Huawei tiếp tục kiện chính phủ Mỹ vì đạo luật của Trump
Trong nỗ lực chống lại lệnh cấm vận của Washington, tập đoàn Huawei gửi đơn yêu cầu tòa án Mỹ xem xét, cho rằng đạo luật quốc phòng NDAA 2019 của chính quyền ông Trump là vi hiến.
Kiến nghị của công ty Trung Quốc được gửi tới Tòa án Quận phía đông Texas hôm 28/5, yêu cầu tuyên bố Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) 2019 là vi hiến và cấm thực thi, theo Reuters.
Đây là bản bổ sung cập nhật của đơn kiện mà Huawei đã gửi lên tòa án quận Texas từ hồi tháng 3, khi đó công ty Trung Quốc yêu cầu xem xét tính hợp hiến của điều khoản 899 của NDAA 2019, trong đó cấm các cơ quan chính phủ và nhà thầu mua sắm thiết bị và dịch vụ của tập đoàn này do nghi ngờ mối liên hệ của Huawei với chính phủ Trung Quốc.
Giám đốc pháp lý của tập đoàn Huawei, ông Song Liuping.
Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc của Washington, tuyên bố họ không bị kiểm soát bởi chính phủ, quân đội hay tình báo Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới thậm chí đã phải hứng chịu biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn khi Bộ Thương mại Mỹ hôm 16/5 ra lệnh cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei, động thái ngay lập tức gây hỗn loạn giới công nghệ thế giới.
Video đang HOT
Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra căng thẳng.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã trì hoãn lệnh cấm này trong 90 ngày. Trong khi đó Huawei tiếp tục phủ nhận mối đe dọa an ninh từ các sản phẩm của mình và phản đối cái mà họ cho là nỗ lực của Washington để hạn chế kinh doanh của họ.
Ông Song Liuping, giám đốc pháp lý của Huawei, đã có bài viết trên tờ Wall Street Journal hôm 27/5, cho rằng đạo luật trái với quy trình hợp pháp vì nó được “áp dụng trực tiếp và vĩnh viễn cho Huawei mà không cho công ty này cơ hội phản bác hoặc thoát khỏi”.
“Đây là sự chuyên chế của ‘xét xử bằng lập pháp’, điều mà hiến pháp Mỹ ngăn cấm”, ông Song đánh giá.
Theo Zing
Sếp Huawei: 'Khi triển khai 5G bảo mật là vấn đề đáng lo ngại'
Theo đại diện Huawei, khi thế giới triển khai 5G thì bảo mật là thách thức về kỹ thuật, thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, bảo mật là vấn đề đáng lo ngại.
Các tổ chức như Liên minh Viễn thông thế giới cần có một hệ tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu về an ninh mạng trên toàn cầu để các quốc gia cũng như các công ty công nghệ tuân thủ.
Ông Joe Kelly, Giám đốc truyền thông toàn cầu của Huawei.
Trong buổi họp báo tại trụ sở chính của Tập đoàn Huawei với các phóng viên Việt Nam ngày 10/4/2019, ông Joe Kelly, Giám đốc Truyền thông toàn cầu của Huawei khi được hỏi việc bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei, người bị Canada bắt giữ cuối năm 2018, có ảnh hưởng gì tới việc kinh doanh của Huawei ở Canada cũng nhưng các nước khác hay không?
Ông Joe Kelly cho hay, ông không bình luận về vấn đề pháp lý về vụ việc của bà Mạnh bị bắt giữ ở Canada, nhưng ông cho hay trong năm 2018 kết quả kinh doanh của Huawei vẫn tăng trưởng tốt, 2 tháng đầu năm 2019 cũng vẫn tăng trưởng rất tốt. Hiện tại Huawei có thể kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới trừ Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ như là Úc chẳng hạn. Trong năm tới Huawei sẽ tiếp tục kinh doanh trên toàn cầu, tiếp tục cho ra những sản phẩm chất lượng cao mang những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Tuy nhiên, ông Joe Kelly cũng thừa nhận "Thời gian qua thì việc kinh doanh của Huawei cũng vất vả hơn, bận rộn hơn trước một chút"
Chia sẻ về vấn đề những thách thức liên quan đến an ninh mạng giữa Huawei và cáo buộc do Chính phủ Mỹ đưa ra, ông Joe Kelly khẳng định: "An ninh mạng là vấn đề kỹ thuật, không phải là vấn đề chính trị". Trong đối thoại toàn cầu hiện nay, an toàn an ninh với công nghệ 5G được mọi người chú trọng nhiều hơn.Với công nghệ 5G con người kết nối nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, nên vấn đề an toàn an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư người dân được các chính phủ và các công ty công nghệ quan tâm.
Ông Joe Kelly cũng khẳng định,bảo mật về công nghệ là thách thức lớn nhất, yêu cầu bảo đảm quyền riêng tư của người dân rất quan trọng, việc bảo đảm quyền riêng tư này không phải chỉ 1 tổ chức làm được mà phải có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngay cả bản thân người dùng cũng phải nhận thức được điều này.
Khi thế giới triển khai 5G thì bảo mật là thách thức về kỹ thuật, thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, bảo mật là vấn đề đáng lo ngại. Các tổ chức như Liên minh Viễn thông thế giới cần có một hệ tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu về an ninh mạng trên toàn cầu để các quốc gia cũng như các công ty công nghệ tuân thủ, hiện nay vẫn chưa có được chuẩn thống nhất về an ninh mạng trên toàn cầu. An ninh mạng không phải của riêng một quốc gia hay một tập đoàn công nghệ nào, mà tất cả từ nhà cung cấp thiết bị và giải pháp, nhà mạng, khách hàng, đều có trách nhiệm với việc phải bảo mật dữ liệu, bảo mật thông tin.
"Huawei sẽ cố gắng thúc đẩy bảo mật về an ninh mạng, tăng cường bảo mật trong chuỗi cung ứng để sản phẩm của Huawei an toàn hơn, Huawei cũng sẵn sàng đối thoại với các nhà mạng để giải quyết vấn đề bảo mật. Chúng tôi đã thành lập Trung tâm an ninh mạng ở Anh để kiểm tra các sản phẩm, trung tâm tiếp nhận những lỗi bị phát hiện để sửa ngay, để cho sản phẩm an toàn hơn".
Ông Joe Kelly nhắc đến vụ rắc rối giữa Huawei và Chính phủ Mỹ liên quan đến an ninh mạng. Theo ông Joe cho hay: "Khi Chính phủ Mỹ nói Huawei có vấn đề về an ninh mạng, Huawei cũng hỏi Chính phủ Mỹ là các ngài có bằng chứng gì thì đưa ra đây. Chính phủ Mỹ cần phải nói cho khách hàng trên toàn cầu biết Huawei có vấn đề gì, nhưng thực tế Mỹ chưa đưa ra được bằng chứng gì cả. Khách hàng của Huawei trên thế giới cũng chưa ai đưa ra được bằng chứng để chứng minh sản phẩm của Huawei có vấn đề về an ninh mạng.
"Chính phủ Mỹ chưa bao giờ trải nghiệm các sản phẩm Huawei nhưng luôn đưa ra các thông tin có vẻ rất chắn chắn, đó là điều rất kỳ lạ!", ông Joe nói.
Vào ngày 7/3/2018, Huawei tuyên bố đã đệ đơnkiện lên tòa án liên bang Hoa Kỳ vì tính vi hiến của Mục 889 của Đạo luật Thẩm quyền Quốc phòng 2019 (National Defense Authorization Act - NDAA). Thông qua hành động này, Huawei tìm kiếm một phán quyết tuyên bố rằng các hạn chế nhắm vào Huawei là vi hiến, và có một lệnh cấm vĩnh viễn chống lại các hạn chế này.
Theo ITC News
Nhà sáng lập Huawei phản đối Trung Quốc trả đũa Apple Nhà sáng lập Huawei cho biết ông sẽ là người đầu tiên phản đối nếu Trung Quốc trả đũa Apple - hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ, bất chấp việc Washington từng 'mạnh tay' với Huawei. Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg gần đây, Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Huawei, đã nhận...