Huawei vươn tay ra sân sau Mỹ
Tập đoàn Huawei dự định làm tuyến cáp quang đầu tiên dưới biển nối Nam Mỹ và châu Á.
Reuters mới đây dẫn lời David Dou Yong, Giám đốc điều hành của Huawei tại Chile cho biết, công ty đang háo hức theo dõi quá trình đấu thầu công khai dự án xây dựng tuyến cáp quang cưới biển đầu tiên giữa Nam Mỹ và châu Á.
CEO Huawei Chile, David Duo Young.
Ông David Yong cho biết, dự án do Chile khở xướng vào tháng 7, mời thầu xây dựng xuyên Thái Bình Dương.
Đại diện Huawei tuyên bố rất tích cực tham gia vào cơ hội kinh doanh này.
“Quy trình đấu thầu này có một số bước … Chúng tôi đã sẵn sàng và sẽ thực hiện theo quy trình cho đến khi chủ thầu chọn nhà cung cấp để triển khai dự án. Chắc chắn chúng tôi sẽ tham gia đấu thầu” – ông David Yong cho biết.
Hai tháng trước, công ty chuyên kinh doanh cáp ngầm Huawei Marine Systems thuộc Tập đoàn Huawei đã bán 51% cổ phần cho công ty viễn thông khác của Trung Quốc là Hengtong Optic-Electric.
Đây là vụ bán tài sản lớn đầu tiên của Huawei kể từ khi Mỹ đưa ra các cáo buộc nhằm vào công ty này, cáo buộc Huawei là phương tiện hoạt động gián điệp cho Chính phủ Trung Quốc. Vụ bán tài sản của Huawei cũng có thể sẽ giúp họ tham gia và giành được các hợp đồng quốc tế, tránh né các lệnh cấm/trừng phạt nếu bị phía Mỹ đưa ra.
Video đang HOT
Cáo buộc của Mỹ cũng làm dấy lên các lo ngại về sự tham gia của Huawei vào các dự án cáp ngầm trên trên toàn thế giới.
Hôm 28/8, Huawei khai trương một trung tâm dữ liệu với các dịch vụ lưu trữ đám mây ở Santiago trị giá hơn 100 triệu USD. Tập đoàn Trung Quốc đang tìm cách vận động Chính phủ Chile lưu trữ dữ liệu của mình trên đám mây.
Tổng thống Chile Sebastian Pinera tham dự một sự kiện của Huawei.
Các tài liệu mà Reuters tiếp cận cho thấy trong ba năm qua, các giám đốc điều hành cấp cao của Huawei đã tổ chức hàng chục cuộc họp với thị trưởng thành phố, các bộ trưởng và quan chức từ cảnh sát Chile, ngân hàng trung ương, cơ quan thuế, quân đội, cơ quan phát triển nhà nước và các bộ y tế, kinh tế, giao thông, năng lượng và nội thất để vận động cho điện toán đám mây và công nghệ phần mềm nhận dạng khuôn mặt.
Huawei dự định sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng của Chile để hỗ trợ dịch vụ đám mây này. Không chỉ đối với Chile mà cả các nước láng giềng nữa.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang hành động để chứng minh sự phát triển 5G, triển khai cáp ngầm đều sẽ nằm trong các biện pháp bảo mật dữ liệu và bảo vệ dữ liệu tốt nhất. Với sáng kiến này, Chile sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo vệ dữ liệu của đám mây.
“Tôi hy vọng rằng Chile là quốc gia chính của khu vực Nam Mỹ để phát động ý tưởng này” – ông David Yong nhấn mạnh.
Dou Yong nói với Reuters rằng họ vẫn chưa có thỏa thuận nào với chính phủ nhưng Huawei sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở đây. Huawei Chile hiện có 120 nhân viên, trong đó 70% là người Chile. Huawei cũng tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở Chile.
“Chúng tôi xem Chile là chuẩn mực cho toàn bộ Mỹ La-tin. Chúng tôi muốn xây dựng Huawei Chile như một tài liệu tham khảo cho Nam Mỹ và cho thế giới. Đối với chúng tôi, Chile là một thị trường rất thú vị.” – ông nói.
Trong trường hợp Huawei tham gia và thắng thầu trong dự án cáp ngầm đầu tiên của họ nối Nam Mỹ và châu Á, dự án có nguy cơ đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ hơn lúc nào hết.
Theo Đất Việt
Huawei bị CH Czech cáo buộc 'gián điệp' cho Trung Quốc
Tập đoàn Huawei vừa bị Cộng hòa Czech cáo buộc đe dọa an ninh mạng vì nghi ngờ có liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, trang tin Forbes ngày 24-7 cho hay.
Truyền hình Nhà nước Cộng hòa (CH) Czech đã công bố bằng chứng về việc hai cựu quản lý Huawei khẳng định được yêu cầu thu thập thông tin cá nhân về người dùng của Huawei.
Những thông tin chi tiết này sau đó được đưa vào cơ sở dữ liệu do trụ sở chính tại Trung Quốc quản lý và sẽ chia sẻ với các quan chức Trung Quốc tại thủ đô Praha (CH Czech).
Hai cựu nhân viên Huawei tại CH Czech, hiện danh tính chưa đươc công bố, đã làm việc cho công ty này nhiều năm này. Họ giao nhiệm vụ cùng môt số công việc khác để thu thập thông tin cá nhân từ những khách hàng của mình. Đó là thông tin về số lượng con cái hoặc sở thích của họ.
"Các quan chức ở vị trí giám đốc hoặc thứ trưởng sẽ được chọn lọc ra. Sau đó tôi được giao nhiệm vụ nhập các thông tin chi tiết của cá nhân hoặc nhóm rồi đưa vào một bộ tài liệu. Tài liệu này được chia sẻ cho bộ phận quản lý của Huawei tại CH Czech và trụ sở chính ở Trung Quốc", truyền thông CH Czech dẫn lời khai của một trong hai nhân viên này.
Một cửa hàng Huawei tại CH Czech. Ảnh: Forbes
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh áp lực vẫn còn từ chính phủ Mỹ đối với Huawei.
Huawei vẫn nằm trong danh sách các thực thể bị áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt. Mặc dù, Tổng thống Trump nói rằng các công ty của Mỹ có thể giao dịch thiết bị với Huawei, với điều kiện là thiết bị không gây ra "vấn đề quốc gia khẩn cấp nào."
Huawei đã bác bỏ các cáo buộc trên từ phía CH Czech.
Trước đó, tháng 12-2018, Cơ quan Thông tin An ninh và Điện tử Quốc gia Czech đã ban hành một cảnh báo mật xác định Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia. Trong cảnh báo có dẫn một đạo luật của từ Trung Quốc yêu cầu các công ty tư nhân nước này giúp chính quyền quốc gia thu thập thông tin tình báo.
Cơ quan tình báo CH Czech cũng đã nghi ngờ sự việc này nhưng không công khai trong một thời gian dài.
Theo PLO
Chi nhánh Huawei tại CH Séc bị cáo buộc bí mật thu thập dữ liệu cá nhân Chi nhánh của tập đoàn Huawei tại CH Séc đã bí mật thu thập thông tin cá nhân của các khách hàng, quan chức và đối tác kinh doanh. Đây là thông tin được truyền thông Séc tiết lộ ngày 22/7, làm dấy lên mối quan ngại về vấn đề bảo mật liên quan tới tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung...