Huawei nhận thêm đòn đánh từ Mỹ
Các quyết định gây bất lợi cho Huawei liên tục được chính quyền ông Trump đưa ra, đẩy tương lai của gã khổng lồ công nghệ này vào trong bất định.
Các quy định mới được Tổng thống Donald Trump đưa ra hôm 13/8 được đánh giá là “đổ thêm dầu vào lửa” cho mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa chính quyền Mỹ và Trung Quốc.
Theo đó, chính phủ Mỹ sẽ không được sử dụng dịch vụ hoặc hàng hóa của các doanh nghiệp tư nhân sở tại nếu các doanh nghiệp này sử dụng thiết bị từ 5 công ty Trung Quốc, Reuters dẫn lời một quan chức từ chính quyền ông Trump.
5 cái tên này bao gồm Huawei Techonologies, công ty lĩnh vực viễn thông ZTE, nhà sản xuất máy ảnh Hangzhou Hikvision Digital Technology, công ty lĩnh vực thiết bị an ninh giám sát Zhejiang Dahua Technology và hãng sản xuất thiết bị vô tuyến Hytera Communications.
Trước áp lực từ chính phủ Mỹ, Huawei đã bị nhiều quốc gia trên thế giới quay lưng.
Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen giao dịch công nghệ, cắt đường sử dụng dịch vụ Google trên smartphone Huawei. Một năm sau, Mỹ lại hạn chế các công ty bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ bán hàng cho Huawei.
Theo Nikkei Asian Review, kể từ vòng trừng phạt đầu tiên ban hành năm 2019 bởi chính phủ Mỹ, theo đó cấm các cơ quan chính phủ mua hoặc gia hạn hợp đồng với 5 công ty Trung Quốc dựa trên đạo luật quốc phòng ký năm 2018, cả 5 công ty công nghệ này vẫn tiếp tục đưa ra các báo cáo kinh doanh tương đối khả quan.
Phía Hikvision cho biết lệnh trừng phạt ban đầu của chính quyền ông Trump không thực sự có tác dụng vì bản thân công ty không có hoạt động kinh doanh trực tiếp với chính phủ nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đòn giáng mới nhất mà chính phủ Mỹ dành cho các công ty công nghệ Trung Quốc được dự đoán sẽ đẩy mức độ căng thẳng của “chiến tranh công nghệ” lên một cấp độ mới. Giới chức Washington đồng thời cũng cân nhắc khả năng kéo dài thêm lệnh cấm xuất khẩu công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc.
Theo thống kê của công ty an ninh Mỹ Forescout Technologies, khoảng 67.000 thiết bị viễn thông do Huawei sản xuất đang được nhiều doanh nghiệp tư nhân tại Mỹ sử dụng chỉ tính riêng trong tháng 7/2020, trong đó lĩnh vực sản xuất và chăm sóc sức khỏe có đến 30.000 thiết bị.
Ngoài ra, Forescout còn tìm thấy 64.000 camera giám sát Hikvision, 3.000 thiết bị của Dahua và 4.000 thiết bị do ZTE sản xuất được sử dụng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả những tổ chức giáo dục và tài chính.
Giờ đây, những công ty tham gia đấu thầu hợp đồng liên bang sẽ phải tuyên bố bằng văn bản rằng họ không sử dụng các sản phẩm cung cấp bởi những công ty nằm trong danh mục cấm. Quy định này được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 800 công ty của Nhật Bản đang hợp tác với chính phủ Mỹ như NTT Data hay Sharrp.
“Các quy tắc có thể sẽ chỉ áp dụng với những công ty có trụ sở tại Mỹ, sẽ không có vấn đề gì nếu họ có trụ sở bên ngoài quốc gia này”, một nguồn tin từ Huawei cho biết.
Thiếu Huawei, nhiều doanh nghiệp sẽ phải lên kế hoạch phát triển nội bộ hoặc bắt tay với các đối tác ngoài Trung Quốc.
Khi lệnh cấm xuất khẩu công nghệ Mỹ đối với Huawei hết hạn, chính quyền ông Trump sẽ xem xét và đưa ra quyết định có nên thắt chặt thêm lệnh trừng phạt hay nữa không. Bộ Thương mại Mỹ cũng đã nhiều lần gia hạn lệnh trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc, rất có thể đây sẽ là lần gia hạn cuối cùng và lệnh trừng phạt cũ sẽ sớm được kết thúc trong tháng 8/2020.
Bộ Thương mại cũng đã cho phép các công ty Mỹ tiếp tục kinh doanh với Huawei nhằm duy trì dịch vụ Internet hoặc điện thoại, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ dần thay thế những thiết bị của những nhà cung cấp trong danh sách đen. Theo ước tính của một công ty tư nhân, khoảng 25% công ty viễn thông khu vực nông thôn vẫn đang sử dụng các thiết bị của Huawei hoặc ZTE.
“Các doanh nghiệp nên tính tới phương án phát triển nội bộ hoặc hợp tác với các công ty phương Tây”, Kojiro Fujii, cộng sự của công ty luật Nishimura & Asahi chia sẻ.
Một lệnh cấm mới được chính quyền ông Trump ban hành sẽ là dấu hỏi lớn cho tương lai của hệ điều hành Android cũng như các ứng dụng của Google đối với những sản phẩm smartphone Huawei. Tháng 2/2020, gã khổng lồ Google cho biết sẽ vẫn tiếp tục hợp tác với nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei để cung cấp các bản cập nhật hệ điều hành Android trên những thiết bị đã được bán trước lệnh cấm vào tháng 5/2019 và “sẽ tiếp tục làm như vậy nếu được phép”.
Apple sẽ 'an toàn' nếu Trung Quốc trả đũa Mỹ
Apple có thể không bị tác động nhiều nếu Bắc Kinh đáp trả vụ Wasington cấm Huawei dùng chip xử lý gốc Mỹ do còn những ràng buộc nhất định.
Ngày 15/5, chính quyền Tổng thống Donald Trump ra quyết định áp đặt lệnh trừng phạt mới cho Huawei, yêu cầu các doanh nghiệp dùng phần mềm hoặc thiết bị của Mỹ để sản xuất và bán chip cho hãng viễn thông Trung Quốc phải có giấy phép. Như vậy, các công ty như TSMC chỉ được phép bán chip xử lý cho Huawei trong tối đa 120 ngày tới theo quy định mới.
Apple đóng nhiều vai trò quan trọng tại Trung Quốc, trong đó tạo hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho nước này.
Đáp lại, phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng "đàn áp" Huawei, đồng thời nhấn mạnh sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa mạnh tay. Theo Thời báo Hoàn cầu, một trong những biện pháp đó là đưa các doanh nghiệp Mỹ như Qualcomm, Cisco, Apple... vào danh sách "thực thể không đáng tin cậy", đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với những trở ngại khi kinh doanh tại Trung Quốc, bao gồm những vấn đề liên quan đến pháp lý và hành chính. Thậm chí, những doanh nghiệp trên có thể bị điều tra theo luật Chống độc quyền.
Apple là một trong số ít doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thành công những năm qua, khi doanh thu bán hàng từ quốc gia đông dân nhất thế giới chiếm 16% trong quý III/2019. Đây cũng là nơi mà hầu hết iPhone được lắp ráp, thông qua đối tác Foxconn, và cũng là phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của "quả táo" trên toàn cầu.
Việc di chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã được Apple tính đến từ lâu, bằng chứng là công ty đã sản xuất AirPods và cáp Lightning tại Việt Nam, cũng như một lượng nhỏ iPhone tại Ấn Độ. Theo CNBC, hãng cũng đang xem xét chuyển 15 - 30% sản lượng sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ không muốn mạo hiểm đẩy nhanh tiến độ mà Apple đang thực hiện, nhất là khi công ty vẫn sử dụng hàng trăm nghìn công nhân để sản xuất thiết bị thông qua đối tác lắp ráp.
"Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những cơn gió thổi ngược, khi các công ty như Apple đang muốn tìm cách đa dạng hóa cơ sở sản xuất của họ", Neil Shah, Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint Research, nói với CNBC. "Nếu chính quyền Trung Quốc mạnh tay với Apple, nó sẽ gián tiếp khiến Foxconn tìm giải pháp sản xuất thay thế bên ngoài đất nước".
Bên cạnh đó, Apple hiện có 42 cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc, cùng rất nhiều đối tác phân phối sản phẩm. Năm ngoái, công ty cho biết có khoảng 2,5 triệu nhà phát triển Trung Quốc đang tham gia App Store. Kể từ khi cửa hàng ứng dụng này ra mắt tại Trung Quốc năm 2010, nhà phát triển nước này đã kiếm được hơn 200 tỷ nhân dân tệ (28,1 tỷ USD). "Cấm Apple sẽ tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến nền kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ phải suy nghĩ nếu mục tiêu trả đũa là Apple", Shah nói.
Thực tế, Apple đang xây dựng mối quan hệ khá tốt với chính quyền Trung Quốc. Công ty cũng ít khi làm trái pháp luật nước này, chẳng hạn gỡ bỏ ứng dụng bản đồ bản đồ HKmap Live được người Hong Kong sử dụng để theo dõi các cuộc biểu tình, hay loại nhiều ứng dụng mạng riêng ảo (VPN) - phần mềm dùng để vượt "tường lửa" tại Trung Quốc.
"Tôi không nghĩ Bắc Kinh sẽ gây tác động đến Apple. Có thể có một số nỗ lực tẩy chay thương hiệu đến từ người dùng, nhưng nó không đủ lớn", Paul Triolo, CEO Eurasia Group, nhận định.
Đây không phải lần đầu Apple bị kẹt lại trong cuộc chiến giữa Mỹ và Huawei. Năm ngoái, sau khi bị đưa vào Danh sách thực thể, một số tờ báo và cơ quan truyền thông Trung Quốc tuyên bố sẽ không mua sản phẩm của "Quả táo" nữa. Tuy vậy, phản ứng đó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và cũng không gây ảnh hướng quá nhiều đến Apple.
Theo các chuyên gia, Apple sẽ vẫn thực hiện việc trả đũa Mỹ, nhưng sẽ nhắm đến các công ty công nghệ khác thay vì Apple, hoặc có các động thái khôn ngoan hơn. "Dựa trên những phát biểu từ các quan chức Trung Quốc, Bắc Kinh có thể tiến hành một số cuộc điều tra về hành vi chống độc quyền và tuân thủ luật an ninh mạng đến công ty Mỹ. Tuy vậy, việc này sẽ được thực hiện theo cách linh hoạt để làm xoa dịu các nhà hoạt động truyền thông xã hội - những người đòi chính phủ phải có những phản ứng mạnh mẽ sau khi Mỹ cấm Huawei - nhưng không 'đầu độc' thêm môi trường kinh doanh cho các công ty nước ngoài", ông Triolo nói.
Ngoài ra, chuyên gia này cũng dự đoán các công ty Mỹ bị Trung Quốc đưa vào danh sách "không đáng tin cậy" thực ra đã chịu một số hạn chế từ trước. Điều đó vừa có thể xoa dịu dư luận trong nước, vừa hạn chế làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra nước ngoài.
Kế hoạch chặn nguồn cung chip cho Huawei có một lỗ hổng nghiêm trọng và quan chức Mỹ đang tìm cách bít nó lại Dù quy định mới đã chặn được hoạt động gia công chip cho Huawei, nhưng nó có một kẽ hở có thể cho phép Huawei vẫn có được các con chip mình muốn. Cho dù các quy định mới của Bộ Thương mại Mỹ đã gây ra nhiều khó khan cho nguồn cung chip của Huawei. Chúng đã buộc TSMC phải hủy một...