Huawei tự tin sẽ thắng thầu cung cấp thiết bị 5G ở Việt Nam
Tập đoàn Huawei Technologies (Trung Quốc), nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vẫn tự tin về khả năng thắng các gói thầu cung cấp thiết bị xây dựng mạng lưới 5G cho các nhà mạng Việt Nam giữa lúc các thiết bị của tập đoàn này đang khiến các nước phương Tây lo ngại về các rủi ro an ninh.
Trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review hôm 13-2, ông Fine Fan, Giám đốc điều hành Huawei Việt Nam, đơn vị thành viên của Huawei Technologies nói: “Chúng tôi tự tin về việc mở rộng kinh doanh ở Việt Nam”.
Ông Fine Fan cho biết Huawei đã sẵn sàng đàm phán với các đối tác tiềm năng ở Việt Nam về việc thử nghiệm mạng 5G trong năm nay.
Sự bành trướng ra toàn cầu của Huawei đang vấp phải các cản lực lớn khi nhiều nước, đặc biệt là ở phương Tây, đã ngăn chặn hoặc tái cân nhắc về việc cho phép Huawei tham gia cung cấp thiết bị cho các dự án mạng lưới 5G ở nước họ.
Giám đốc điều hành Huawei Việt Nam Fine Fan trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review tại Hà Nội.
Ông Fan ghi nhận: “Thật khó để vượt qua các vấn đề này chỉ trong một đêm”.
Tuy nhiên, ở khu vực Đông Nam Á, gần đây, Huawei đạt được một số thành công bao gồm việc công ty viễn thông di động hàng đầu của Philippines Globe Telecom quyết định chọn Huawei như là nhà cung cấp thiết bị chủ chốt để xúc tiến kế hoạch cung cấp dịch vụ 5G trong năm nay.
Ông Fan nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể bị đánh bại về chất lượng và chi phí ở Việt Nam. Huawei sẽ cung cấp các giải pháp và công nghệ tốt hơn cùng với sự hỗ trợ tài chính cho các nhà mạng địa phương để triển khai 5G”.
Video đang HOT
Huewei từng là nhà cung cấp thiết bị mạng lưới 2G và 3G lớn nhất ở Việt Nam dù công ty này tụt lại đằng sau khi Việt Nam chuyển sang mạng 4G.
Tờ Los Angeles Times hôm 13-2 cho biết Nhà Trắng đang soạn thảo một sắc lệnh hành pháp có thể cấm các công ty Trung Quốc bán thiết bị cho các mạng lưới viễn thông Mỹ trong tương lai vì lo ngại các rủi ro gián điệp và tấn công mạng.
Sắc lệnh này không nêu tên công ty Trung Quốc nào nhưng mục tiêu mà Mỹ muốn nhắm đến là Huawei.
Ông Fan nói: “Chúng tôi sẽ tập trung trao đổi thông tin tốt hơn với các nhà mạng và Chính phủ Việt Nam về phát triển mạng 5G”.
Các nhà mạng lớn ở Việt Nam đã thông báo các kế hoạch phát triển mạng lưới 5G bằng cách sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp khác bao gồm Ericsson, Nokia và Samsung Electronics.
Viettel, nhà mạng viễn thông di động lớn nhất Việt Nam, đã được cấp phép thử nghiệp dịch vụ 5G ở Hà Nội và TPHCM và sẽ dụng một phần công nghệ của riêng mình để xây dựng mạng 5G. Viettel cho biết đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lục phát triển các phần cứng và phần mềm cốt lõi cho mạng 5G.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT), công ty chủ quản của nhà mạng viễn thông Vinaphone, đang hợp tác với Nokia để phát triển mạng lưới 5G. Trong khi đó, MobiFone đã ký thỏa thuận ký tăng cường hợp tác về kỹ thuật và thương mại trên mạng 4G và 5G tại Việt Nam với Samsung Electronics hồi tháng 3.
Các nhà mạng Việt Nam dự kiến sẽ chính thức khai thác dịch vụ 5G vào năm 2021, một động thái phù hợp với nỗ lực của chính phủ để đưa Việt Nam trở thành một trung tâm của các ngành công nghiệp dựa vào tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, trí tuệ nhân tạo cũng như mạng lưới vạn vật kết nối Internet.
Tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua dự luật cấm chính phủ Mỹ và các nhà thầu chính phủ sử dụng công nghệ Huawei vì lo ngại về các vấn đề an ninh.
Theo thesaigontimes
Trung Quốc, Huawei ảnh hưởng lớn lên quy tắc 5G toàn cầu?
Hiện có vài tổ chức thiết lập tiêu chuẩn cho thế hệ mạng 5G mới, và giới chức an ninh Mỹ lo rằng chính phủ Trung Quốc cùng Huawei Technologies ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong các tổ chức này.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, tương lai 5G, công nghệ hứa hẹn cách mạng hóa viễn thông, sẽ đi qua nhiều cơ quan quốc tế như Dự án Đối tác Thế hệ thứ ba và Liên minh Viễn thông Quốc tế. Các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn cho công nghệ, và giới chức an ninh Mỹ đang lo rằng chính phủ Trung Quốc và Huawei ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong những tổ chức này.
Tính đến tháng 9.2018, giới doanh nghiệp và viện nghiên cứu chính phủ Trung Quốc chiếm số lượng ghế chủ tịch hoặc phó chủ tịch lớn nhất trong Liên minh Viễn thông Quốc tế, cơ quan liên quan đến việc thiết lập chuẩn mực 5G. Theo Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung Quốc, Đại lục chiếm tám trong tổng số 39 vị trí lãnh đạo sẵn có, nhiều hơn hẳn Mỹ với chỉ một ghế đại diện, do nhà cung ứng dịch vụ di động Verizon Communications nắm giữ.
"Việc một chính phủ như thế phụ trách về cơ bản như bây giờ là cực kỳ có vấn đề với các mục tiêu của Mỹ, đặc biệt là trong mảng 5G. Họ bỏ phiếu để cố đưa thêm ứng viên cùng các tiêu chuẩn cụ thể của họ lên", thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ Michael O'Rielly cho hay.
Ảnh: Reuters
Huawei, hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc, đang là mục tiêu trong đợt xử lý mạnh tay của giới chức Mỹ. Phía Mỹ cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc có thể dùng thiết bị viễn thông Huawei để do thám nước ngoài. Giới công tố viên Mỹ nộp cáo trạng chống Huawei hôm 28.1, cáo buộc hãng này đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile USA, lừa đảo nhiều ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Huawei bác bỏ mọi cáo buộc.
Michael Kratsios, phó trợ lý về chính sách công nghệ cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho hay Mỹ đã trở thành nước đi đầu trong 4G, và hiện nỗ lực duy trì lợi thế khi nâng cấp, mở rộng sang 5G. Vì thế, ông Kratsios cho rằng nguy cơ Mỹ mất thế lãnh đạo thị trường là có.
Bộ Tài chính Mỹ cùng quan điểm với ông Kratsios khi thể hiện lo ngại về việc Mỹ mất chỗ đứng trong cuộc đua thiết lập tiêu chuẩn, "mở cửa cho Trung Quốc mở rộng sức ảnh hưởng trong quá trình này. Riêng ông O'Rielly thì nói: "Tôi rất quan tâm đến việc thiết lập tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn thiên lệch về doanh nghiệp Trung Quốc có thể cực kỳ khó giải quyết, vì nó ảnh hưởng đến nhiều đối tác trong nước và quốc tế mà các hãng Mỹ có liên quan".
Ngược lại với Kratsios, giám đốc chính sách băng thông rộng Doug Brake thuộc Quỹ Sáng tạo và Công nghệ Thông tin Mỹ, thì cho rằng một nước không thể gây ảnh hưởng đến việc thiết lập tiêu chuẩn theo hướng làm tổn hại an ninh Mỹ. "Vài năm qua có rất nhiều sự ngạc nhiên về sự tham gia của Trung Quốc trong các tổ chức, cơ quan thiết lập tiêu chuẩn. Bạn thực sự không thể lén lút đưa một thứ gì đó vào tiêu chuẩn được phát triển thông qua hình thức 3GPP vì nó là quy trình mở. Chúng ta nên khuyến khích Trung Quốc tham gia vào các tiêu chuẩn toàn cầu", ông Brake nhận định.
3GPP là Dự án Đối tác Thế hệ thứ ba, liên kết bảy tổ chức phát triển tiêu chuẩn viễn thông và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc. ITU tập hợp nhiều đại diện chính phủ và doanh nghiệp, hiện do Houlin Zhao, quan chức Trung Quốc đầu tiên được bầu làm tổng thư ký nhóm. Richard Li của Huawei là chủ tịch của một nhóm kiểm tra công nghệ mới nổi và 5G.
Ảnh: Reuters
3GPP thì góp mặt các giám đốc công ty, và Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều. Số lượng đại diện Trung Quốc góp mặt trong các vị trí chủ tịch hoặc phó chủ tịch tăng từ 9/53 vị trí năm 2012, lên 11/58 vị trí năm 2017. Với vị thế này, công ty Trung Quốc có thể thiết lập chương trình nghị sự và hướng dẫn các cuộc thảo luận về tiêu chuẩn.
Tuy nhiên trong nhóm phát triển tiêu chuẩn 5G quan trọng nhất, hiện Qualcomm vẫn dẫn đầu sau khi đánh bại Huawei trong cuộc bình bầu năm 2017. Hãng chip Mỹ Qualcomm, Intel, cùng hai cái tên Trung Quốc Huawei, ZTE là vài trong số nhiều doanh nghiệp cạnh tranh phát triển công nghệ 5G. Khó khăn pháp lý, danh tiếng của Huawei có thể là lợi ích cho đối thủ trong thị trường thiết bị mạng 5G, trong đó có cả Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan.
Hiện Qualcomm có 15% số bằng sáng chế cần thiết cho mạng 5G, trong khi các hãng Trung Quốc thì nắm 10%, chuyên gia kinh doanh quốc tế Michael Murphree thuộc Đại học Nam Carolina cho biết. "Nếu 5G chiếm lượng lớn bằng sáng chế của Huawei, thì chuyện bạn mua thiết bị của Huawei hay không không phải là vấn đề. Bạn vẫn phải trả tiền để sử dụng bằng sáng chế của Huawei", ông Murphree nhận định
Theo thanh niên
Doanh nghiệp châu Âu 'tiến thoái lưỡng nan' với mạng 5G của Huawei Trong bối cảnh 'người khổng lồ' viễn thông Trung Quốc Huawei đang vướng vào những cáo buộc và bê bối, các công ty viễn thông châu Âu lại đối mặt với một câu hỏi hóc búa. Họ có nên dẫn trước các đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng triển khai mạng di động 5G bằng các thiết bị mua của nhà cung...