Huawei thử nghiệm xe không người lái 5G tại bệnh viện thông minh Thái Lan
Ngày 26/6/2020, tại Bangkok, Thái Lan, Huawei cùng với Ủy ban Phát thanh Truyền hình và Viễn thông Quốc gia Thái Lan (NBTC) và Bệnh viện Siriraj, triển khai Dự án thí điểm “ Xe không người lái đưa ngành y tế Thái Lan đến kỷ nguyên 5G”.
Phương tiện giao hàng tự lái tận dụng ưu thế công nghệ 5G của Huawei để mang đến giải pháp phân phối vật tư y tế không tiếp xúc, sẽ nâng hệ thống y tế lên kỷ nguyên 5G bằng cách áp dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo đẳng cấp thế giới để thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ngành y tế.
Công nghệ này có thể thay thế nhân lực trong các dịch vụ hậu cần vì nó có thể hoạt động trong các môi trường phức tạp. Chiếc xe tự hành cung cấp các giải pháp an toàn, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm khối lượng công việc cho nhân viên y tế và nâng cao sự an toàn cho bệnh nhân. Việc tích hợp công nghệ 5G sẽ được áp dụng dần dần trong hệ thống y tế quốc gia để chuyển đổi thành Bệnh viện thông minh trong tương lai gần.
“NBTC đã triển khai ứng dụng công nghệ 5G với các dịch vụ y tế từ xa bằng cách kết nối với Bệnh viện Thúc đẩy Sức khỏe Cộng đồng (Community Health Promotion Hospital) và các bệnh viện địa phương lớn trong việc thí điểm điều trị từ xa cho bốn loại bệnh – như các bệnh về mắt, bệnh về da, bất thường huyết áp và tiểu đường. Hơn nữa, dịch vụ chăm sóc y tế từ xa cũng đã mở rộng đến các nhà tù ở địa phương, cụ thể là nhà tù trung tâm Khao Bin và nhà tù trung tâm Ratchaburi thuộc tỉnh Ratchaburi, để tạo điều kiện tiếp cận y tế dễ dàng hơn cho người dân và tù nhân ở vùng sâu vùng xa. Các dự án đang được triển khai của NBTC nhằm mang lại lợi ích to lớn hơn từ sự đổi mới sáng tạo 5G cho các khía cạnh khác nhau của cuộc sống trên toàn quốc”, ông Takorn Tantasith, Tổng thư ký Văn phòng Ủy ban Phát thanh Truyền hình và Viễn thông Quốc gia Thái Lan (NBTC), cho biết.
Video đang HOT
“Thái Lan đã thực hiện thành công đấu giá băng tần 5G và là một trong những quốc gia đi đầu về triển khai 5G trong ASEAN. NBTC nhận ra những lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy ứng dụng, tích hợp công nghệ 5G trong các lĩnh vực khác nhau để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số tại đất nước. Điều này sẽ giúp Thái Lan sẵn sàng cho việc chuyển đổi kỹ thuật số để thúc đẩy phát triển cuộc sống hàng ngày, công việc và hoạt động sản xuất của chúng tôi”, vị Tổng thư ký của NBTC nói thêm.
Sau cuộc thử nghiệm đầu tiên tại Bệnh viện Siriraj, bệnh viện lâu đời nhất và lớn nhất ở Thái Lan trong tuyến đầu của cuộc chiến chống COVID-19, NBTC sẽ đánh giá lợi ích và hiệu quả của xe không người lái sử dụng công nghệ 5G trước khi tối ưu hóa kết quả từ dự án thí điểm này để ứng dụng phương tiện không người lái trong các mục đích sử dụng khác nhau, cũng như trong các bệnh viện khác.
Giáo sư Tiến sĩ Prasit Watanapa, Trưởng Khoa Y tế Bệnh viện Siriraj, Đại học Mahidol, cho biết, “Với dịch COVID-19, sự an toàn của bệnh nhân và nhân viên y tế phải được ưu tiên hàng đầu, cùng với yêu cầu của việc sử dụng tài nguyên hiệu quả. Bệnh viện Siriraj đặt ưu tiên vào việc tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ kỹ thuật số để tăng cường toàn diện, hiệu quả của các dịch vụ và hoạt động y tế. Dự án thí điểm xe không người lái 5G sẽ tăng cường hệ thống hậu cần trung tâm trong bệnh viện. Ở giai đoạn ban đầu, nó sẽ được sử dụng để vận chuyển và phân phối thuốc để giao hàng không tiếp xúc, giúp giảm khối lượng công việc và rủi ro lây nhiễm cho các y bác sĩ tuyến đầu. Đây là một bước quan trọng khác để cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đảm bảophát triển lâu dài và bền vững”.
Ông Abel Deng, Tổng Giám đốc Huawei Thái Lan, cho biết, “Là một công ty hàng đầu thế giới về công nghệ, Huawei rất vinh dự và vui mừng khi tiếp tục tham gia hỗ trợ các nhân viên y tế Thái Lan. Dự án thí điểm xe không người lái cho Bệnh viện Siriraj sẽ hoạt động với công nghệ 5G của Huawei để giúp vận chuyển vật tư y tế trong bệnh viện. Dự án thí điểm này minh họa cho việc số hóa nhanh chóng các dịch vụ y tế của Thái Lan vì 5G sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thế hệ chăm sóc sức khỏe tiếp theo. Các ứng dụng 5G trong lĩnh vực y tế công cộng cũng có thể truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác để thúc đẩy sự phổ biến của 5G và khám phá các ứng dụng mới của công nghệ này. Quan trọng hơn cả, công nghệ 5G sẽ là động lực chính để phục hồi nền kinh tế Thái Lan và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội mới cho đất nước trên mọi khía cạnh”.
Mỹ thử nghiệm tổ hợp bom lượn thông minh 'phá vỡ mọi luật chơi'
Theo Forbes, máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet lần đầu tiên ném bom GBB-53/B StormBreaker trong một cuộc thử nghiệm diễn ra tại Mỹ vào ngày 20/6.
Cụ thể, ấn phẩm cho biết, quả bom được tích hợp vào tổ hợp vũ khí bán tự động có độ chính xác cao "Golden Horde" và được thiết kế để thay đổi mọi "luật chơi".
Được biết, quy trình thử nghiệm bom triển khai vào tháng 6 năm nay, trong đó cần hoàn thành đánh giá những khả năng của tổ hợp StormBreaker vào cuối năm 2020.
Ngoài các chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet, cả máy bay F-15E Eagle cũng có thể nhận vũ khí mới này. Sau đó, bom GBU-53/B cũng sẽ được đưa vào trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II, có thể đủ sức mang theo tới 24 quả bom.
Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ.
Forbes cho hay, về cơ bản sản phẩm GBB-53/B StormBreaker là thành tựu sáng chế trong thập niên 1980. StormBreaker có thể lựa chọn độc lập các mục tiêu theo mức độ ưu tiên về khả năng tiêu diệt và cũng cho phép điều chỉnh lộ trình của máy bay vận tải mang bom.
Ngoài ra, GBB-53/B StormBreaker, có khả năng tấn công các mục tiêu cơ động trong điều kiện thời tiết xấu. Bom thông minh StormBreaker mới, thường được gọi là vũ khí săn tăng thông minh, là loại đạn lượn có cánh, tự động phát hiện và phân loại các mục tiêu cơ động di chuyển trong tình huống tầm nhìn kém do tối trời, thời tiết xấu, khói hoặc bụi do máy bay trực thăng tạo nên.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, StormBreaker là một đầu đạn mang tính cách mạng trong việc tìm kiếm mục tiêu 3 chế độ tri-mode seeker bằng cách sử dụng Radar hồng ngoại và sóng milimet hình ảnh ở chế độ bình thường. Vũ khí cũng có thể triển khai dẫn đường bán laser hoặc GPS bán chủ động để đánh trúng mục tiêu.
Bom lượn StormBreaker có kích thước nhỏ cho phép sử dụng ít chiến đấu cơ hơn mà vẫn tiêu diệt cùng số lượng mục tiêu cũng như vũ khí lớn hơn thì cần nhiều chiến đấu cơ để tấn công. Vũ khí này có thể bay hơn 45 dặm (72 km) để tấn công các mục tiêu di động, giảm thời gian bay lãng phí để tránh vào khu vực phòng không nguy hiểm.
Trước đó, trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ, một mẫu tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất gần như mất điều khiển và bay tự do trên không trung. Theo báo cáo trong Tuần báo Hàng Không (Aviation Week), vụ việc xảy ra với mẫu tên lửa được phát triển trong khuôn khổ chương trình kết hợp của Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng cấp cao (DARPA) và Không quân Mỹ.
Đưa mạng 5G xuống độ sâu nửa km, Trung Quốc triển khai 'Mỏ than thông minh' Sau khi đưa thành công mạng 5G lên đỉnh Everest, nóc nhà của thế giới ở độ cao 8.848m so với mực nước biển. China Mobile và Huawei đã hợp tác với Tập đoàn công nghiệp than Yangquan tiếp tục thực hiện phát sóng mạng 5G ở độ sâu 500m dưới lòng đất. Mạng thế hệ thứ 5 (5G) này đã được thiết...