Huawei trú chân ở Nga 22 năm mới có dịp bùng nổ
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei ngày càng thành công tại Nga sau khi lệnh cấm của chính quyền Mỹ đối với Huawei. Tập đoàn công nghệ viễn thông được coi là biểu tượng của Trung Quốc mang tên Huawei.
Đã có một năm đầy thành công ở Nga bất chấp họ đang là nạn nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.
Huawei đã phát triển ở Nga 22 năm, hiện nay mới đạt được những thành công lớn từ việc cung ứng thiết bị 5G.
Giảm bớt quy mô đầu tư tại Mỹ, bị trì hoãn các hợp đồng phát triển công nghệ 5G ở châu Âu, Huawei đã hướng tới Nga như một phương án tối ưu, vừa góp phần củng cố mối quan hệ song phương tốt đẹp Nga- Trung, vừa giúp Nga tiến tới những giá trị công nghệ mới vượt tầm cả Mỹ và châu Âu.
Trong tháng này, Huawei đã chính thức mở một khu vực thử nghiệm mạng 5G đầu tiên tại thủ đô Moscow, liên kết với một đối tác là nhà mạng MTS của Nga và đưa ra mục tiêu phủ sóng 5G toàn bộ phần còn lại của thành phố thủ đô trong tương lai.
Chính quyền Moscow cho hay mạng không dây thế hệ mới nhất này sẽ sớm trở thành một phần trong cơ sở hạ tầng thông thường của thành phố chỉ trong vòng vài năm tới.
Trong lễ công bố mở vùng phủ sóng 5G đầu tiên tại Moscow, Giám đốc Huawei chi nhánh tại Nga, ông Zhao Lei, đã hoan nghênh hoạt động của công ty tại đất nước này đã gặt hái những thành tựu quan trọng.
“Chúng ta đã hoạt động ở Nga suốt 22 năm qua. Nhờ vào các đối tác của mình, chúng ta vẫn sống tốt tại đây” – ông Zhao nói.
Hãng tin CNA dẫn một nguồn tin công nghệ ở Nga cho hay, Huawei hiện là nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực phát triển công nghệ di động ở Nga và đang sở hữu “phòng thí nghiệm lớn nhất trong tất cả các nhà mạng” ở Moscow.
Video đang HOT
Tờ Vedomosti còn cho biết, Huawei hiện sở hữu đội ngũ 400 nhân viên ở Moscow và 150 nhân viên ở Saint Petersburg chuyên về nghiên cứu và phát triển di động. Công ty này đặt mục tiêu thuê thêm 500 nhân viên vào cuối năm nay và thêm 1.000 nhân viên trong vòng 5 năm tới.
Khó có thể phủ nhận hành trình 22 năm xây dựng và phát triển ở Nga, cho đến nay, Huawei mới có thể có những dấu ấn đặc biệt đầu tiên.
Giới phân tích ở Nga cho rằng, dù Huawei thực sự có thành quả bước đầu trong phát triển 5G ở Nga, điều này không có nghĩa Nga sẽ phụ thuộc nhiều vào công ty viễn thông Trung Quốc.
Bà Michela Landori, chuyên gia phân tích thuộc hãng Fitch Solutions cho rằng, ngoài Huawei, các nhà mạng của Nga đang tăng cường hợp tác với nhiều bên cung ứng trang thiết bị 5G.
“Huawei chỉ là một trong số nhà cung ứng trang thiết bị 5G. Chúng tôi hiện chưa thấy được rõ ràng công ty nào đang dẫn đầu trong việc phát triển mạng 5G ở Nga” – bà Landori nhận định.
Việc lựa chọn đa số các nhà cung ứng thiết bị 5G giúp các nhà mạng Nga “tránh phải dựa dẫm quá nhiều vào một nhà cung ứng nào, giúp bảo vệ họ khỏi các mối đe dọa đến từ không gian mạng”.
Được biết, nhà mạng Tele2 là bên đầu tiên phủ sóng mạng 5G ở Nga, khi hợp tác với hãng Ericsson của Thụy Điển vận hành thử nghiệm mạng không dây thế hệ thứ 5 ở khu Tverskaya, thủ đô Moscow trong tháng 8 vừa qua.
Theo Đất Việt
Công nghệ tối tân tại 'siêu sân bay' 12 tỷ USD của Trung Quốc
Trung Quốc vừa khai trương sân bay quốc tế Đại Hưng với tổng giá trị đầu tư 11,9 tỷ USD, trang bị công nghệ tối tân.
Sân bay quốc tế Đại Hưng mới khai trương của Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành một trong các sân bay nhộn nhịp nhất thế giới, giảm tải cho sân bay quốc tế Bắc Kinh. Hôm 25/9, đoàn khách đầu tiên có cơ hội sử dụng sân bay mới này cũng như trải nghiệm công nghệ mới nhất được trang bị tại đây.
Mạng 5G siêu nhanh, công nghệ nhận diện gương mặt tiên tiến, robot thông minh là một vài trong số các tính năng hi-tech tại sân bay Đại Hưng.
Các điểm làm thủ tục tự động, trang bị công nghệ nhận diện gương mặt tại sân bay Đại Hưng
5G
Huawei, China Eastern Airlines và China Unicom đã hợp tác giới thiệu hệ thống di chuyển thông minh dựa trên 5G, hỗ trợ cài đặt công nghệ nhận diện gương mặt tại cổng an ninh sân bay và các điểm check-in cũng như dịch vụ theo dõi hành lý không giấy tờ.
Trung Quốc xem mạng 5G là cơ hội để bứt phá trên thị trường viễn thông toàn cầu. 5G mang đến tốc độ tải dữ liệu nhah hơn, giảm độ trễ, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao năng lực hệ thống, mạng lưới kết nối khổng lồ. Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc như Huawei, ZTE đều tham gia phát triển chuẩn 5G toàn cầu.
Thử nghiệm ban đầu cho thấy tốc độ tải dữ liệu 5G vượt mốc 1,2 gigabit/giây, nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện tại.
China Mobile, nhà mạng lớn nhất thế giới tính theo số lượng thuê bao, cũng triển khai các trạm không dây mới, phủ sóng ít nhất 20 địa điểm quan trọng tại sân bay để hỗ trợ người dùng 4G và 5G.
Xác thực danh tính
Công nghệ nhận diện gương mặt có khả năng khớp một người với cơ sở dữ liệu quốc gia, hỗ trợ xác minh danh tính tại sân bay. Theo Tân Hoa Xã, nó giúp mỗi cổng an ninh xử lý được 260 người/giờ.
Sân bay Đại Hưng lắp đặt hơn 400 máy làm thủ tục tự phục vụ, dự kiến rút ngắn thời gian chờ đợi của hành khách khoảng 10 phút. Hành khách có thể quét gương mặt để gửi hành lý, kiểm tra an ninh, không cần phải xuất trình chứng minh thư, thẻ lên máy bay hay quét mã QR.
Để sử dụng dịch vụ theo dõi hành lý không giấy tờ, hành khách đầu tiên phải đăng ký dùng các thẻ (tag) RFID (nhận diện bằng sóng vô tuyến) để gắn lên hành lý. Họ cũng cần khai báo số hiệu chuyến bay, điểm đến trong ứng dụng của hãng hàng không trước khi gửi hành lý. Sau đó, họ có thể theo dõi trạng thái hành lý bằng ứng dụng.
Robot thông minh
Công nghệ được quan tâm nhất tại siêu sân bay Đại Hưng chính là triển khai robot thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo. Chúng làm việc cùng với nhân viên sân bay cũng như học tập hành vi của họ và thông minh hơn theo thời gian.
Robot đang được thử nghiệm để hướng dẫn tài xế đậu xe và lấy xe tại bãi đỗ xe trong sân bay. Theo Tân Hoa Xã, nó giúp giảm thời gian đậu xe trung bình 2 phút.
Họ còn kết hợp với hệ thống đỗ xe thông minh của JD.com. JD.com cung cấp ứng dụng để tài xế xem được bản đồ thời gian thực các vị trí còn trống.
Theo Beijing News, robot cũng được triển khai tại các buồng máy của sân bay, là nơi chứa bảng điều khiển điện, bảng điều khiển chữa cháy... Robot giúp giảm thời gian kiểm tra xuống còn 30 giây thay vì 2 phút như trước đây.
Ngoài ra, chúng trang bị công nghệ nhận diện gương mặt và theo dõi chuyển động để phát hiện người không được phép có mặt, đưa cảnh báo ngay lập tức.
Theo ICTNews
Campuchia kỳ vọng vào 'đại nhảy vọt' nhờ công nghệ 5G Trung Quốc Cuộc đua khai trương các dịch vụ mạng viễn thông 5G tại Campuchia đang nóng lên từng ngày khi một loạt nhà mạng lớn liên tục giới thiệu các trạm 5G với mức đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD. Smart Axiata, công ty con của tập đoàn Axiata có trụ sở tại Malaysia, hay Cellcard - công ty viễn thông thuộc...