Huawei tham vọng thống trị công nghệ xe tự lái
Huawei muốn mang thế giới kỹ thuật số lên mọi chiếc xe hơi sau khi mảng bán dẫn, 5G và smartphone bị Mỹ kìm hãm.
Mục tiêu mới của Huawei được đưa ra trong bối cảnh công ty không còn nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, lĩnh vực này lại được đánh giá là đúng hướng bởi xe thông minh đang được chính phủ Trung Quốc thúc đẩy. Huawei cũng không công bố việc tham gia lĩnh vực xe tự lái mà đang tiến sâu vào mảng này một cách âm thầm.
Huawei đang chuyển hướng sang lĩnh vực xe tự lái. Ảnh: Handout .
Tháng 11 năm ngoái, khi công ty sáp nhập bộ phận kinh doanh ôtô thông minh vào mảng kinh doanh tiêu dùng do Richard Yu – người góp phần xây dựng “đế chế” thiết bị di động của Huawei trong hai thập kỷ qua – đứng đầu, giới quan sát đã suy đoán Huawei muốn nhân rộng thành công ở mảng smartphone sang xe tự lái. Thậm chí, có ý kiến cho rằng các phương tiện thông minh sẽ trở thành yếu tố đóng góp lớn vào tổng doanh thu của tập đoàn này trong tương lai.
“Kinh doanh xe thông minh là lĩnh vực mới của Huawei. Chúng tôi kiên nhẫn và có đủ chiến lược để đầu tư vào lĩnh vực này mà không yêu cầu phải mang về lợi nhuận trong thời gian ngắn”, phát ngôn viên của Huawei nói với SCMP .
Người đại diện của Huawei cho rằng ngành công nghiệp xe thông minh đang trải qua những thay đổi to lớn. “Nó giống sự chuyển đổi giữa điện thoại cơ bản sang điện thoại thông minh trong ngành di động vậy”, ông nói. “Tương lai của chúng tôi là mang thế giới kỹ thuật số đến mọi chiếc xe hơi”.
Chiến lược mới của Huawei có thể khiến các đối thủ nhỏ hơn tại Trung Quốc lo lắng. Tuy nhiên, bản thân công ty cũng đang chống lại sự cạnh tranh gay gắt của những “gã khổng lồ” công nghệ trong nước. Hiện Alibaba, Tencent và Baidu đang đổ xô vào lĩnh vực xe thông minh. Họ đã đổ “tiền tấn” vào các công ty ôtô truyền thống và đưa vào các giải pháp vận hành thông qua công nghệ deep learning và AI – những lĩnh vực mà Huawei còn yếu.
Theo giới chuyên gia, nếu cung cấp các công nghệ truyền tin đầu cuối, Huawei sẽ có lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh xe thông minh. “Các công nghệ và thiết bị thông minh cho ôtô do Huawei cung cấp đều bắt nguồn từ mảng kinh doanh điện tử viễn thông của hãng”, Chen Jiana, nhà phân tích ở lĩnh vực ôtô tại công ty nghiên cứu và đầu tư EqualOcean, nhận xét. “Công nghệ thông tin và viễn thông đang là những thứ cốt lõi của Huawei và sẽ tạo ưu thế cho hãng trong lĩnh vực xe thông minh”.
Công nghệ radar và hệ thống thu thập thông tin từ môi trường xung quanh là ví dụ điển hình về khả năng làm chủ công nghệ của Huawei. Năm 2019, công ty đã sử dụng công nghệ 5G kết hợp hệ thống radar cùng cảm biến sóng milimet và radar cảm biến laser cho các phương tiện giao thông thông minh.
Sau đó, Huawei tiếp tục thành lập một nhóm nghiên cứu khác, chuyên tập trung phát triển cảm biến LiDAR đa kênh với chi phí thấp. Mục tiêu của hãng là phổ biến công nghệ này cho các phương tiện thông minh toàn cầu.
Huawei hiện đã bắt tay sản xuất radar laser – cảm biến có các thành phần về tần số vô tuyến tương tự công nghệ 5G, chỉ khác bước sóng. “Huawei cũng đang có các kênh, chuỗi cung ứng mạnh mẽ để sản xuất hàng loạt linh kiện và công nghệ ôtô với giá phải chăng”, Ariel Zhou, Giám đốc chiến lược của công ty Rhino.ai, nhận xét.
Theo ông Chen, việc Huawei tham gia cung ứng thiết bị và giải pháp công nghệ cho xe tự lái có thể giúp chi phí tạo nên một chiếc xe thông minh thấp hơn so với hiện nay. Khi chi phí giảm xuống, các công ty sẽ tập trung nhiều hơn cho nghiên cứu các công nghệ đột phá, cũng như giảm nguy cơ bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” do sử dụng công nghệ Mỹ.
Cột mốc quan trọng khác trong quá trình phát triển phương tiện thông minh của Huawei là giới thiệu Huawei HI vào tháng 10/2020. Đây là nền tảng được phát triển dựa trên HarmonyOS nhưng tập trung cho xe tự lái, gồm khả năng tự điều khiển thông minh và xử lý các chướng ngại vật trên đường đi. Giải pháp này cũng liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường để lập bản đồ, phát hiện chướng ngại vật và dẫn đường tốt hơn.
“Huawei HI sẽ mở ra một chương mới cho Huawei ở lĩnh vực kinh doanh xe thông minh”, Liang Chao, trưởng nhóm phân tích ngành ôtô tại công ty chứng khoán Guosen, nhận định. “Huawei sẽ quan trọng với ngành công nghiệp ôtô trong tương lai, như Intel với ngành công nghiệp máy tính”, ông đánh giá.
Video đang HOT
Tuy vậy, theo ông Zhou, Huawei sẽ gặp phải một số trở ngại. Đầu tiên là HarmonyOS. “Hệ điều hành Harmony thiết kế để sử dụng trên nhiều nền tảng, bao gồm cả phương tiện giao thông, mà không cần điều chỉnh. Điều này có thể khiến các ứng dụng trên đó bị lỗi. Hệ điều hành này chưa sẵn sàng cho các sản phẩm tiêu dùng”, ông Zhou nói.
Dù đã có một số giải pháp cho xe thông minh, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi và một số Giám đốc cấp cao vẫn nhấn mạnh trong một số bài phát biểu trước truyền thông rằng công ty chưa có ý định sản xuất ôtô thông minh mà chỉ muốn cung cấp thiết bị liên lạc và phần mềm cần thiết cho cuộc cách mạng xe thông minh.
Thực tế, Huawei đã bắt đầu thực hiện mục tiêu đó từ tháng 5 năm ngoái khi thành lập liên minh với 18 nhà sản xuất ôtô Trung Quốc. Mục tiêu của nhóm là đẩy nhanh quá trình phát triển và thương mại hóa các phương tiện giao thông kết nối 5G trong nước. Tuy nhiên, công ty chủ yếu cung cấp một số phần cứng cho xe, chạy phần mềm độc quyền, không tham gia vào quá trình sản xuất xe.
Xe tự lái có thể thay đổi Apple như thế nào
Dự án Project Titan của Apple có thể làm thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm của hãng, cũng như ngành công nghiệp xe tự lái.
Không ai biết xe tự lái của Apple sẽ có hình dáng thế nào, nhưng tập đoàn này được cho là đang có kế hoạch xuất xưởng xe điện tự lái đầu tiên vào năm 2024.
Cũng không có nhiều chi tiết về kế hoạch của Apple, nhưng thông tin này vẫn rất quan trọng với tập đoàn cũng như ngành công nghiệp xe tự lái và có thể thay đổi cơ bản chiến lược phát triển sản phẩm trong tương lai.
Thực trạng c ông ngh ệ xe tự l ái
Quá trình phát triển xe tự lái bắt đầu từ thập niên 1970 - 1980. Tuy nhiên, tới gần đây, chúng vẫn chỉ giới hạn trong giới nghiên cứu, các phòng thí nghiệm quân sự và cuộc thi khoa học. Trong thập niên 2010, những tiến bộ trong công nghệ học sâu dẫn tới hàng loạt cải tiến về thị giác máy tính, một trong những công nghệ then chốt trong xe tự lái. Công chúng cuối cùng cũng thấy những xe hơi không cần người lái trên đường phố thực.
Minh họa xe tự lái của Apple. Ảnh: Wccftech .
Những thuật toán học sâu giúp xe cải thiện khả năng định hướng trong các môi trường phức tạp, nhưng công nghệ vẫn chưa hoàn hảo. Các mô hình học sâu chỉ có thể hoàn thiện nhờ dữ liệu huấn luyện. Nếu dữ liệu chứa mọi tình huống xe có thể gặp, nó sẽ có khả năng vận hành tốt. Nhưng hành động của AI có thể trở nên khó lường khi gặp những trường hợp hiếm khi xảy ra, như khi một xe cứu hỏa đỗ ở góc khác thường hoặc xe tải lật ngang trên đường.
Con người thường xuyên gặp những tình huống mới và bất ngờ, nhưng có thể giải quyết nhờ hiểu biết thông thường về thế giới. Con người hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả, tương tác vật lý, mục đích và ý định, giúp tài xế đưa ra quyết định hợp lý khi gặp những tình huống chưa từng đối mặt trước đó.
Một số công ty đang ứng dụng công nghệ hỗ trợ như Lidar, thiết bị phát tia laser để tạo bản đồ 3D về môi trường quanh ôtô. Lidar có thể giúp phát hiện chướng ngại vật và người đi đường nếu hệ thống thị giác máy tính không hoạt động, nhưng vẫn có thể bất lực trước chuyển động và nhiều yếu tố môi trường, cũng như không giải quyết được vấn đề nhân quả.
Nỗ lực ph át tri ển xe tự l ái c ủa Apple
Apple bắt đầu nghiên cứu công nghệ lái tự động với Project Titan từ năm 2014. Tuy nhiên, khác với Uber và Waymo, gần như không có thông tin nào về dự án này cũng như tiến độ của Apple được tiết lộ.
Mục tiêu ban đầu của Apple dường như là phát triển một mẫu xe hơi mới hoàn toàn. Đến năm 2016, tập đoàn thay đổi trọng tâm và nhắm tới phát triển phần mềm cho xe tự lái. Đến tháng 1/2019, Apple cho nghỉ việc 200 nhân viên trong dự án, sau đó mua lại startup chuyên về xe tự lái Drive.ai vào tháng 6. Tháng 12 vừa qua, Apple giao Project Titan cho John Giannandrea, người đứng đầu bộ phận AI của hãng.
Lịch sử phát triển của Project Titan cho thấy Apple luôn duy trì mối quan tâm đến xe tự lái, nhưng chưa có dấu hiệu về một kế hoạch cụ thể nhằm xuất xưởng sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này thay đổi với thông tin do Reuters công bố, trong đó khẳng định "Apple đã sẵn sàng cho mục tiêu chế tạo xe tự lái".
Chi ến lược ph át tri ển sản phẩm của Apple
Apple không hẳn là doanh nghiệp tiên phong, nhưng luôn biết khi nào nên nhảy vào một thị trường mới. Apple II không phải máy tính cá nhân đầu tiên, nhưng là mẫu đầu tiên thành công, được phát triển dựa trên một thập kỷ tiến bộ nhanh chóng về công nghệ xử lý và lưu trữ, cũng như sự giảm giá đều đặn trong sản xuất linh kiện máy tính.
iPod không phải máy nghe nhạc đầu tiên, nhưng ra mắt vào thời điểm hợp lý, khi sự chuyển dịch sang phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã đạt đủ số lượng và thị trường đang chờ đón những sản phẩm tiêu dùng cao cấp.
Điều tương tự cũng diễn ra với iPhone. Sản phẩm được tung ra thị trường khi công nghệ thông tin di động và Internet đã trở nên phổ biến với Nokia và Blackberry. iPhone không có gì mới, nhưng nó là sự kết hợp mới mẻ của "iPod, điện thoại và thiết bị truy cập Internet".
Những sản phẩm khác của Apple như HomePod, Apple Music, Apple Watch cũng không phải thiết bị tiên phong, nhưng đã cách mạng hóa những nền tảng có từ trước. Trừ giao diện đồ họa người dùng, Apple chưa từng tiến vào lĩnh vực nào khi nó chưa có thị trường định sẵn.
Xe hơi của Google chạy thử trên đường. Ảnh: Reuters .
Dù vậy, ngành công nghiệp xe tự lái vẫn gặp hàng loạt sự trì hoãn từ những công ty lớn. Bất chấp tiến bộ lớn, vẫn chưa có một giải pháp thực sự tối ưu. Xe tự lái của Uber và Waymo đã tích lũy hàng triệu km, nhưng vẫn cần con người để bảo đảm an toàn. Tesla đưa ra tính năng Autopilot hoàn toàn tự động, nhưng vẫn yêu cầu lái xe cầm tay lái khi nó được kích hoạt.
Phần lớn chuyên gia nhận định sẽ có xe tự lái trên đường, nhưng còn nhiều nghi vấn như hình dạng thật sự của chúng, cách chúng chia sẻ đường với xe do con người lái, yêu cầu quản lý cũng như ý nghĩa của việc chuyển quyền sở hữu xe.
Dữ liệu đ ào t ạo cho thuật to án AI
Có một lý do thuyết phục về việc Apple gia nhập thị trường còn non trẻ và nhiều rủi ro như xe tự lái. Chúng dựa nhiều vào AI và mang tới một chiến lược phát triển hoàn toàn khác. Thuật toán học sâu được dùng trong xe tự lái đòi hỏi lượng lớn dữ liệu đào tạo được lấy từ các xe chạy trên đường. Ngoài thiết kế và biện pháp kỹ thuật hợp lý, nhà sản xuất cần một nhà máy AI phát triển trên cơ sở hạ tầng dữ liệu bền vững.
Waymo và Uber thu thập dữ liệu bằng cách chạy thử xe ở nhiều thành phố khác nhau. Tesla cũng trực tiếp tích lũy thông tin từ hàng trăm nghìn xe được bán ra thị trường.
Apple từng thử nghiệm chạy thử quy mô nhỏ trong quá khứ, nhưng thu gọn nỗ lực này vào năm 2019. Kế hoạch xuất xưởng xe tự lái cho người tiêu dùng cho thấy Apple có thể sẽ áp dụng chiến lược tương tự Tesla, điều có thể gây tranh cãi với một công ty tự hào về việc thu thập rất ít dữ liệu người dùng.
Nó cũng thể hiện rằng Apple sẽ triển khai công nghệ tự lái theo từng giai đoạn, dần phát triển và tinh chỉnh thuật toán AI nhờ quá trình thu thập dữ liệu - cũng đi ngược phương châm cung cấp sản phẩm gần như hoàn hảo ngay khi ra mắt của Apple. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi nếu Apple tìm ra cách ghi nhận hàng trăm triệu km dữ liệu chạy xe trước năm 2024.
Ai mua xe tự l ái c ủa Apple?
Mục tiêu của Apple có thể là một chiếc xe phục vụ cho người dùng cá nhân, thay vì hướng tới mô hình taxi để chở khách như Waymo của Alphabet. Nhưng bán trực tiếp cho khách hàng sẽ đặt ra câu hỏi về giá xe.
Xe điện với tính năng Autopilot của Tesla có giá 35.000 - 120.000 USD, nhưng xe chỉ áp dụng cách tiếp cận dựa hoàn toàn vào thị giác máy tính, cũng như thuật toán học sâu, radar mũi và nhiều loại cảm biến để di chuyển trên đường. Trong khi đó, Apple dự kiến lắp đặt Lidar trên xe tự lái.
Xe Ford gắn hàng loạt cảm biến và hệ thống hỗ trợ tự lái. Ảnh: Reuters.
Theo ước tính năm 2017, mỗi Lidar trên xe tự lái có thể có giá 8.000 - 85.000 USD/cụm và mỗi xe cần nhiều hệ thống lidar, khiến giá ôtô tăng gấp ba. Rào cản này có thể buộc Apple xem xét chiến lược triển khai sản phẩm và chuyển sang cung cấp dịch vụ gọi xe tự lái trong tương lai.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang thay đổi nhanh chóng. Đã xuất hiện những mẫu Lidar có giá 100 - 500 USD và Apple đã tự phát triển bộ quét Lidar đủ rẻ để tích hợp vào iPhone 12 và iPad Pro. Với xe tự lái, Apple có thể dùng Lidar tự chế tạo kết hợp với những nhà sản xuất khác. Xe tự lái của hãng có thể đắt hơn Tesla, nhưng giá phần cứng vào năm 2024 có thể giảm tới mức chênh lệch không còn đáng kể.
Từ bỏ quyền kiểm so át toàn di ện
Theo thông tin của Reuters , Apple đang tìm cách thuê hãng khác chế tạo xe, khác với phương châm kiểm soát toàn bộ chuỗi sản phẩm. Hãng kiểm soát phần cứng, hệ điều hành và chợ ứng dụng với điện thoại, đồng hồ, TV và máy tính do họ sản xuất.
Nhưng ngay cả khi Apple tích lũy hàng chục năm kinh nghiệm trong vận hành nhà máy sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng phức tạp, chế tạo ôtô vẫn là một thử thách hoàn toàn khác và có thể buộc tập đoàn này hợp tác với một nhà sản xuất xe hơi.
Giải pháp thay thế là Apple mua một công ty ôtô. Với hơn 200 tỷ USD tài sản thanh khoản, họ có thể mua lại nhiều hãng chế tạo xe hơi hàng đầu như General Motors và Volkswagen, sau đó bắt đầu dây chuyền với quy mô lớn.
Tương lai với xe tự l ái c ủa Apple
Trong suốt lịch sử phát triển, Apple luôn đặt ra tấm gương về thiết kế, hiệu năng, độ bền và mức giá cao. Điều đó cũng đặt ra kỳ vọng rất lớn với hãng. Khách hàng có thể chấp nhận thất bại với một công ty khác, nhưng họ kỳ vọng Apple sẽ hoàn hảo, điều gần như không thể diễn ra với công nghệ xe tự lái hiện nay.
Đây có thể là một phần lý do Apple khá kín tiếng cho tới gần đây và chỉ rò rỉ thông tin về dự án xe tự lái qua những nguồn tin giấu tên. Nó cho phép hãng điều chỉnh kế hoạch dựa trên thay đổi của ngành công nghệ và chính Project Titan. Thị trường xe tự lái đang thay đổi rất nhanh và sản phẩm năm 2024 có thể sẽ rất khác biệt với những gì được tiết lộ.
Điều duy nhất chắc chắn là Apple đang nghiêm túc phát triển xe tự lái, sự xuất hiện của nó sẽ để lại ảnh hưởng sâu sắc với tương lai ngành vận tải và chính tập đoàn này.
Năng lượng là nền tảng của thế giới kỹ thuật số Ông Zhou Taoyuan, Chủ tịch dòng sản phẩm điện kỹ thuật số của Huawei đã nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lượng tại Hội nghị "Win-Win Future" mới đây. Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến toàn cầu "Win-Win Future" diễn ra hôm 30/10 với chủ "Số hóa điện lực 2025". Những kinh nghiệm, giải pháp ứng phó với cơ hội và thách...