Huawei lên ‘đám mây’ để tìm đường sống
Điện toán đám mây – bộ phận tăng trưởng nhanh của Huawei vẫn có thể tiếp cận chip Intel, bất chấp lệnh cấm của Mỹ.
Huawei đang tập trung vun đắp cho đám mây, bộ phận vẫn có quyền tiếp cận chip của Mỹ, để bảo toàn sự sống.
Mảng điện toán đám mây của Huawei xếp sau Alibaba và Tencent nhưng phát triển khá nhanh. Đầu năm nay, nó để lại dấu ấn không thua kém mảng smartphone và thiết bị viễn thông của Huawei.
Theo nguồn tin của Financial Times, mảng đám mây là chìa khóa để Huawei ổn định thị trường nội địa do Bắc Kinh đang tăng cường hỗ trợ công ty thông qua các hợp đồng công.
Video đang HOT
Một số người thạo tin tiết lộ Huawei đặt mục tiêu cung cấp nhiều giải pháp và sản phẩm đám mây với chất lượng tốt hơn để bù đắp cho tình trạng gián đoạn nguồn cung chip smartphone và viễn thông.
Huawei cần thay đổi mục tiêu vì triển vọng smartphone và sản phẩm điện tử tiêu dùng khác của hãng trở nên “vô vọng” sau khi Mỹ ban lệnh cắt đứt khả năng mua bán chip di động. Bộ phận tiêu dùng đóng góp tới một nửa doanh thu 122 tỷ USD năm 2019.
Trong khi đó, nhà cung ứng thiết bị bán dẫn cần thiết cho đám mây vẫn được phép bán hàng cho Huawei. Linh kiện khác cũng có sẵn trên thị trường tự do. Năm 2019, Intel ký hợp đồng bán CPU dùng trong máy chủ Huawei.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm vận thương mại, hàng trăm doanh nghiệp Mỹ đổ xô xin giấy phép bán hàng tạm thời. Bất chấp Mỹ ra thêm nhiều hạn chế kể từ năm ngoái, các giấy phép này vẫn còn hiệu lực. Quan chức Bộ Thương mại Mỹ xác nhận lệnh cấm không có tác dụng với các giấy phép cấp trước ngày 17/8.
Năm ngoái, giấy phép chủ yếu tập trung vào thiết kế chip và phần mềm vì toàn ngành không ngờ được Washington sẽ đánh vào toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả sản xuất. Dù vật, một số hãng, trong đó có Intel, vẫn xin được giấy phép riêng và có thể cung ứng chip cho Huawei. Nhờ đó, Huawei sẽ dùng chip Intel để thay thế cho Kunpeng và Ascend, hai CPU đám mây mà công ty tự phát triển dựa trên thiết kế từ ARM, vốn không còn được sản xuất vì lệnh cấm của Mỹ.
Các linh kiện khác như mạch tích hợp để quản lý điện năng, memory chip… có thể mua qua các công ty thương mại khác như WPG, nhà phân phối linh kiện bán dẫn lớn nhất châu Á.
Lenovo đẩy mạnh dịch vụ trên nền tảng đám mây
Tập đoàn Lenovo vừa giới thiệu gói công cụ Lenovo Managed Services (Các dịch vụ được quản lý của Lenovo), phát triển dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật của Microsoft và được cấp phát thông qua mô hình gián tiếp của Lenovo.
Lenovo Managed Services sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phòng tránh được những rủi ro quản lý
Lenovo Managed Services có hai sản phẩm CSP (Cloud Solution Provider) Managed Services và Endpoint Managed Services, bao gồm toàn bộ dịch vụ được quản lý dựa trên đám mây giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất công việc, tiết kiệm thời gian nhờ khả năng cộng tác xuyên suốt và an toàn hơn, giúp bảo vệ doanh nghiệp trước các sự cố bảo mật đe dọa hoạt động kinh doanh.
Lenovo Managed Services cũng bao gồm cả nền tảng sẵn sàng hoạt động dành cho đối tác kênh, cung cấp các công cụ và khả năng linh hoạt trong việc bán hàng chung và quản lý một cách chuyên nghiệp nền tảng Microsoft 365, dịch vụ đám mây Lenovo và danh mục dịch vụ giá trị gia tăng riêng của các đơn vị này.
Mỗi giải pháp trong gói công cụ Lenovo Managed Services có mức hỗ trợ khác nhau để từ đó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chọn lựa dựa trên nhu cầu với mức chi phí hằng tháng tiện lợi.
Ở mức cơ bản, CSP Managed Services được thiết kế giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nền tảng Microsoft 365 thông qua tinh giản thao tác bảo trì và hỗ trợ tốn thời gian từ đội ngũ CNTT để có thời gian tập trung vào các sáng kiến chiến lược.
Thông qua đó, Lenovo sẽ quản lý tất cả tài khoản Microsoft 365 cấp phép cho doanh nghiệp, đưa lên đám mây và cấu hình thuộc tính ứng dụng thông qua Microsoft Outlook và Teams. Khách hàng sử dụng CSP Managed Services sẽ được hỗ trợ kỹ thuật 24/7 bằng ngôn ngữ bản địa.
Trong khi đó, Endpoint Managed Services là dịch vụ nâng cao trong danh mục CNTT được quản lý dựa trên nền tảng đám mây mới của Lenovo. Dịch vụ này không chỉ gồm tất cả tính năng của CSP Managed Services mà còn cung cấp các lợi ích hỗ trợ và bảo mật nâng cao giúp giảm thời gian ngừng hoạt động (downtime) và hạn chế các nguy cơ bảo mật.
CSP Managed Services được cung cấp trước tiên tại Úc và Bắc Mỹ từ tháng 7.2020, trong khi Endpoint Managed Services có mặt tại các thị trường này từ tháng 10.2020. Giai đoạn mở rộng sang các thị trường toàn cầu sẽ bắt đầu trong năm 2021.
Doanh nghiệp Việt chiếm lĩnh thị trường đám mây trong nước sẽ tăng nhanh Dù còn đang mới bắt đầu làm chủ công nghệ nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp Việt chiếm lĩnh được thị trường trong nước được dự đoán sẽ tăng nhanh. Doanh nghiệp cloud Việt có nhiều lợi thế Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường điện toán đám mây (cloud) tại Việt Nam hiện còn khá mới mẻ và vẫn có...