Huawei vượt Qualcomm, đứng đầu về bằng sáng chế viễn thông không dây
Theo một báo cáo được công bố gần đây, công ty công nghệ khổng lồ Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến hiện đang dẫn đầu thị trường viễn thông không dây trong năm nay.
Cụ thể, gã khổng lồ công nghệ này đã nộp 8.607 bằng sáng chế, một thành tích rất lớn giúp Trung Quốc sánh ngang với Mỹ, khi cả hai quốc gia đều chiếm khoảng 32% bằng sáng chế được nộp trên toàn thế giới vào năm 2020.
Với hiệu suất này, Huawei Technologies đã vượt qua gã khổng lồ Qualcomm có trụ sở tại Mỹ về sản lượng, điều này cho thấy những bước tiến khổng lồ của họ trong công tác nghiên cứu và phát triển, ngay cả trong điều kiện thị trường khắc nghiệt do đại dịch Covid-19, cùng với các lệnh cấm vận khắt khe của chính quyền Mỹ đối với Huawei.
Trong khoảng thời gian 10 tháng (từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020), công ty đã nộp 8.607 bằng sáng chế không dây, vượt qua mốc 5.807 bằng sáng chế của nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ trong cùng khoảng thời gian.
Video đang HOT
Tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của Trung Quốc trong năm nay, là nhà sản xuất điện thoại thông minh OPPO và nhà cung cấp cơ sở dữ liệu có trụ sở tại Bắc Kinh. Oppo theo sau Qualcomm ở vị trí thứ ba với 5.353 bằng sáng chế được nộp vào năm 2020.
Trung Quốc và Mỹ chiếm khoảng 65% số lượng bằng sáng chế toàn cầu, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt chiếm 15% và 7%.
Theo thông báo của trang IncPat, danh sách này dựa trên dữ liệu công khai của các bằng sáng chế về viễn thông không dây bao gồm công nghệ mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.
Báo cáo cũng lưu ý rằng công nghệ mạng viễn thông không dây là một thành phần cơ bản của truyền thông hiện đại, là nền tảng giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ truyền thông 5G.
Đây là sự cạnh tranh tích cực trong công nghệ mạng viễn thông không dây, là lựa chọn quan trọng và chiến lược giúp các công ty có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên trường quốc tế.
Huawei dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế viễn thông không dây
Huawei nộp nhiều bằng sáng chế về công nghệ viễn thông không dây nhất thế giới tính đến tháng 10 vừa qua, vượt qua Qualcomm của Mỹ.
Tập đoàn viễn thông Trung Quốc nộp 8.607 bằng sáng chế về công nghệ không dây trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 10, so với 5.807 của Qualcomm, theo báo cáo được nhà cung cấp cơ sở dữ liệu incoPat có trụ sở tại Bắc Kinh công bố hôm 19/11. Hãng smartphone Oppo đứng thứ ba với 5.353 đơn xin cấp bằng sáng chế.
Kỹ sư Huawei trong phòng thử nghiệm trạm 5G tại Quảng Đông năm 2019.
Tính theo quốc gia, Trung Quốc và Mỹ đứng ngang hàng khi chiếm 32% đơn sáng chế được nộp trên toàn thế giới trong giai đoạn này. Tiếp sau là Nhật Bản với 15% và Hàn Quốc với 7%. Thống kế được đưa ra dựa trên dữ liệu công khai trong lĩnh vực mạng viễn thông không dây, trong đó có công nghệ di động 5G thế hệ tiếp theo.
"Công nghệ mạng viễn thông không dây là lĩnh vực chủ chốt trong liên lạc hiện đại, cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu phát triển mạng 5G. Cạnh tranh công nghệ và tình hình toàn cầu hóa khiến công nghệ mạng viễn thông không dây trở thành lựa chọn chiến lược quan trọng với các tập đoàn nhằm đối đầu với đối thủ quốc tế", báo cáo của incoPat có đoạn viết.
Bằng sáng chế trong những công nghệ mới nổi như 5G và AI sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định công ty và quốc gia nào nắm lợi thế trong nền kinh tế tương lai. Washington hồi tháng 6 thực hiện bước đi khác thường khi thay thế quy định pháp luật, nhằm bảo đảm các công ty Mỹ vẫn có thể hợp tác với Huawei trong thiết lập tiêu chuẩn 5G quốc tế, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng Mỹ sẽ bị bỏ ngoài tiến trình này vì lệnh cấm làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc.
Ngoài số lượng bằng sáng chế, Huawei cũng dẫn đầu trong các đóng góp liên quan đến 5G cho 3GPP, tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm phát triển các tiêu chuẩn viễn thông, đánh bại đối thủ Ericsson của châu Âu và Qualcomm của Mỹ, theo báo cáo của công ty tư vấn Strategy Analytics hồi đầu năm nay.
3GPP đã đề xuất Release 16, bước tiếp theo trong tiêu chuẩn 5G và bao phủ nhiều ứng dụng mới như xe tự lái, nhà máy thông minh và phẫu thuật từ xa.
Mỹ và Trung Quốc vẫn đang đối đầu trong thương mại và công nghệ, gây nguy cơ tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nhiều lĩnh vực, cũng như dẫn tới khả năng xuất hiện hai bộ tiêu chuẩn riêng biệt cho những công nghệ mới nổi.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng thúc đẩy mạnh mẽ công nghệ 5G. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc hồi đầu tháng 11 cho biết nước này đã lập gần 700.000 trạm thu phát 5G trong năm 2020, vượt mục tiêu ban đầu là 500.000 trạm
Được cung cấp cảm biến cho Huawei nhưng Sony chẳng hề vui mừng Dù Sony được bán cảm biến hình ảnh cho Huawei, nhưng nếu mảng smartphone của công ty Trung Quốc không thể hồi sinh trở lại, điều này cũng chẳng mấy ý nghĩa. Theo các nguồn tin của Nikkei Asian Review, Sony và Omnivision, hai nhà sản xuất cảm biến hình ảnh camera hàng đầu thế giới hiện nay, đều đã nhận được giấy...