu tháng trong nhiệm kỳ năm năm. Các chủ tịch này được bổ nhiệm bởi ban giám đốc với 17 thành viên – vốn cũng được bầu lên từ một hội đồng đại diện có 115 người.
Điều đó đồng nghĩa với việc Huawei có ba lãnh đạo cùng một lúc, gồm Chủ tịch Liang Hua, vị chủ tịch luân phiên và nhà sáng lập Nhậm Chính Phi.
QUANG TUỆ
Ông Trump tiếp tục 'chĩa mũi nhọn' vào Huawei sau các cáo buộc hình sự mới
Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell ngừng chia sẻ thông tin tình báo với các nước làm ăn với Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chia sẻ trên trang cá nhân Twitter ngày 16/2, ông Grenell cho biết Tổng thống Trump đã gọi điện cho ông từ chuyên cơ Không lực Một để truyền tải thông điệp trên.
Cụ thể, Đại sứ Grenell cho biết Tổng thống Trump "đã chỉ thị tôi làm rõ rằng bất cứ nước nào chọn sử dụng nhà bán hàng 5G không đáng tin cậy đều sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng chia sẻ thông tin tình báo ở mức cao nhất."
Trước đó, các công tố viên Mỹ ngày 13/2 đã đưa ra những cáo buộc hình sự mới đối với Huawei, cho rằng tập đoàn này dính líu đến hoạt động đánh cắp các bí mật thương mại của một số công ty Mỹ trong "hàng chục năm qua".
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết cáo trạng mới gồm 16 tội danh, trong đó cáo buộc Huawei "âm mưu biển thủ tài sản trí tuyệ" của một số công ty Mỹ trong chiến lược của tập đoàn này vươn lên trở thành hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Bản cáo trạng này cũng bao gồm cáo buộc đã được đưa ra trong cáo trạng hồi tháng 1/2019, cho rằng Huawei đánh cắp các bí mật thương mại của nhà khai thác mạng T-Mobile của Mỹ.
Theo bản cáo trạng mới, Huawei đã đánh cắp các bí mật thương mại và các công nghệ tân tiến khác của Mỹ liên quan đến bộ định tuyến, mã nguồn, robot... để "giành lợi thế cạnh tranh không công bằng" với các đối thủ.
Cáo trạng cũng cho rằng Huawei tuyển dụng nhân viên của các công ty khác và chỉ đạo họ đánh cắp bí mật thương mại của công ty cũ.
Bên cạnh đó, Huawei bị cáo buộc dính líu tới những nước đang bị Mỹ áp đặt trừng phạt, trong đó có Iran.
Phản ứng về các cáo buộc trên của các công tố viên Mỹ, Huawei tỏ ra rất phẫn nộ và cho rằng cáo buộc trên là phi logic và mang tính kỳ thị.
Huawei cũng nhấn mạnh rằng hãng chỉ là nhà cung cấp thiết bị và không thể tự ý truy cập vào cơ sở hạ tầng của các nhà mạng.
"Chúng tôi không có khả năng vượt qua sự kiểm soát của các nhà mạng để truy cập và lấy dữ liệu của họ mà không bị phát hiện bởi các hệ thống bảo mật", hãng cho biết.
Từ tháng 5/2019, Huawei đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm lệnh trừng phạt Iran và hoạt động gián điệp. Ngoài ra, ông Donald Trump cũng ký lệnh cấm công ty này tham gia vào quá trình triển khai hạ tầng mạng 5G tại Mỹ.
Chưa dừng lại, Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia đồng minh không sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Huawei cung cấp với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Trong khi đó, Huawei liên tục phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Mỹ và cho rằng đó là những cáo buộc không có căn cứ.
Theo vietnamfinance
Số phận của 'công chúa Huawei' sắp được định đoạt Tại phiên tòa, thẩm phán sẽ cân nhắc liệu tội phía Mỹ cáo buộc có phải là một tội theo luật pháp Canada. Nếu đó không phải tội ở cả hai quốc gia, bà Mạnh sẽ được thả tự do. Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei đang có mặt tại tòa án Canada để tham gia vào phiên xét...