Huawei muốn mở rộng người dùng hệ điều hành Nga
Gã khổng lồ Huawei của Trung Quốc dự định dùng hệ điều hành Aurora của Nga cài đặt vào máy tính bảng để điều tra dân số Nga.
Reuters mới đây trích dẫn các nguồn tin cho biết, gã khổng lồ công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc đang bắt đầu đàm phán với Nga về khả năng cài đặt hệ điều hành Aurora của Nga trên các máy tính bảng của mình để tiến hành điều tra dân số Nga vào năm tới.
Đây là dự án thí điểm, Huawei có thể sẽ dùng 360.000 máy tính bảng cài đặt hệ điều hành Aurora và thực hiện các cuộc điều tra dân số.
Người phát ngôn của Huawei cho biết, công ty này đang đàm phán với Bộ Truyền thông Nga song không cho biết rõ thông tin.
Chủ sở hữu của Aurora là nhà điều hành viễn thông nhà nước Nga – Rostelecom. Đây là nhà thầu duy nhất mua máy tính bảng Huawei để tổ chức tổng điều tra dân số ở Nga vào tháng 10 tới. Họ đang cân nhắc về loại máy tính bảng sẽ được sử dụng trong dự án hợp tác với Huawei.
Các lựa chọn hợp tác khác của Huawei đang được xem xét bởi Bộ Truyền thông Nga.
“Chúng tôi chưa thể tiết lộ chi tiết bởi các điều khoản về bảo mật” – thông cáo của Rostelecom trả lời Reuters nêu rõ.
Hợp tác mới của Huawei mang đến cơ hội mở rộng hệ điều hành của Nga tới nhiều người dùng hơn. Aurora là hệ điều hành duy nhất do nước Nga tự phát triển, tuy nhiên đến nay hệ điều hành này vẫn chưa được sử dụng trên bất kỳ thiết bị di động nào.
Sự hợp tác sắp tới đây không chỉ là một hợp đồng làm ăn, mà nó còn là phép thử quan trọng để đánh giá xem hệ điều hành này có thể thay thế cho Android hay không.
Video đang HOT
Khả năng hợp tác giữa Huawei và nền tảng di động Aurora của Nga đã được thông qua ở cấp cao nhất. Hồi tháng 6 năm nay, trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg, ông đã thống nhất cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí về sự hợp tác này.
Truyền thông Nga và Trung Quốc mới đây cũng tiết lộ, Chủ tịch luân phiên của Huawei Gou Ping và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Thông tin Nga Konstantin Noskov đã thảo luận về khả năng hợp tác của Huawei với các công ty và cơ quan chính phủ Nga trong việc sử dụng hệ điều hành di động của Nga.
Huawei sẽ dùng hệ điều hành của Nga trên máy tính bảng để điều tra dân số Nga.
Thậm chí, có thông tin cho rằng, công ty Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm hệ điều hành mới: “Huawei đã chạy thử Aurora trên các thiết bị của mình”.
Tuần trước, Huawei cho biết, các hạn chế thương mại của Mỹ có thể cắt giảm doanh thu của hãng này lên tới khoảng 10 tỷ USD trong năm nay.
Ngoài hợp tác sử dụng hệ điều hành của Nga, Huawei đang dự tính sẽ phát triển riêng hệ điều hành của mình mang tên quốc tế là Harmony OS. Tuy nhiên, khả năng Huawei sử dụng Harmony OS để thay thế Android là rất thấp.
Ngoài việc chuyển các thiết bị Huawei từ hệ điều hành Android sang Aurora, các bên đã thảo luận về việc bản địa hóa sản xuất một số thiết bị Huawei tại Liên bang Nga.
Bên cạnh đó, Huawei cũng đã khởi động một dự án thí điểm 5G với công ty viễn thông Nga MTS.
Một số nhà quan sát cho rằng, Aurora là lựa chọn không tồi của Huawei bên cạnh nền tảng HongMeng OS do hãng này tự phát triển. Cả hai có thể là sự lựa chọn hợp lý nhằm giảm phụ thuộc vào công nghệ Mỹ trong tương lai.
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là phương án dự phòng của Huawei. Gã khổng lồ Trung Quốc vẫn kỳ vọng thương chiến Mỹ- Trung sẽ sớm được giải quyết.
Theo Đất Việt
Huawei dùng hệ điều hành Aurora của Nga để thay thế cho Android
Ấn phẩm The Bell mới đây đã cho biết, để đối phó với các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc có thể thay thế hệ điều hành Android trên các điện thoại thông minh của mình bằng hệ điều hành Aurora của Nga.
ảnh: TASS.ru
Trung Quốc đã dùng thử nghiệm các thiết bị của mình trên hệ điều hành Aurora của Nga được cài đặt sẵn.
Chủ đề này đã được thảo luận bởi Giám đốc điều hành của Huawei, ông Guo Ping và ông Konstantin Noskov, Bộ trưởng Bộ phát triển và liên lạc kỹ thuật số của Liên bang Nga trước thềm Diễn đàn kinh tế quốc tế St.Petersburg (SPIEF).
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đề cập tới vấn đề này trong các cuộc hội đàm giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, kế hoạch sản xuất chung chíp và phần mềm cho các thiết bị Huawei cũng đang được Nga xem xét. Kế hoạch hợp tác giữa hai nước còn phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán. Về phía Huawei chưa đưa ra bình luận chính thức nào về vấn đề này.
Hiện Công ty Rostelecom của Nga đang phát triển hệ điều hành Auroratrên cơ sở hệ điều hành Sailfish OS của Phần Lan. Sailfish ban đầu được chế tạo bơỉ công ty Jolla (công ty được tách ra từ Nokia) như một hệ điều hành thay thế cho iOS và Android.
Đầu tháng 6, có thông tin cho rằng Huawei đã mua lại công nghệ trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt từ nhà sản xuất Nga "Vokord".
Vào ngày 5/6, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga, Huawei đã ký thỏa thuận với một công ty công nghệ Nga về việc phát triển công nghệ 5G và ra mắt thí điểm các mạng truyền thông thế hệ thứ năm ở Nga vào năm 2019-2020.
Như đã biết, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen bởi Mỹ cho rằng Huawei đã tham gia vào các hoạt động trái với lợi ích chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ. Công ty này bị cáo buộc đã cung cấp dịch vụ cho Iran trong việc lách các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Mỹ. Tuy nhiên, Huawei liên tiếp phủ nhận các cáo buộc rằng sử dụng sản phẩm của hãng sẽ dẫn đến rủi ro về an ninh, và nói hãng là độc lập với chính phủ Trung Quốc.
Sau khi Huawei bị đưa vào danh sách đen của chính phủ Mỹ, Google đã tuyên bố không hợp tác với tập đoàn này nữa. Điều này đồng nghĩa với việc Huawei sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ thống Android đã được cài đặt trên các điện thoại thông minh của hãng trước đây.
Ngoài ra, một loạt các tập đoàn công nghệ thông tin lớn khác cũng đã chấm dứt quan hệ hợp tác với Huawei như Western Digital, Intel, Qualcomm, ARM, Microsoft,...
Washington đánh vào Huawei diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại vẫn đang nóng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có cuộc thương chiến dữ dội từ năm ngoái, với cả hai phía áp hàng trăm tỷ đô la thuế lên hàng hóa của nhau.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã tuyên bố, Huawei có thể là một phần trong thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo Thời Đại
Gia hạn lệnh cấm với Huawei: Chính sách cây gậy và củ cà rốt của tổng thống Donald Trump Việc Mỹ 'gia hạn' lần 2 cho Huawei thêm 90 ngày là điều đã được dự đoán trước bởi ngay từ lúc bắt đầu lệnh cấm, Mỹ đã áp dụng chính sách cây gậy và củ cà rốt với Huawei. Cẳng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đẩy lên đỉnh điểm sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ với...