Huawei sẽ phá thương vụ lịch sử ngành chip
Huawei và nhiều công ty công nghệ Trung Quốc có thể tìm cách ngăn chặn thương vụ NVIDIA mua lại ARM.
Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei, đang tác động để Cơ quan Quản lý Quy chế Thị trường Trung Quốc ( SAMR) không thông qua thương vụ NVIDIA mua lại ARM. Theo South China Morning Post, các công ty này lo ngại rằng ARM sẽ trở thành quân tốt trong cuộc tranh giành ngôi vị số một về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, và ngừng giao dịch với các đối tác Trung Quốc.
ARM là công ty cung cấp thiết kế chip cho hầu hết thiết bị điện tử trên thế giới, từ điện thoại thông minh đến siêu máy tính, NVIDIA đã đạt thỏa thuận mua lại ARM từ tập đoàn SoftBank của Nhật Bản, qua đó đặt công ty sản xuất chip này dưới quyền tài phán của Mỹ. Về cơ bản, điều này sẽ đe dọa vị thế trung lập của ARM trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn.
Jensen Huang, CEO của NVIDIA.
Vị thế của Trung Quốc
Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ bán dẫn lớn nhất thế giới, với giá trị nhập khẩu chip hàng năm rơi vào khoảng 300 tỷ USD. Do đó, quốc gia này hoàn toàn có vị thế để thông qua hoặc phủ nhận thỏa thuận.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không để giao dịch này diễn ra thuận lợi, vì việc cho phép NVIDIA mua lại ARM sẽ làm ảnh hưởng mối nguồn cung chip ARM cho Huawei”, chuyên gia phân tích Anthea Lai của Bloomberg Intelligence nhận xét.
Các thiết kế của ARM là nền tảng cho nhiều sản phẩm của Huawei, bao gồm bộ xử lý điện thoại thông minh Kirin, chip máy chủ Kunpeng và Ascend cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Chip sử dụng thiết kế của ARM là nền tảng cho nhiều thiết bị của Huawei.
Jensen Huang, giám đốc điều hành của NVIDIA tin tưởng rằng thỏa thuận mua bán của đôi bên sẽ được thông qua.
“Các cơ quan quản lý trên thế giới sẽ nhận ra sự kết hợp giữa NVIDIA và ARM là một điều tốt sau khi chúng tôi đưa ra những lập luận hợp lý”, ông Huang nhấn mạnh. “Hai công ty sẽ kết hợp và bổ sung cho nhau, qua đó tạo ra những cải tiến tốt cho thị trường”.
Thương vụ này hiện gặp phải nhiều trở ngại lớn từ các cơ quan quản lý ở những quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng tỏ ra lo ngại thương vụ này sẽ làm giảm tính cạnh tranh và đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu mới của ARM.
Dù hoàn thành cũng mất rất nhiều thời gian
SAMR vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức, nhưng sự phản đối của các công ty công nghệ Trung Quốc có thể tác động mạnh đến việc đưa ra quyết định cuối cùng. Trước đó, vào năm 2018, chính quyền Bắc Kinh được cho là đã có những tác động khiến tập đoàn Qualcomm từ bỏ việc theo đuổi thương vụ NXP Semiconductors.
“Giải quyết các vấn đề ở Trung Quốc có thể sẽ là thách thức lớn nhất và mất nhiều thời gian nhất, bởi chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng giao dịch này như một quân tốt trong cuộc chiến với Mỹ.
Điều này tương tự như những gì họ đã làm trong thương vụ Qualcomm-NXP. Vì vậy, rất khó để đưa ra các dự đoán. Tuy nhiên, có nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các điều khoản cấp phép có lợi cho những tập đoàn công nghệ của nước này”, các chuyên gia phân tích Jennifer Rie và Aitor Ortiz của Bloomberg Intelligence nhận xét.
Dù được SoftBank mua lại vào năm 2016, trụ sở của ARM vẫn nằm ở Cambridge, Anh.
Trung Quốc đã xác định rằng họ phải xây dựng ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới. Mục tiêu đó dường như sẽ không thay đổi bất chấp kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới có ra sao.
NVIDIA là nhà cung cấp bộ vi xử lý lớn cho máy tính. Các thiết kế và tập lệnh của ARM là yếu tố không thể thiếu của điện thoại thông minh, ôtô tự lái và hàng loạt thiết bị công nghệ khác. Những công nghệ này đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Công ty có trụ sở tại Cambridge, Anh đã phát triển mạnh nhờ vào tính trung lập. Họ cấp giấy phép trong lĩnh vực công nghệ cho hàng trăm công ty khác nhau và không cạnh tranh với bất kỳ ai trong số đó. Thương vụ với NVIDIA có thể làm ảnh hưởng tới tính trung lập của ARM.
Thương vụ này sẽ phải được Trung Quốc, Anh, Ủy ban châu Âu và Mỹ thông qua. Quy trình này được dự báo sẽ rất dài và phức tạp. NVIDIA và ARM đều tự tin thương vụ sẽ được thông qua, nhưng có thể phải mất 18 tháng để hoàn tất các thủ tục.
Bloomberg: Nvidia đang đàm phán để mua lại ARM với giá 32 tỷ USD
Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, Softbank đang muốn bán lại ARM
Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, Softbank đang muốn bán lại ARM - công ty thiết kế chip có trụ sở chính tại Anh, cung cấp thiết kế chip xử lý di động cho Qualcomm, Apple, Samsung và Huawei. Theo Bloomberg, Nvidia hiện đang tham gia một cuộc "đàm phán cấp cao" để có thể mua lại ARM, với giá trị hợp đồng hơn 32 tỷ USD.
Nvidia được cho là công ty duy nhất hiện tại tham gia đàm phán với Softbank, do đó thỏa thuận có thể sẽ được ký kết và công bố trong một vài tuần tới, ngay cả khi chưa có gì được hoàn tất. Nếu thỏa thuận này thành hiện thực, đây sẽ là một trong những thương vụ lớn nhất trong ngành kinh doanh chất bán dẫn.
Softbank đã mua ARM vào năm 2016, với giá là 31 tỷ USD. ARM liên tiếp tăng giá trị kể từ đó, do các thiết kế chip được sử dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp smartphone. Thậm chí, Microsoft còn tạo ra một chiếc máy tính Surface chạy Windows sử dụng chip ARM, mặc dù không mấy thành công.
Tuy nhiên gần đây, Apple cũng công khai tham vọng chuyển đổi máy tính Mac từ chip Intel sang chip ARM. Cho thấy rõ tầm quan trọng của ARM trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng Softbank lại đang gặp nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất, do đó phải đem bán ARM trong thời kỳ đỉnh cao này để củng cố tài chính.
Thương vụ thâu tóm ARM của Nvidia gặp khó Việc mua lại nhà thiết kế bán dẫn ARM từ SoftBank của Nvidia đang rơi vào vướng mắc, khi chính phủ Anh được cho là đang chuẩn bị can thiệp và ngăn chặn thương vụ nếu cần thiết. Nvidia còn nhiều vấn đề phải làm nếu muốn thâu tóm hoàn toàn ARM Theo SlashGear, lý do chính phủ Anh đưa ra đối với...