Huawei Kirin A1: Thế hệ chip đầu tiên dành cho thiết bị đeo trang bị Bluetooth 5.1
Vào ngày 6/9, Huawei chính thức công bố dòng chip hỗ trợ Bluetooth 5.1 đầu tiên dành cho smartwatch, hứa hẹn sẽ trang bị trên các thiết bị đeo Huawei FreeBuds 3 và Huawei Watch GT 2 trong thời gian tới.
Theo tuyên bố chính thức của Huawei, chip Kirin A1 có thiết kế nhỏ gọn so với chip Kirin 990 và Apple H1 mới được ra mắt gần đây. Trong đó, Kirin A1 cho hiệu suất cao hơn 30%, đồng thời tiết kiệm điện năng hơn 50% và sở hữu kích thước nhỏ gọn đến 95% so với chip không dây Apple H1 trên AirPods 2.
Thêm vào đó, chip Kirin A1 cũng đạt chuẩn công nghệ Bluetooth 5.1 và chuẩn BLE 5.1 (Bluetooth Low Energy). So với những dòng chip khác trên thị trường, Kirin A1 sử dụng công nghệ truyền dữ liệu Bluetooth kênh đôi đồng bộ với độ trễ thấp hơn và kiến trúc năng lượng tiên tiến, hứa hẹn cung cấp hiệu suất tối ưu.
Những linh kiện chính bên trong của chip Kirin A1 gồm: AP, RAM, Bluetooth, DSP, Ma trận cảm biến, Module quản lý nguồn, v.v … Vì thế, dòng chip mới này đạt hiệu suất cao, kết nối ổn định và khả năng chống nhiễu vượt trội.
Ngoài ra, nhờ trang bị công nghệ truyền tải Bluetooth mới nhất, giúp truyền tải nhanh chóng giữa các thiết bị theo thời gian thực, lên tới 6,5Mb/giây và hỗ trợ âm thanh độ phân giải siêu cao Bluetooth (BT-UHD) lên tới 2,3 Mb/giây.
Cuối cùng, Huawei cho biết chip Kirin A1 sẽ được sử dụng rộng rãi cho những thiết bị đeo như tai nghe không dây, tai nghe, tai nghe đeo cổ, loa thông minh, kính thông minh và đồng hồ thông minh. Vì vậy, với sự ra mắt của con chip này, Huawei thể hiện tham vọng mạnh mẽ đối với thị trường thiết bị đeo đầy tiềm năng này.
Video đang HOT
Theo FPT Shop
Huawei đã đoán trước việc bị cấm sử dụng Android từ bảy năm trước
Các lãnh đạo của Huawei đã sớm nhìn ra tương lai bị Mỹ cấm vận. Một trong những vấn đề nhức nhối nhất với họ là lầy gì thay thế cho Android của Google.
Bảy năm trước, ông Nhậm Chính Phi đã tập hợp các lãnh đạo cao nhất của Huawei để họp kín. Nhiệm vụ đặt ra cho cả nhóm là lên ý tưởng một phương án thay thế cho hệ điều hành Android, vốn đang phát triển mạnh mẽ và được cài đặt trên chính thiết bị Huawei. Họ giả định rằng Huawei có thể bị thiệt hại nếu bị Mỹ cấm vận trong tương lai, khi quá lệ thuộc vào hệ điều hành (OS) nước ngoài.
Tất cả đều đồng ý rằng tự xây dựng một điều hành độc quyền là cần thiết. Một nhóm chuyên gia về OS được tập hợp trong điều kiện bảo mật ở mức cao nhất, bao gồm cả Eric Xu Zhijun, một trong ba vị chủ tịch luân phiên của công ty. Một khu vực chuyên biệt khác trong Huawei được thành lập, dành riêng cho nhóm hoạt động, chỉ có các nhân viên có thẻ đăng ký trước mới có thể truy cập khu vực tối mật này. Tất cả điện thoại cá nhân phải để ở ngoài, không được phép mang vào trong.
Ban lãnh đạo Huawei đã sớm nhìn ra viễn cảnh bị chặn truy cập hệ điều hành Android
Dự án phát triển OS độc quyền trở thành một phần của Phòng lab 2012, có chức năng nghiên cứu các công nghệ mang tính đổi mới cao. Nơi đây cũng tập hợp các học giả, nhà nghiên cứu làm việc cho Huawei. Nhiệm vụ của họ chỉ đơn giản là "đốt tiền", với hàng tỷ nhân dân tệ được chi để theo đuổi các dự án mà không cần phải mang về lợi nhuận trong thời gian ngắn. Hầu như thành quả nghiên cứu của phòng lab không được biết đến, thậm chí sự tồn tại của nó cũng chỉ vừa được Huawei thừa nhận.
Người phát ngôn hãng smartphone lớn thứ hai thế giới cho hay: "Như chúng tôi đã lưu ý từ trước, Huawei thực sự có phương án dự phòng nhưng nó chỉ được khởi động hoàn cảnh không thuận lợi. Chúng tôi hỗ trợ đầy đủ cho hệ điều hành của đối tác, Huawei thích sử dụng nó và khách hàng của chúng tôi cũng thế". Huawei nhấn mạnh rằng Android và Windows vẫn là ưu tiên số một. Họ sẽ làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo lợi ích của khách hàng.
Ngài Nhậm Chính Phi tự tin họ đã chuẩn bị kỹ càng cho giai đoạn cấm vận này
Và những gì mà Huawei tuyên bố không hề nói suông. Chính ngài Nhậm đã xác nhận rằng họ đã phát triển trước hệ điều hành riêng, có thể dùng cho cả smartphone lẫn laptop đề phòng trường hợp không thể truy cập hệ điều hành do các công ty Mỹ cung cấp.
Mọi chuyện được đưa ra ánh sáng sau khi Mỹ chính thức cấm vận Huawei, khiến Google và Microsoft không còn lựa chọn nào ngoài dừng cấp cho Huawei quyền truy cập vào hệ điều hành của họ. Huawei có 90 ngày hoãn thi hành để duy trì hỗ trợ với các thiết bị sẵn có, sau đó họ sẽ bị chặn hoàn toàn.
Hệ điều hành của Huawei dựa trên một microkernel gọn nhẹ, có thể điều chỉnh nhanh chóng. Các kỹ sư Huawei cũng đã nghiên cứu rất kỹ Android và iOS để có thể học hỏi tối đa từ người Mỹ. Một trong những thách thức lớn nhất của hệ điều hành này là tương thích với chính Android. Đây là yếu tố kỹ thuật quyết định sự sống còn của nó trong thực tế.
Hệ điều hành của Huawei sẽ phải tương thích tốt với các ứng dụng Android, có các tính năng tương tự Android và iOS để bắt kịp thị trường
Tương thích với Android có nghĩa là nó có thể chạy trơn tru các ứng dụng xây dựng cho Android OS. Bài học từ Nokia, Blackberry đã cho thấy vấn đề tương thích này quan trọng như thế nào, các nhà phát triển không phải mất công bổ sung thêm mã code cho hệ điều hành của Huawei, chỉ để ứng dụng của họ chạy được. Việc này sẽ rất tốn thời gian và dễ phát sinh lỗi.
Nếu Huawei không thành công trong việc chuyển tiếp ứng dụng từ Android hiện tại sang sản phẩm của mình, đó sẽ là cơn đau đầu dai dẳng. Thậm chí có thể phải cam chịu thất bại tương tự nhiều công ty đi trước. Công ty đang đăng ký thương hiệu "Huawei Hongmeng" ở nhiều nơi, một cái tên mang ý nghĩa thuở hồng hoang nguyên thủy. Có vẻ họ khá tự tin với sản phẩm này và đã xử lý được vấn đề tương thích ứng dụng.
Không chỉ smartphone, hệ điều hành cũng hỗ trợ tốt cho thiết bị đeo, laptop, xe hơi,...
Hệ điều hành của Huawei được kỳ vọng chạy trên dải sản phẩm phần cứng rộng khắp, từ smartphone, laptop đến cả xe hơi. Ông Nhậm không chỉ tự tin với việc hỗ trợ nhiều loại thiết bị, mà còn nói ứng dụng chạy trên hệ điều hành rất mượt, hơn cả chính Android. Chưa rõ khi nào nó sẽ được khởi động chính thức nhưng theo ông Nhậm, chắc chắn việc đó xảy ra ngay trong năm nay.
Câu hỏi để lại vẫn là liệu khách hàng có chấp nhận phương án thay thế của Huawei hay không. Liệu một chiếc điện thoại không có các dịch vụ phổ biến của Google có hấp dẫn? Theo Gartner ước tính, hệ điều hành Android và iOS chiếm thị phần lên đến 99,9% trong năm ngoái. Rõ ràng vị thế của Google và Apple là không thể thách thức. Thực tế, nếu là thị trường nội địa của Huawei thì chẳng có vấn đề.
Một số lo ngại rằng bây giờ có thể chưa phải lúc thích hợp để Huawei khởi động hệ điều hành riêng
Từ lâu, người dân Trung Quốc đã quen với các dịch vụ và phần mềm do công ty trong nước phát triển, họ không cần đến Google hay Facebook. Thậm chí một số dịch vụ của Apple cũng bị chặn ở đây, dù Tim Cook cố hết sức chiều chuộng các quan chức địa phương. Nói chung, Huawei có cơ sở để tin các nhà phát triển, khách hàng quê nhà sẽ giúp họ xây dựng nền móng cho hệ điều hành. Tuy nhiên, ở các thị trường bên ngoài đặc biệt là châu Âu, thị trường quốc tế quan trọng nhất của Huawei, mọi chuyện không dễ dàng.
Một ý kiến cho rằng "đây không phải thời điểm hợp lý cho việc ra mắt một hệ điều hành mới, Huawei nên thử nó khi họ chiếm được nhiều thị phần hơn". Ở thị trường nội địa thì không vấn đề gì, nhưng công ty cần lưu ý đến phản ứng ở các thị trường quốc tế. Hai người khác cũng cho rằng: "Huawei không có sự chuẩn bị chu đáo nhất để khởi động một OS mới, vì lệnh cấm vận của Mỹ đến bất chợt". Họ cho rằng dù các chuyên gia của Huawei đã thử nghiệm kỹ càng hàng ngàn lần, nó vẫn chưa hề chạy trên dải thiết bị tiêu dùng một cách rộng rãi. Điều này có nghĩa Huawei vẫn chưa có sự chắc chắn cần thiết cho ngày phát hành của họ.
Theo VN Review
Quý 1/2019: Huawei tăng trưởng phi mã trên thị trường thiết bị đeo Nghiên cứu mới nhất từ IDC cho thấy Apple duy trì vị trí số 1 trong quý 1/2019 trên thị trường thiết bị đeo thông minh toàn cầu, nhưng Huawei và Samsung đang thu hẹp khoảng cách với tốc độ ấn tượng. Cụ thể, Huawei đã tăng gấp ba doanh số bán hàng trong quý 1/2019 với mức tăng khoảng 282% so với...