Huawei tiếp tục bị Mỹ điều tra về cáo buộc ‘đánh cắp’ công nghệ
Các công tố viên Mỹ đang điều tra các trường hợp ‘đánh cắp’ công nghệ liên quan đến tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd.
Cửa hàng của Huawei tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 10/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Wall Street Journal (WSJ) ngày 29/8 dẫn các nguồn thạo tin cho biết, các công tố viên Mỹ đang điều tra các trường hợp “đánh cắp” công nghệ liên quan đến tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd.
Theo báo trên, Huawei bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ từ nhiều cá nhân và tổ chức trong nhiều năm, cũng như chiêu mộ nhân viên từ các công ty đối thủ.
Wall Street Journal cho hay, Chính phủ Mỹ đang điều tra một vài khía cạnh trong các hành vi kinh doanh của Huawei, vốn không được nêu trong bản cáo trạng đưa ra hồi đầu năm nay. Hồi tháng Một, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc Huawei và Giám đốc Tài chính của tập đoàn này là bà Mạnh Vãn Châu ( Meng Wanzhou) vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran vì đã có hoạt động kinh doanh với Tehran thông qua một công ty con.
Video đang HOT
Mới đây, bất chấp việc tập đoàn này có thể không được cấp quyền sử dụng hệ điều hành Android cùng các ứng dụng phổ biến như Google Maps do lệnh cấm giao dịch mà Washington đang áp lên Huawei, “gã khổng lồ” viễn thông của Trung Quốc cho biết họ vẫn có kế hoạch ra mắt mẫu điện thoại thông minh (smartphone) cao cấp Mate 30 ở châu Âu.
Theo các nguồn tin, nhà sản xuất smartphone lớn thư hai thế giới này sắp ra mắt mẫu Mate 30 vào ngày 18/9 tại Munich (Đức). Hiện chưa rõ Mate 30 sẽ được chính thức mở bán vào thời điểm nào. Mate 30 là mẫu smartphone đầu tiên mà Huawei ra mắt kể từ khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa tập đoàn này vào “danh sách đen” cấm nhập khẩu hồi giữa tháng 5/2019 với lý do an ninh.
Hồi đầu tháng này, Huawei đã công bố hệ điều hành di động do họ tự phát triển có tên là Harmony. Nhưng cuối tuần trước, ông Vincent Pang, Phó Chủ tịch cấp cao của Huawei, đã bày tỏ thái độ tự tin về vấn đề Android và Google. Ông khẳng định các mẫu điện thoại mới của Huawei vẫn sẽ dựa trên Android và tập đoàn này muốn duy trì “một tiêu chuẩn, một hệ sinh thái, một công nghệ” cho các sản phẩm của mình./.
Theo BNews
Huawei và nhân viên cũ tố nhau đánh cắp công nghệ
Ai đánh cắp bí mật của ai sẽ được pháp luật phân giải, nhưng hãng công nghệ Trung Quốc Huawei và công ty khởi nghiệp CNEX Labs ở Silicon Valley đang cáo buộc lẫn nhau đánh cắp công nghệ liên quan đến lưu trữ dữ liệu tại một phiên tòa ở bang Texas, Mỹ.
Theo Bloomberg, luật sư của Huawei tại phiên xét xử bắt đầu từ hôm qua 3/6 nói rằng đồng sang lập CNEX là Ronnie Huang "đã đánh cắp bí mật thương mại mà Huawei phải mất nhiều triệu USD mới phát triển được".
Ngược lại, luật sư của CNEX cho rằng Huawei đi chậm hơn về công nghệ này, và "CNEX chẳng lấy gì từ Huawei cả. Vụ này thực sự là Huawei đánh cắp của CNEX".
Các quan điểm đấu tay đôi này xuất phát từ những gì đã xảy ra trong hai năm mà Yiren "Ronnie" Huang làm việc cho Huawei sẽ được trình bày tại phiên tòa dự kiến kéo dài ba tuần ở Sherman, Texas. Bên ngoài phòng xử án, Huawei là trung tâm của một trận chiến toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, kéo theo một loạt đồng minh chính trị và doanh nghiệp Mỹ.
Đây là trường hợp hiếm hoi Huawei cáo buộc một ai đó đánh cắp bí mật thương mại. Trước đó, hãng công nghệ Trung Quốc đã bị nhà mạng T-Mobile của Mỹ cáo buộc đánh cắp công nghệ về kiểm thử điện thoại - cáo buộc mà Huawei luôn phủ nhận.
Mâu thuẫn giữa Huawei với CNEX xoay quanh công nghệ ổ đĩa thể rắn (SSD), loại ổ đĩa lưu trữ thông tin trên thiết bị bán dẫn. Ổ đĩa này có khả năng truy cập dữ liệu nhanh hơn công nghệ dựa trên đĩa từ truyền thống.
Ông Huang, một người đã làm trong lĩnh vực SSD nhiều năm, được Huawei tuyển dụng vào công ty con có tên FutureWei ở California vào năm 2011. Sau đó, Huang cùng một số nhân viên khác bỏ việc tại Huawei và thành lập CNEX.
Huawei nói rằng công nghệ mà CNEX dùng để cạnh tranh với Huawei chính là công nghệ độc quyền của Huawei. Trong khi đó, Huang nói việc Huawei "chiêu mộ" ông chẳng qua nhằm mục đích đánh cắp bí quyết của ông.
Ngoài vụ kiện với CNEX, Huawei còn đang kiện Chính phủ Mỹ, đề nghị tòa án Mỹ chặn quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump về cấm các cơ quan và nhà thầu liên bang mua thiết bị Huawei.
Huawei và CNEX đã rất quyết liệt trong các cáo buộc chống lại nhau. Trong hồ sơ tòa án, các luật sư của CNEX tuyên bố một giám đốc điều hành cấp cao của Huawei đã dẫn đầu nỗ lực đánh cắp công nghệ của ông Huang, và luật sư của công ty tuyên bố Huawei đã "cố gắng chôn vùi chúng tôi bằng vụ kiện".
Huawei đã gọi các tuyên bố của CNEX là "vô căn cứ" và tin chắc rằng các chứng cứ đầy đủ sẽ minh chứng Huawei bị phá hoại bởi những tuyên bố sai lệch này.
Theo VN Review
Đây là cách Huawei thu thập công nghệ hàng chục năm qua Công ty Trung Quốc luôn nói rằng mình tôn trọng bản quyền, nhưng trong lịch sử họ nhiều lần bị kiện về những hành vi ăn cắp công nghệ. Một tối mùa hè năm 2004, khu trưng bày ở hội nghị công nghệ Supercomm (Chicago) đã vắng người. Người đàn ông Trung Quốc trung niên đi quanh những quầy hàng, mở nắp các...