Huawei: ‘Sự sống còn’ là từ khóa ưu tiên
Huawei thừa nhận quy định hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn mà Mỹ đưa ra mới đây sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty.
“Việc kinh doanh của chúng tôi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng”, Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết. “Hiện tại, ’ sự sống còn’ là từ khóa quan trọng đối với Huawei”.
Chủ tịch luân phiên Huawei, ông Guo Ping. Ảnh: Reuters.
Đây là bình luận đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Huawei sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn chặn công ty Trung Quốc nhận vi xử lý từ các xưởng đúc (fab) có sử dụng công nghệ Mỹ trên khắp thế giới theo thỏa thuận từ trước. Lệnh cấm mới áp dụng cho Huawei và khoảng 114 công ty con của hãng này trên toàn cầu. Hãng viễn thông Trung Quốc có 120 ngày, kể từ ngày 15/5, để hoàn tất các hợp đồng còn dang dở trước khi bị áp đặt lệnh cấm.
Video đang HOT
Ông Ping thừa nhận, Huawei chưa thể tìm ra giải pháp tiềm năng để hạn chế thiệt hại, đồng thời từ chối đưa ra các dự báo tài chính.
Sau khi chính quyền Trump ban hành lệnh cấm, Huawei cũng lên tiếng phản đối. Trong một tuyên bố hôm 18/5, công ty Trung Quốc nhấn mạnh: “Mỹ đang tận dụng thế mạnh công nghệ của riêng mình để đè bẹp các công ty nước ngoài. Điều này sẽ chỉ làm suy yếu niềm tin của doanh nghiệp quốc tế trong chuỗi cung ứng mà Mỹ đã xây dựng. Cuối cùng, điều này sẽ gây tổn hại đến lợi ích của chính nước Mỹ”.
Trích lại tuyên bố này, ông Ping cho rằng nếu Mỹ tiếp tục chống lại những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, niềm tin của các quốc gia trong việc sử dụng công nghệ Mỹ sẽ bị “lung lay”, thậm chí có thể xảy ra xung đột leo thang trong ngành công nghiệp toàn cầu.
Ngoài ra, Ping cũng nhắc đến việc Huawei đã chi 18,7 tỷ USD cho các hàng hóa đến từ nhà cung cấp của Mỹ vào năm ngoái. Ông cho biết sẽ tiếp tục mua hàng trong thời gian tới “nếu Washington cho phép”.
Huawei cũng như Apple, MediaTek hay Qualcomm đều thiết kế vi xử lý của riêng mình, nhưng không có cơ sở riêng để sản xuất chúng. Thay vào đó, họ dựa vào các công xưởng như TSMC của Đài Loan.
Để tránh phụ thuộc, gần đây Huawei đã chuyển việc sản xuất một số dòng chip xử lý sang SMIC – xưởng đúc chip lớn nhất tại Trung Quốc. Dù vậy, SMIC chỉ có thể sản xuất chip trên tiến trình 14 nm trong khi TSMC đang có công nghệ mới nhất là tiến trình chỉ 5 nm. Đây là sự khác biệt lớn bởi TSMC có thể chế tạo con chip với 171,3 triệu bóng bán dẫn trên một mm vuông so với chỉ 43 triệu của SMIC
Lãnh đạo Huawei lên tiếng đáp trả lại lệnh cấm vận mới của Mỹ
Chủ tịch luân phiên Huawei thừa nhận các biện pháp cấm vận mới của Mỹ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn này, song tuyên bố sẽ có giải pháp vượt qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Chủ tịch luân phiên của Huawei, Guo Ping, đã lên tiếng đáp trả trước việc Mỹ kéo dài lệnh cấm vận và ngăn chặn hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc tiếp cận với chuỗi cung ứng chip bán dẫn thiết yếu.
Phát biểu tại hội nghị của Huawei, ông Guo Ping nói: "Chính phủ Mỹ vẫn kiên trì tấn công Huawei, nhưng điều đó sẽ mang lại điều gì cho thế giới?"
"Trong một nỗ lực không ngừng để thắt chặt sự kìm hãm đối với công ty của chúng tôi, chính phủ Mỹ đã quyết định tiến hành và hoàn toàn phớt lờ mối quan tâm của nhiều công ty và hiệp hội. Quyết định này là độc đoán và nguy hiểm, đe dọa làm suy yếu toàn bộ ngành công nghiệp điện tử-di động trên toàn thế giới. Các biện pháp hạn chế mới này sẽ tác động đến việc mở rộng, bảo trì và hoạt động liên tục của các mạng viễn thông trị giá hàng trăm tỷ USD mà chúng tôi đã triển khai ở hơn 170 quốc gia" - ông Guo Ping tuyên bố.
Chủ tịch luân phiên Huawei cũng thừa nhận các biện pháp cấm vận mới của Mỹ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn này song tuyên bố sẽ có giải pháp vượt qua.
Trước đó, tờ Nikkei đưa tin hãng sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC đã ngừng nhận đơn đặt hàng mới từ Huawei sau khi chính quyền Mỹ áp đặt các biện pháp cấm vận mới. Lệnh cấm vận mới của Mỹ yêu cầu tất cả các công ty công nghệ phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ trong các thương vụ có đơn hàng sử dụng công nghệ hoặc thiết bị của Mỹ.
Huawei đã từng úp mở khả năng chuyển nguồn cung cấp chip sang Samsung trong trường hợp bị Mỹ phong tỏa nguồn cung cấp chip. Hãng này gần đây cũng đang nghiên cứu tự sản xuất chip trong nước thông qua Tập đoàn sản xuất chip bán dẫn quốc tế Trung Quốc (SMIC), vừa nhận được khoản đầu tư 2,2 tỷ USD từ Chính phủ Trung Quốc.
SMIC là một đối thủ cạnh tranh tương đối nhỏ với TSMC, và sẽ mất nhiều thời gian để mở rộng quy mô sản xuất theo yêu cầu công nghệ tiên tiến của Huawei/.
Mỹ lập quỹ 1 tỷ USD hỗ trợ nhà mạng loại bỏ, thay thế thiết bị Huawei, ZTE Nếu dự luật mới được thông qua, Mỹ sẽ cấm nhà mạng nông thôn dùng ngân sách mua sắm sản phẩm Huawei, ZTE, đồng thời lập quỹ 1 tỷ USD hỗ trợ loại bỏ, thay thế thiết bị của các công ty này. Ảnh minh họa: Getty Images Hôm 27/2, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu đồng thuận cấm sử dụng nguồn quỹ liên...