Huawei và ZTE bị cấm nhưng tại sao Nokia lại “dọa” ngừng dịch vụ ở Ấn Độ?
Các lệnh cấm của Ấn Độ với Huawei, ZTE có vẻ đang là lý do để Nokia dọa ngừng dịch vụ ở Ấn Độ nếu không được thanh toán khoản nợ lên đến 121 triệu USD.
Sau khi tình hình căng thẳng biên giới Ấn Độ – Trung Quốc leo thang, chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cấm các ứng dụng di động của các nhà phát triển Trung Quốc, những ứng dụng được cho là gây nguy hại an ninh quốc gia, thu thập dữ liệu người dùng. Hiện tại, không dưới 100 ứng dụng do Trung Quốc phát triển đã bị cấm ở Ấn Độ. Vào tháng 6 vừa qua, Ấn Độ đã tiến hành các biện pháp ngăn chặn các nhà mạng viễn thông trong nước sử dụng thiết bị do Huawei Technologies và ZTE Corp sản xuất. Tuy nhiên, vì Ấn Độ chưa có nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nên nhiều khả năng các nhà mạng sẽ phải chuyển sang các đối tác Châu Âu như Nokia và Ericsson.
Theo các báo cáo gần đây, Công ty Viễn thông Nhà nước Ấn Độ (BSNL) nợ Nokia số tiền lên đến 121 triệu USD. Theo Nokia, nếu khoản nợ không được giải quyết ngay lập tức, họ sẽ ngừng dịch vụ của mình tại Ấn Độ.
Video đang HOT
“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chúng tôi hiện đang phải đối mặt với tình trạng siết chặt tài chính. Nokia không thể rót thêm tiền để tiếp tục cung cấp thêm bất kỳ hỗ trợ nào, bao gồm các dịch vụ AMC cho BSNL” – Báo cáo đại diện Nokia gửi cho PK Purwar, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của BSNL.
Hiện tại, BSNL chưa có phản hồi chính thức nào về vấn đề này. Nếu việc rút khỏi Ấn Độ thật sự xảy ra thì BSNL sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng 4G tại thị trường nội địa. Với cuộc khủng hoảng hiện tại, Ericsson được cho là cứu cánh khi gã khổng lồ viễn thông Phần Lan đang đe dọa rút khỏi việc hỗ trợ bảo trì mạng cho BSNL.
Huawei buộc phải rút lui khỏi một trong những thị trường quan trọng nhất
Khó khăn chồng chất khó khăn.
Các rắc rối tiếp tục gia tăng cho Huawei, khi Ấn Độ gia nhập Mỹ và Châu Âu trong việc cấm các công ty Trung Quốc vì lo ngại vấn đề an ninh quốc gia. Mới đây, Huawei báo cáo cắt giảm 50% mục tiêu doanh thu tại Ấn Độ trong năm 2020, đồng thời cũng đang sa thải 70% nhân viên tại nước này.
Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm đối với các nhà mạng thuộc nhà nước quản lý, không được mua các thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE. Các nhà mạng tư nhân cũng được yêu cầu làm tương tự, nhưng hiện tại vẫn chưa phải là lệnh cấm bắt buộc.
Nhà mạng di động lớn nhất tại Ấn Độ là Reliance Jio, hiện đang sử dụng các thiết bị của Samsung để cung cấp mạng 4G. Trong khi đó, hai nhà mạng lớn khác là Bharti Airtel và Vodafone Idea hiện có sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei, với tỷ lệ khoảng 40% và 33%.
Tất cả các nhà mạng này đều đã nộp đơn đăng ký, để thử nghiệm mạng di động 5G với nhiều nhà cung ứng thiết bị khác nhau, bao gồm cả Huawei.
Tuy nhiên với những động thái mới từ chính phủ Ấn Độ, việc Huawei tham gia vào xây dựng mạng lưới 5G tại nước này sẽ rất khó khăn. Theo báo cáo mới nhất, Huawei hiện tại không có bất kỳ dự án mới nào tại Ấn Độ, cũng không có hoạt động hợp tác nào với các nhà mạng.
Trước đó, Huawei đã kỳ vọng doanh thu tại Ấn Độ có thể đạt 700 - 800 triệu USD trong năm 2020. Hiện tại, Huawei đã điều chỉnh kỳ vọng doanh thu đó xuống còn 300 - 500 triệu USD.
Ấn Độ muốn cấm nhà mạng mua thiết bị của Huawei, ZTE Cuộc đụng độ chết người ở biên giới giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tháng trước không chỉ thay đổi mối quan hệ ngoại giao của hai nước mà còn dẫn đến làn sóng tẩy chay công nghệ Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình South China Morning Post Ấn Độ nhiều khả năng sẽ can ngăn các nhà khai thác mạng...