Huawei ‘quay cuồng’ với lệnh trừng phạt, ZTE quay trở lại ‘cuộc đua’ 5G
Sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ, ZTE đang có sự trở lại nhanh chóng và tung ra chiếc điện thoại thông minh tương thích 5G đầu tiên tại Trung Quốc – Axon 10 Pro vào ngày 5/8.
Axon 10 Pro của ZTE có giá 4.999 Nhân dân tệ (tương đương720 USD).
Được biết, điện thoại 5G của ZTE được trang bị chất bán dẫn từ nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ. Trong khi đối thủ cạnh tranh tại “sân nhà” của ZTE – Huawei đang phải “vật lộn” dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt của Mỹ, ZTE đã nâng cao vị thế của mình trong cuộc đua toàn cầu để xây dựng mạng 5G.
Trước khi Axon 10 Pro của ZTE, có giá 4.999 Nhân dân tệ (tương đương 720 USD) được tung ra thị trường, một cửa hàng ở Quảng Đông (Trung Quốc) đã kêu gọi khách hàng sử dụng thử các chức năng của điện thoại trong một chiến dịch bắt đầu từ hơn một tháng trước. Điện thoại Axon 10 Pro có thể tải xuống video nhanh gấp khoảng 30 lần so với các video trên mạng 4G hiện tại.
Mặc dù ZTE chưa thể tự sản xuất chip, nhưng họ có thể mua các linh kiện cốt lõi từ các nhà cung cấp ở Mỹ. Việc ra mắt Axon 10 Pro đồng nghĩa với việc ZTE đã đánh bại đối thủ cạnh tranh Huawei để trở thành nhà sản xuất điện thoại đầu tiên cho ra mắt chính thức một chiếc điện thoại thông minh 5G. Huawei dự kiến sẽ ra mắt chiếc điện thoại thông minh Mate 20 X 5G vào ngày 16/08 tới tại Trung Quốc, trong khi, sản phẩm này đã được giới thiệu tại Anh từ cuối tháng Bảy vừa qua.
ZTE cũng nhanh chóng nhận được các đơn đặt hàng cho thiết bị mạng 5G. Nhiều công ty châu Âu, Trung Đông và châu Á nằm trong danh sách các đối tác của ZTE, bao gồm nhà cung cấp Orange của Pháp, Telefonica của Tây Ban Nha và Telkomse của Indonesia.
ZTE đã phát hành điện thoại thông minh tương thích 5G đầu tiên của Trung Quốc vào ngày 5/8.
Năm 2018, ZTE chiếm 13% thị phần thiết bị viễn thông trên toàn thế giới. Công ty nghiên cứu Trung Quốc Guanyan Tianxia dự đoán, vào năm 2023, ZTE có thể tăng lên vị trí thứ hai với 24% thị phần.
Video đang HOT
Theo một nhà phân tích tại Hong Kong (Trung Quốc) quen thuộc với ngành công nghiệp truyền thông, thế mạnh của ZTE là giá cả. Cơ sở hạ tầng 5G của công ty viễn thông này có giá thấp hơn khoảng 30% so với các đối thủ khác.
Năm 2018, ZTE phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ do nước này cáo buộc ZTE cung cấp thiết bị liên lạc cho Iran và Triều Tiên trong nhiều năm. Động thái đó đã khiến công ty viễn thông này không thể tìm được các linh kiện như chất bán dẫn cho điện thoại thông minh và thiết bị mạng từ các công ty Mỹ.
Tuy nhiên, không giống như Huawei, ZTE thiếu công nghệ để phát triển các chất bán dẫn và do đó không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải “đầu hàng” trước yêu cầu của Washington. Vào tháng Bảy năm ngoái, khoảng ba tháng sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng, ZTE đã nộp khoản tiền phạt 1 tỷ USD, bổ nhiệm giám đốc điều hành mới và đưa ra một cơ quan giám sát tuân thủ nhưng quy định của Mỹ.
Tháng Sáu vừa qua, Chủ tịch ZTE Xu Ziyang nói với truyền thông Trung Quốc rằng, khi các lệnh trừng phạt được áp dụng, ngay cả khi cắt giảm chi tiêu cho các chương trình khuyến mại, công ty đã chi ít nhất 10 tỷ Nhân dân tệ cho việc nghiên cứu và phát triển 5G. Con số này vượt xa các kế hoạch ban đầu.
Với việc ra mắt điện thoại thông minh 5G đầu tiên tại Trung Quốc, thị trường đang lạc quan về “sự hồi sinh” của ZTE. Cổ phiếu của công ty viễn thông này cũng đã tăng khoảng 90% so với một năm trước.
Tuy nhiên, trang Nikkei Asian Review cho biết, sự trở lại nhanh chóng này có nguy cơ bị rơi vào tầm ngắm của Washington bởi nước này quyết tâm đảm bảo uy quyền của mình trong việc xây dựng mạng truyền thông thế hệ tiếp theo. ZTE vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ. Mỹ đã không gây áp lực lên ZTE nhiều như đối với Huawei bởi vì sự “sống còn” của ZTE vẫn nằm trong chính sách của Washington. Do đó, triển vọng cho sự phục hồi này vẫn ở trạng thái “không chắc chắn”.
Theo Thế Giới Việt Nam
Các nhà mạng Việt Nam đồng loạt ngoảnh mặt với Huawei?
Thông tin trên Nikkei Asian Review cho biết các nhà mạng của Việt Nam dường như không có ý định mua sắm các thiết bị của Huawei để xây dựng mạng 5G. Đặc biệt, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tuyên bố tự phát triển thiết bị 5G.
Viettel tuyên bố tự phát triển thiết bị 5G
Tập đoàn Viettel - nhà mạng viễn thông di động lớn nhất Việt Nam - dự định sẽ sử dụng công nghệ lõi của riêng mình để xây dựng mạng 5G. Tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước này sẽ ra mắt dịch vụ không dây siêu tốc độ vào năm 2021.
"Viettel đã đầu tư hàng triệu USD để phát triển chip 5G và đang tiếp tục phát triển các thiết bị sử dụng chip 5G đó", Nikkei Asian Review dẫn lời đại diện truyền thông Viettel.
Đại diện tập đoàn cho biết họ đặt mục tiêu thử nghiệm phiên bản đầu tiên của trạm phát sóng 5G trong năm nay, sau đó thử nghiệm mạng lưới trạm 5G vào năm 2020 và cung cấp dịch vụ vào năm 2021.
Khoảng một nửa số thuê bao di động của Việt Nam đang sử dụng các dịch vụ do Viettel cung cấp. Nhà mạng này đang sử dụng các thiết bị của châu Âu và một số thiết bị tự mình sản xuất để vận hành hệ thống mạng 4G.
Đông Nam Á là nơi đi đầu trong cuộc cạnh tranh 5G. Sự lựa chọn công nghệ của phương Tây hoặc Trung Quốc có thể tạo ra một đường phân chia trong khu vực, Nikkei Asian Review nhận định.
Trong khi Thái Lan, Philippines và các nước khác nghiêng về Huawei, Việt Nam lại theo đuổi con đường của riêng. Các công ty viễn thông lớn của Việt Nam được cho là sẽ lựa chọn công nghệ phương Tây cho dịch vụ 5G của mình.
Các kỹ sư của Viettel đã tập trung phát triển những con chip tiên tiến đặt bên trong các thiết bị lõi nhằm xử lý dữ liệu từ nhiều thiết bị được nối mạng.
Tuy nhiên, tham vọng của Viettel phát triển các chipset cho các mạng lõi có thể gặp phải thách thức lớn, vì nó đòi hỏi nhiều nỗ lực và nhiều năm để có kết quả. Họ cũng cần nhiều loại chip khác nhau để xây dựng một hệ thống đáng tin cậy.
Những công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới hiện nay như Huawei, Nokia và Ericsson vẫn dựa vào các hãng sản xuất chip gồm Intel, Xilinx, Broadcom, Skyworks, Qorvo và các hãng khác để có các con chip cao cấp cần thiết cho thiết bị 5G. Ngoài ra, Huawei đã rót hàng tỷ USD mỗi năm vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để đảm bảo vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực 5G.
Do tích lũy chưa đủ về chuyên môn, Viettel có thể chọn thiết bị do Nokia hoặc Ericsson sản xuất, tùy thuộc vào tiến trình của họ trong các thử nghiệm đang diễn ra.
"Khi tự phát triển chip 5G, Viettel đang tiếp tục tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác, đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia và đối tác cả trong và ngoài nước", đại diện Viettel cho biết.
Viettel quyết định phát triển và sản xuất các thiết bị mạng lõi "để tránh mọi rủi ro về bảo mật có thể xảy đến với mạng viễn thông quốc gia". Tập đoàn này dự định sẽ sản xuất được khoảng 80% thiết bị hạ tầng mạng lõi vào năm 2020.
Với việc Việt Nam đã đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ, một nguồn tin ngoại giao phương Tây tại địa phương nói với Nikkei rằng Việt Nam có thể ngả theo Hoa Kỳ để không mua sắm thiết bị 5G của Huawei.
VinaPhone - nhà mạng lớn thứ hai của đất nước - được cho là đang chuẩn bị hợp tác với hãng Nokia của Phần Lan. MobiFone - nhà mạng lớn thứ ba dự định hợp tác với Samsung Electronics của Hàn Quốc.
VinaPhone và Nokia đã thỏa thuận vào năm ngoái để cùng nhau phát triển các giải pháp 5G. Hai công ty cũng đang thảo luận về kế hoạch xây dựng một trung tâm Nghiên cứu Phát triển về IoT và công nghệ mạng.
Hoa Kỳ đang gây áp lực buộc các quốc gia đồng minh không mua thiết bị của Huawei, do lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng những thiết bị này để do thám. Huawei nhiều lần tuyên bố những lo ngại của Hoa Kỳ là không có cơ sở.
"Các nhà mạng Việt Nam thường thích các thương hiệu phương Tây và Huawei đang bị ảnh hưởng bởi các cáo buộc của Hoa Kỳ khiến cho sản phẩm của họ bị tẩy chay ở nhiều quốc gia", một giám đốc điều hành của một công ty công nghệ lớn ở Việt Nam yêu cầu giấu tên nói với Nikkei Asian Review.
"Trong khi Huawei đã thống trị thị trường của Việt Nam với các dịch vụ linh hoạt và giá cả cạnh tranh, cuộc đua đã thay đổi sau khi các nhà cung cấp khác, bao gồm cả Ericsson và Nokia, thay đổi chiến lược về giá của họ cho các đối tác Việt Nam", vị giám đốc điều hành nói trên cho biết. "Tuy nhiên, Huawei vẫn có cơ hội cung cấp một số loại thiết bị cho dịch vụ 5G tại Việt Nam".
Về phía Huawei, CEO tại thị trường Việt Nam nói rằng họ không thể bị đánh bại. "Huawei sẽ cung cấp công nghệ và giải pháp tốt hơn, đồng thời hỗ trợ tài chính cho các nhà khai thác địa phương để triển khai 5G", ông này nói.
Theo Nikkei Asian Review
Huawei tự tin sẽ thắng thầu cung cấp thiết bị 5G ở Việt Nam Tập đoàn Huawei Technologies (Trung Quốc), nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vẫn tự tin về khả năng thắng các gói thầu cung cấp thiết bị xây dựng mạng lưới 5G cho các nhà mạng Việt Nam giữa lúc các thiết bị của tập đoàn này đang khiến các nước phương Tây lo ngại về các rủi ro...