Huawei muốn Mỹ đàm phán với hãng để có thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
Giám đốc cấp cao của hãng công nghệ lớn Trung Quốc cho biết hôm 10.9 rằng chính phủ Mỹ cần đàm phán với Huawei Technologies để có thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Theo Bloomberg, người đưa ra đề nghị trên là giám đốc an ninh Huawei Andy Purdy. Ông Purdy nói: “Bạn có thể tưởng tượng được một thỏa thuận thương mại mà chính phủ Mỹ không đồng ý đàm phán với chúng tôi không? Tôi không thể”.
Huawei đã và đang là tâm điểm cho căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Một số người xem doanh nghiệp này là con bài mặc cả trong cuộc đàm phán giải quyết chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Quyết định chặn Huawei mua công nghệ, linh kiện “made in USA” hiện cắt đứt doanh nghiệp Trung Quốc khỏi nhiều nguồn cung ứng quan trọng, từ bộ chip của Qualcomm cho đến hệ điều hành Android của google.
Điện thoại màn hình gập Huawei Mate X 5G
Video đang HOT
Mỹ nhiều lần kêu gọi các nước và doanh nghiệp từ chối công nghệ của Huawei trong thế hệ mạng không dây kế tiếp, nói với nhiều đồng minh rằng việc dùng thiết bị Huawei có thể khiến dữ liệu của công dân họ đứng trước rủi ro. Huawei đến nay liên tục phủ nhận hành vi sai trái và cáo buộc Mỹ chỉ trích mình vì lý do chính trị.
Purdy cho rằng việc Washington mạnh tay với Huawei cũng đang làm tổn thương doanh nghiệp, người lao động Mỹ nhiều hơn là doanh nghiệp mình. Ông cho hay công ty đã chi 11 tỉ USD cho nguồn cung từ Mỹ vào năm ngoái và khoảng 40.000 việc làm Mỹ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của Huawei.
“Huawei muốn có cơ chế minh bạch để đánh giá thiết bị của mình và của các đối thủ cạnh tranh. Cách xác minh minh bạch sẽ tạo dựng niềm tin. Chúng tôi không đề nghị mình được phép bán sản phẩm mà không bị xem xét kỹ. Chúng tôi tin rằng mọi người nên được xem xét cẩn thận”, sếp Huawei nói.
Theo Thanh Niên
CEO Huawei: 'Sẽ có cuộc chiến mới với Mỹ'
Người sáng lập Huawei Technologies dự báo vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) sẽ là trận địa mới trong cuộc chiến giữa hãng công nghệ này với chính phủ Mỹ.
Theo Financial Times, trong thời gian qua Huawei đã phát triển chip và phần mềm để các công ty kết nối nhà máy sản xuất với Internet, sử dụng cảm biến để tự động hóa và giám sát dây chuyền sản xuất.
Năng lực sản xuất của Trung Quốc đem lại cho Huawei lợi thế thị trường lớn trong lĩnh vực công nghệ mới mẻ này và khả năng thiết lập tiêu chuẩn IoT toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc ước ngành công nghiệp IoT trị giá 44 tỷ USD vào năm ngoái và tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm.
"Mỹ sẽ tuyên chiến trong lĩnh vực IoT", Financial Times dẫn lời CEO Huawei Nhậm Chính Phi nhận định. Ông cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa IoT vào tầm ngắm khi Huawei chiếm lĩnh thị trường này.
Ông Nhậm Chính Phi dự đoán về diễn biến chiến tranh thương mại với Mỹ.
"Hãy cứ để họ tuyên chiến", ông Nhậm thách thức.
Huawei không hề giấu mục tiêu chiếm lĩnh thị trường IoT toàn cầu và đặt ra các tiêu chuẩn cho thị trường này. "Qualcomm chưa làm gì đáng kể với IoT, trong khi chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu", ông Nhậm nhấn mạnh.
Ở thời điểm hiện tại, thị trường IoT còn rất rộng mở, chưa có một công ty nào chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng Huawei đã có một số lợi thế nhất định khi có hệ thống sản phẩm đa dạng nhất.
"Từ chip đầu cuối cho đến hệ điều hành, hệ thống mạng, nền tảng, bảo mật, phân tích dữ liệu, Huawei có khả năng toàn diện", Milly Xiang, chuyên gia phân tích tại Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, nhận định.
Huawei cũng kỳ vọng lợi thế trong lĩnh vực 5G sẽ giúp hãng này chiếm ưu thế trên thị trường IoT. Tập đoàn Trung Quốc hiện là hãng sở hữu số bản quyền sáng chế 5G nhiều nhất thế giới.
Hồi tháng 5, chính phủ Mỹ đưa Huawei vào "danh sách đen" vì quan ngại an ninh quốc gia. Tuy nhiên tuần trước Tổng thống Trump thông báo các công ty Mỹ sẽ được bán thiết bị trở lại cho Huawei.
Theo Zing
Huawei gặp khó khăn giúp một số đối thủ tiết kiệm chi phí Việc Huawei Technologies bị đưa vào danh sách đen của Mỹ đã giúp cho nhiều đối thủ của hãng công nghệ Trung Quốc tiết kiệm chi phí sản xuất. Theo DRAMeXchange, chi nhánh nghiên cứu thị trường bộ nhớ của TrendForce, ngành sản xuất bộ nhớ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Riêng sự kiện...