Huawei tính đường gia nhập thị trường ô tô
Huawei dường như đang muốn mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ra khỏi ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và thiết bị viễn thông bằng cách sớm gia nhập thị trường ô tô.
Huawei sẽ tiến đến thị trường ô tô sau khi có những kinh nghiệm riêng
Theo GizChina, trong thời đại hiện nay, công nghệ và sự kết nối giữa các khu vực khác nhau đã trở thành tiêu chuẩn nhờ vào những tiến bộ trong máy móc và cải tiến mạng. Gần đây, Huawei thể hiện rõ sự quan tâm của mình đến ngành công nghiệp ô tô.
Điều này được thể hiện trong báo cáo mới nhất cho thấy Huawei đang tìm cách mở rộng sang lĩnh vực mới này bằng cách tăng cường phát triển, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cung cấp các bộ phận ô tô và các hệ thống thông minh khác.
Video đang HOT
Báo cáo của NetEase cho thấy công ty đang tăng cường đầu tư vào ngành ô tô bằng việc áp dụng các mối quan hệ liên doanh và đa dạng hóa mới, từ đó giúp Huawei có thể đưa công nghệ và chuyên môn truyền thông của mình đến các phương tiện.
Trước đó Huawei làm việc với các thương hiệu khác cho một số mẫu ô tô nhất định và thậm chí còn thử nghiệm cả xe tự lái. Vì vậy, với tất cả những kinh nghiệm này, sẽ không bất ngờ khi Huawei bước vào ngành công nghiệp ô tô với thương hiệu mới của riêng mình.
Huawei chưa công bố rõ ràng ý định của mình liên quan đến sản xuất phụ tùng ô tô, vì vậy hãy xem báo cáo này chỉ đơn giản là tin đồn và chỉ có thời gian mới có thể trả lời được.
Anh kết luận thiết bị viễn thông Huawei 'gây rủi ro lâu dài'
ANH-Chính phủ Anh đánh giá các thiết bị viễn thông của Huawei có thể gây rủi ro cho hạ tầng mạng nếu sử dụng lâu dài, sau quá trình kiểm tra toàn diện.
Theo báo cáo từ Trung tâm Đánh giá An ninh mạng Huawei (HCSEC) của Anh, các thiết bị hạ tầng viễn thông của Huawei tồn tại lỗ hổng "mang tầm quốc gia". Nhiều lỗ hổng được xác định từ những năm trước nhưng chỉ "cải thiện ở mức hạn chế" theo từng năm và có thể "gây rủi ro lâu dài" nếu sử dụng.
Báo cáo cho biết, số lượng lỗ hổng được xác định trên các thiết bị Huawei trong 2019 tăng đáng kể so với năm trước đó, một trong số đó liên quan đến khả năng kết nối băng thông rộng.
Thiết bị viễn thông Huawei được sử dụng tại nhiều quốc gia châu Âu và thế giới. Ảnh: Huawei.
HCSEC được thành lập năm 2010 với lãnh đạo là các quan chức cấp cao của Cục tình báo điện tử và truyền thông của Anh (GCHQ). Đây là trung tâm do chính phủ Anh hợp tác cùng Huawei, có trụ sở tại Banbury, được giao nhiệm vụ kiểm tra các sản phẩm cơ sở hạ tầng viễn thông Huawei.
Mỗi năm, HCSEC làm nhiệm vụ phân tích, cung cấp báo cáo về phần mềm, kỹ thuật, an ninh mạng của Huawei để xác định nguy cơ đối với hạ tầng mạng của Anh. Báo cáo trên là một phần trong thủ tục kiểm tra thiết bị Huawei được sử dụng ở Anh của chính phủ, không liên quan đến các quyết định trừng phạt của Mỹ tới công ty viễn thông Trung Quốc gần đây.
Thông thường, sau khi phát hiện lỗ hổng, HCSEC sẽ báo cáo với Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia của Anh (NCSC) cùng các công ty viễn thông và Huawei. Tuy nhiên, do tính chất "quốc gia", những lỗ hổng này không gửi ngay cho công ty Trung Quốc mà được gửi cho NSCS trước để các chuyên gia bảo mật tìm cách giảm nhẹ ảnh hưởng.
Theo báo cáo, lỗ hổng hiện chưa bị hacker khai thác. Tuy nhiên, những điểm yếu này khiến hệ thống có thể đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng. "Nếu kẻ tấn công có đủ quyền truy cập để khai thác lỗi, chúng có thể gây nguy hiểm đến hoạt động của các nhà mạng ở Anh. Trong một số trường hợp, hacker có thể khiến một nhà mạng ngừng hoạt động", báo cáo cho biết.
NCSC đã gửi thông báo đến giới chức Anh nhấn mạnh rằng với những nguy cơ từ lỗ hổng, Huawei không còn là nhà cung cấp thiết bị viễn thông đáng tin cậy.
Giới chuyên gia đánh giá phát hiện của Anh sẽ tiếp tục gây áp lực lên Huawei.
Công ty viễn thông lớn nhất thế giới này hiện bị bao vây bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và đang ngày một lún sâu vào khủng hoảng.
Tháng 1, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho phép Huawei triển khai mạng tốc độ cao mới ở Anh. Tuy nhiên, ngày 14/7, ông công bố lệnh cấm với tập đoàn công nghệ Trung Quốc, chấm dứt mối quan hệ kéo dài hai thập kỷ. Các nhà khai thác mạng nước này, như BT và Vodafone, có thời gian tới năm 2027 để loại bỏ những thiết bị Huawei đã lắp đặt ra khỏi hệ thống. Các hãng viễn thông khác cũng không được mua bất kỳ thiết bị 5G nào từ Huawei.
Trung Quốc sẽ trả đũa Nokia, Ericsson nếu châu Âu cấm Huawei Trung Quốc đang xem xét kiểm soát xuất khẩu thiết bị viễn thông của Nokia và Ericsson nếu Liên minh châu Âu (EU) cấm công nghệ 5G của Huawei. Biển hiệu Huawei bên ngoài một khu mua sắm lớn tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tuần trước, Anh ra quyết định cấm tất cả hãng viễn thông trong nước mua sản phẩm 5G của...